Giải đáp: Độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai cho bố mẹ

Độ tuổi mang thai lý tưởng cho bố và mẹ là bao nhiêu? Hãy cùng Dr. Đặng Thanh Tâm tìm câu trả lời qua…

Chọn được độ tuổi thích hợp để mang thai không những giúp mẹ có đủ sức khỏe thai kỳ mà còn giúp mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhất. Tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ đang thắc mắc độ tuổi nào mới thích hợp để bắt đầu làm mẹ. Đừng băn khoăn nữa, hãy cùng iPREG theo dõi hết cuộc thảo luận dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Dưới đây là những câu hỏi liên quan về độ tuổi sinh nở thích hợp, mẹ có thể theo gợi ý từ bác sĩ Đặng Thanh Tâm để định hướng cho mình.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Chị Lan Anh, 20 tuổi ở Kiên Giang

Theo chuyên gia, sinh sớm hay sinh muộn là tốt nhất?

Bác sĩ trả lời

Chắc chắn sinh sớm hay sinh muộn đều không tốt, bởi thời điểm nào cũng đều gặp những bất lợi như nhau.

Nếu người phụ nữ mang thai khi còn quá nhỏ (dưới 18 tuổi), lúc này cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện ở một số đặc điểm. Mang thai quá sớm có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt sinh non, thai ngoài tử cung…

Mặt khác, ở lứa tuổi này bạn ấy chỉ mới là một thiếu nữ đang tuổi ăn, tuổi lớn nên không thể tự làm chủ kinh tế. Việc nuôi bản thân còn phải dựa vào ba, mẹ thì tiền đâu lo cho đứa bé sắp sửa chào đời. Không những thế, kiến thức sinh sản, kinh nghiệm sống còn quá hạn hẹp nên chẳng thể tự chăm sóc thai kỳ một cách chu đáo và không biết trước được biến chứng gì sắp sửa xảy ra.

Còn người phụ nữ mang thai khi tuổi đời đã lớn (ngoài 35 tuổi), buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng và chất lượng trứng không còn tốt như trước. Lúc này tế bào trứng bị lão hóa nên rất dễ khiến trứng bị rối loạn nhiễm sắc thể, từ đó gây nên một số dị tật thai nhi nguy hiểm như: Down, hở hàm ếch, tim bẩm sinh,…

Xem thêm: Bệnh tim bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngoài ra, những người mẹ này có khả năng sinh đôi rất cao do lượng trứng rụng nhiều hơn mức bình thường. Mặt khác mang song thai đồng nghĩa mẹ phải chuẩn bị tâm lý sinh mổ và đối mặt với nhiều biến chứng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.

Chị Lan Anh, 20 tuổi ở Kiên Giang

Thưa chuyên gia, em vừa mới lấy chồng vậy độ tuổi của em đã thích hợp để sinh con hay chưa ạ?

Bác sĩ trả lời

Có thể nói, độ tuổi của bạn cực kỳ lý tưởng để bắt đầu cho nhiệm vụ mới. Bởi lúc này hệ sinh sản đã hoàn thiện chức năng nên rất ít xảy ra biến chứng thai kỳ, hệ xương phát triển vững chắc và cơ chậu đủ độ dẻo dai. Bên cạnh đó, với sức lực căng tràn nên bạn cũng có thể “vượt cạn” nhanh chóng theo cách sinh thường.

Theo thống kê, chỉ 1 trong số 1.125 phụ nữ mang thai sinh con bị hội chứng Down. Qua đó cho thấy, khả năng mắc dị tật của những bà mẹ trong độ tuổi từ 20 – 25 tương đối thấp.

Tuy nhiên 20 tuổi vẫn còn quá trẻ, nếu kinh tế còn bấp bênh hoặc chưa sẵn sàng làm mẹ, thì bạn nên cân nhắc thêm 2, 3 năm nữa rồi hẵng tính đến chuyện này nhé!

Bạn có thể tham khảo: Những lưu ý khi lên kế hoạch dự trù tài chính trước khi mang thai

Chị Ánh, 32 tuổi ở Long An

Em nay đã ngoài 30, mọi người nói sau 30 khó có khả năng làm mẹ. Vậy cho em hỏi làm mẹ ở độ tuổi này có gặp vấn đề gì không?

 

Bác sĩ trả lời

Với độ tuổi 32 bạn hoàn toàn yên tâm về khả năng làm mẹ của mình. Hiện nay chưa có số liệu nào cho rằng ngoài 30 tuổi thì khó có khả năng làm mẹ cả. Ngược lại, độ tuổi này cũng giống như tuổi từ 20 – 25, nên sức khỏe sinh sản bạn vô cùng tràn trề.

Hơn nữa, khi đã hoàn thành luận án Thạc sĩ chắc bạn đã ổn định kinh tế. Vì thế bạn cũng không lo vấn đề “cơm áo gạo tiền” so với những phụ nữ mới ngoài 20. Đồng thời những phụ nữ ngoài 30 cũng có nhiều kinh nghiệm sống, nên việc chuẩn bị đón thành viên mới là hoàn toàn thích hợp.

Lời khuyên cho bạn nên tranh thủ kế hoạch mang thai. Vì khi đã bước qua ngưỡng 35 – 39 tuổi thì tỉ lệ sảy thai tăng lên 20%, hơn thế nguy cơ dị tật là 1/400 trường hợp.

Anh An, 43 tuổi ở Đồng Tháp

Tôi và vợ ngoài 40 tuổi. Hiện tại vợ chồng tôi muốn sinh con để vui cửa nhà, liệu vợ tôi có thể sinh con được nữa không thưa chuyên gia?

Bác sĩ trả lời

 

Chào anh! Qua câu chuyện, chúng tôi cảm nhận thấy sự mong mỏi con cái lớn lao từ vợ chồng anh. Tuy nhiên ở độ tuổi ngoài 40 thì khả năng đậu thai suy giảm, vì hầu như lượng trứng đã rụng hết và người phụ nữ chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Hơn nữa nguy cơ dị tật và biến chứng thai kỳ xảy ra rất cao ở độ tuổi này, 50% trường hợp sinh non là con số được thống kê và tỷ lệ bệnh Down là 1/100 trường hợp. Bên cạnh đó, phụ nữ ngoài 40 khi mang thai còn dễ mắc phải các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,.. hoặc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ,…

Nhưng nếu quá mong mỏi một đứa trẻ vui đùa trong nhà, anh có thể dẫn vợ mình đến các trung tâm y tế. Tại đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để chẩn đoán khả năng thụ thai từ người phụ nữ và đưa ra những lời khuyên thích hợp cho gia đình anh.

Anh An, 43 tuổi ở Đồng Tháp

Vậy chuyên gia cho tôi hỏi thêm, nếu vợ tôi trong giai đoạn tiền mãn kinh thì có thể thụ thai không?

Bác sĩ trả lời

Các bác sĩ bệnh viện Trung Ương cho biết, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh vẫn mang thai là trường hợp không hề hiếm gặp. Bởi lúc này buồng trứng vẫn hoạt động bình thường. Chỉ khi buồng trứng mất khả năng làm việc và trứng không thể sản sinh tiếp tục thì lúc đó vợ anh mới hết khả năng mang thai.

Tuy nhiên khả năng thụ thai rất thấp, do đó cần cân nhắc trước khi có quyết đinh sinh con trong giai đoạn này.

 

Anh An, 43 tuổi ở Đồng Tháp

Nếu vợ tôi mang thai trong độ tuổi 42 thì gia đình tôi cần phải chú ý điều gì?

Bác sĩ trả lời

Đầu tiên anh phải duy trì cho người vợ chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung thêm thực phẩm chức năng nếu cần thiết. Duy trì lối sống sinh hoạt, tránh xa những chất kích thích có hại và uống nhiều nước mỗi ngày. Đồng thời không được tăng cân quá mức, bởi làm tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe qua những lần khám thai, tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ lịch hẹn nào từ bác sĩ. Đến gần ngày dự sinh anh nên đưa vợ nhập viện trước khoảng vài tuần, mục đích giúp bác sĩ sản khoa nắm được tình trạng hiện tại, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Xem thêm: Các loại vitamin và thuốc tốt nhất trước khi mang thai

Bạn Ngọc, 25 tuổi ở Hà Nội

Chuyên gia có thể cho em hỏi là ngoài độ tuổi lý tưởng để sinh con thì chọn thời điểm mang thai có quan trọng không ạ?

Bác sĩ trả lời

 

Có thể thấy, chọn thời điểm thụ thai cũng quan trọng không kém. Theo các chuyên gia, tháng 3 – 4 là thời điểm mang thai lý tưởng, bởi lúc này thời tiết mát mẻ làm tâm trạng người phụ nữ trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, thời điểm đầu Xuân cũng là lúc tinh trùng ở trạng thái khỏe mạnh nhất nên tỉ lệ “thành công” nằm ở mức tối ưu.

Nếu mẹ thụ thai vào mùa Xuân, đồng nghĩa mẹ sẽ sinh con vào mùa Đông. Thời tiết se lạnh cực thích hợp cho mẹ bước vào giai đoạn ở cữ. Tâm trạng thoải mái với tiết trời mát mẻ cũng giúp việc chăm con diễn ra dễ dàng.

Mùa hè thời tiết khá nóng nực, do đó tâm trạng mẹ dễ bực bội, khó chịu. Hơn thế trong giai đoạn ở cữ mẹ dễ ra mồ hôi, đó là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn tích tụ và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Tóm lại, sinh con vào mùa hè thường không được các mẹ chú tâm đến.

Qua những lời giải trên đây, mong rằng các mẹ đã biết cách chọn độ tuổi mang thai lý tưởng cho mình. Độ tuổi thích hợp sẽ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa được biến chứng bất thường. Lời khuyên cho những mẹ ngoài 40 nên sử dụng biện pháp tránh thai, mục đích hạn chế rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất.

Độc giả có thể tham khảo thêm

  • Tư vấn: 9 thời điểm đừng vội vàng mang thai mẹ cần biết
  • Những việc quan trọng nhất mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
  • Bạn có thai? 10 dấu hiệu mang thai sớm chính xác tới 90%
  • Chuyên gia tư vấn: Thời điểm tốt nhất để thụ thai mẹ cần biết
  • Các loại xét nghiệm sàng lọc trước và trong khi mang thai
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay