Cho trẻ ăn dặm: Phương pháp khoa học, mẹ nhàn tênh

Theo WHO, mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nhiều mẹ băn khoăn: phương pháp, dinh dưỡng và thực đơn ăn…

Cho trẻ ăn dặm là cột mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của bé. Đây là hành trình mẹ và trẻ làm quen với các loại thực phẩm mới ngoài nguồn sữa mẹ. Sự kiên nhẫn của mẹ ở giai đoạn này sẽ giúp bé hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ.

Vậy! Khi nào trẻ nên bắt đầu ăn dặm? Dinh dưỡng và thực đơn ăn dặm ra sao? Mẹ cần có những lưu ý gì khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng của iPREG làm rõ qua nội dung dưới đây.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

 

Lần đầu làm cha mẹ nhiều người bỡ ngỡ không biết khi nào cho trẻ ăn dặm. Theo tổ chức WHO (Y tế Thế giới) khuyến cáo mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện, đủ để hấp thụ các thực phẩm đặc hơn từ sữa mẹ.

Trường hợp cho trẻ ăn dặm quá sớm dễ làm cho bé dễ chán sữa mẹ, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu. Đồng thời, cơ thể trẻ lúc này chưa có đủ men amylase để tiêu hóa thực phẩm, dẫn tới nguy cơ đau dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển sau này.

Nếu mẹ cho trẻ ăn muộn sau 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ có nguy cơ bị rối loạn cấu trúc thức ăn. Đồng thời, cơ thể bé sẽ đứng và chậm cân, không phát triển, thời điểm này sữa mẹ không đủ nguồn dưỡng chất để cung cấp cho sự phát triển của trẻ.

Bí quyết ăn dặm cho trẻ đúng cách

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, nguồn thức ăn duy nhất bé biết chỉ là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, hành trình ăn dặm cho trẻ thời kỳ đầu hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt. Để bé thích nghi dần với việc hấp thụ thức ăn, mẹ cần nắm một số bí quyết về vị và lượng như sau để con trẻ hứng thú trong việc ăn dặm, đó là:

Ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc

Mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm bằng muỗng nhựa mềm. Bắt đầu giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn từ 1 tới 2 muỗng. Sau khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, dần dần tăng số lượng đáp ứng năng lượng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Dạ dày trẻ ban đầu còn non nớt. Mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ loãng rồi tăng độ đặc lên để bé thích ứng dần dần.

Ăn từ ngọt tới mặn

Để cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi, ban đầu mẹ cho bé ăn dặm từng món có vị ngọt. Một số thực phẩm có vị ngọt, gần giống với vị sữa mẹ như khoai lang, chuối, táo… Bé dễ dàng đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị quen thuộc. Sau đó, mẹ từ từ chuyển sang cho bé tập quen với vị mặn như cá, thịt,… Làm quen thức ăn cho trẻ ăn dặm trong vòng 3-5 ngày rồi chuyển sang món mới.

Nhiều mẹ cứ mặc định giai đoạn đầu ăn dặm cho trẻ thực đơn phải phong phú, đa dạng mỗi ngày tạo hứng thú cho bé. Tuy nhiên, thời gian đầu hãy cho bé làm quen với thực phẩm trong vòng 3-5 ngày.

Điều này giúp mẹ có thể phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm nào hay không. Nếu bé không có biểu hiện nào lạ thì mẹ hãy chuyển sang món mới kích thích vị giác. Hãy chọn thời điểm ăn dặm khi trẻ và bạn đều cảm nhận sự thoải mái. Nếu trẻ không hợp tác một loại thực phẩm nào đó, hãy dừng lại một vài ngày, sau đó bắt đầu trở lại.

Dưỡng chất cần thiết khi cho trẻ ăn dặm

 

Ăn dặm cho trẻ là giai đoạn bé bắt đầu khám phá các mùi vị của các nhóm thực phẩm khác nhau. Mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ quen hương vị, quan sát xem cơ địa có dị ứng với thực phẩm nào hay không.

Khi đã làm quen và nhận biết, mẹ kết hợp giữa các nhóm thực phẩm khác nhau để kích thích vị giác, tăng dưỡng chất hấp thụ cho cơ thể, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh lẫn về thể chất và trí tuệ.

Nhóm chất bột đường

Gạo, khoai, yến mạch,… là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Bạn có thể hấp chín hoặc luộc mềm khoai lang, khoai tây, nghiền nhuyễn và trộn đều với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nhóm chất đạm

Trong sự phát triển ở trẻ, chất đạm đóng vai trò quan trọng. Thành phần đạm chứa nhiều axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của các tế bào. Khi mới bắt đầu ăn dặm cho trẻ hãy để con yêu tập dần ăn với thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà,… Sau đó chuyển sang ăn thịt bò, tôm, cua, cá,…

Nhóm rau củ và trái cây

Thành phần dinh dưỡng của rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chọn rau mềm và loại bỏ cuống rau. Trường hợp trẻ táo bón, mẹ tăng cường gia thêm lượng rau vào chế độ ăn uống nhưng đừng lạm dụng quá nhiều.

Nhóm chất béo

Dầu thực vật, mỡ động vật là nhóm chất béo, các bữa ăn nên xen kẽ theo tỉ lệ 6:4. Riêng dầu gấc mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn hàng ngày, vì khả năng sẽ thừa tiền vitamin A, tránh tình trạng vàng da ở bé. Chất béo chính là dung môi giúp các vitamin như: A, D, D3, E, K,… dễ dàng hòa tan hấp thu vào cơ thể của trẻ.

Xem chi tiết: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ

Các phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ tin dùng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho trẻ mà bố mẹ có thể lựa chọn để áp dụng cho con yêu nhà mình, đó là:

Ăn dặm theo kiểu truyền thống

 

Phương pháp này không còn quá xa lạ đối với các bà mẹ Việt Nam. Các loại thức ăn như thịt, rau, cá… được xay chung với bột hoặc cháo rây để làm thức ăn dặm cho trẻ. Ăn dặm theo kiểu truyền thống này có lợi ích như sau:

  • Việc chế biến thức ăn không tốn nhiều thời gian, dễ dàng và nhanh chóng.
  • Ngay từ những ngày đầu ăn dặm, bé có thể ăn với số lượng nhiều, điều này dễ dàng tăng cân.
  • Vì là đồ xay nhuyễn nên an toàn cho hệ tiêu hóa ở trẻ.
  • Ăn dặm theo phương pháp truyền thống nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình.

Tuy nhiên, ăn dặm cho trẻ theo kiểu truyền thống cũng có nhiều nhược điểm:

  • Xay cùng lúc nhiều thức ăn, mẹ khó phát hiện bé dị ứng với thực phẩm nào.
  • Nhiều thực phẩm làm cho vị giác ở trẻ khó khăn trong việc phân biệt từng nguyên liệu.
  • Cho trẻ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn hệ lụy ảnh hưởng tới khả năng ăn thô sau này.
  • Bé hạn chế cơ hội giao lưu với mọi người trong bữa ăn vì phương pháp này trẻ thường được ăn trước hoặc sau bữa ăn với gia đình.

Ăn dặm cho trẻ kiểu Nhật

 

Hiện nay nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm cho bé kiểu Nhật. Không giống ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật là từng loại thức ăn được xếp vào các bát hoặc khay riêng. Phương ăn dặm kiểu Nhật có các lợi ích như sau:

  • Bé sẽ ăn từng món một, cảm nhận được mùi vị riêng từng loại thức ăn.
  • Bé có khả năng ăn thô sớm.
  • Không bị gò ép, tạo cảm giác thoải mái khi ăn, giúp bé có được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung.

Bên cạnh đó ăn dặm kiểu Nhật cũng có nhược điểm như sau:

  • Mẹ mất khá nhiều thời gian để tập cho con việc vào ghế ngồi và cầm thìa, đòi hỏi sự kiên nhẫn.
  • Việc chế biến nhiều loại thức ăn riêng biệt đòi hỏi mẹ rất nhiều thời gian.

Xem chi tiết: Ăn dặm kiểu Nhật: Tư vấn ăn dặm cho trẻ từ chuyên gia

Cho bé ăn dặm theo cách tự trẻ chỉ huy

 

Ở các nước phương Tây thường hay áp dụng phương pháp tự bé chỉ huy trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ không xay nhuyễn thức ăn, để bé tự ăn mà không đút thìa. Mẹ chỉ ngồi hướng dẫn cho trẻ việc đưa thức ăn vào miệng. So với hai phương pháp ăn dặm cho trẻ ở trên, cách này có ưu điểm như sau:

  • Bé được phát triển kỹ ăn nhai và kiểm soát thức ăn.
  • Tự do khám phá mùi vị thức ăn.
  • Bé dễ dàng kết nối, tham gia cùng mọi thành viên trong gia đình khi đến bữa ăn.

Tuy nhiên phương pháp ăn dặm theo phương pháp tự bé chỉ huy này có nhược điểm như sau:

  • Giai đoạn đầu bé thường ăn rất ít, tăng cân chậm.
  • Ngay từ đầu bé đã ăn đồ cứng nên nguy cơ dễ bị hóc cao.
  • Mẹ thường mất nhiều thời gian dọn dẹp và tắm rửa lại cho bé. Đồng thời, mẹ cũng nhận nhiều áp lực từ phía gia đình và mọi người xung quanh.

Thực đơn ăn dặm khoa học cho trẻ

 

Chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ và bé sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ trong thời kỳ đầu ăn dặm. Mẹ cần nghiền nhuyễn, mịn thực phẩm và pha loãng để bé tập quen và thích nghi. Lúc đầu, mẹ chỉ sử dụng một loại thực phẩm sau đó gia tăng số lượng để kích thích hương vị cho bé. Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm cho trẻ mới bắt đầu như sau:

Một số lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ

Để cho bé cảm thấy ngon miệng khi ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số điều trong quá trình chế biến thức ăn như sau:

  • Hạn chế mua đồ đóng hộp hãy lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn và sạch sẽ.
  • Đừng gắng ép trẻ ăn quá nhiều, hãy để bé làm quen với thức ăn dần dần.
  • Không nấu thức ăn quá lỏng hoặc quá đặc.
  • Tùy vào từng giai đoạn ăn dặm mà mẹ xay nhuyễn hay để thô. Nếu xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ nuốt dễ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của trẻ sau này.
  • Không dùng muối, tiêu, hạt nêm vào thức ăn của trẻ dễ gây ra tác dụng phụ.
  • Đồ dùng ăn dặm của trẻ vệ sinh sạch sẽ.

Trên đây là các thông tin hữu ích về việc ăn dặm cho trẻ giúp các ông bố bà mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Các mẹ không nên quá vội vàng cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con sẵn sàng khám phá hương vị thực phẩm. Ăn dặm đúng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất chính là tiền đề để tránh tình trạng biếng ăn sau này ở trẻ.

Mẹ có thể tham khảo

  • Mách mẹ: 10 loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất từ 6-24 tháng tuổi
  • Tư vấn chuyên gia: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi
  • Các phương pháp E.A.S.Y 3, 4 cho bé theo từng độ tuổi
  • Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
  • Ghế ăn dặm cho bé: Cách chọn mua và sử dụng từ chuyên gia
 
Trần Thành Nam Dr.
Trần Thành Nam Dr.
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất. Công việc của Bác sĩ Trần Thành Nam tại iPREG Tư vấn nội dung: từ những kiến thức y khoa của mình, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ gợi ý những nội dung cho website. Kiểm duyệt bài viết của cộng tác viên trước khi đăng tải: sau khi CTV biên soạn nội dung, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ tiến hành kiểm duyệt lại nội dung, kịp thời sửa chữa những thông tin y tế phù hợp trước khi bàn giao cho đội ngũ quản trị đăng tải. Tư vấn kiến thức y khoa cho bạn đọc: bác sĩ Trần Thành Nam nhận các thông tin thắc mắc từ bạn đọc, tiến hành giải đáp, tư vấn các thông tin qua cổng giải đáp thông tin của iPREG.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories