Xét nghiệm huyết đồ trước khi mang thai cho bố và mẹ

Xét nghiệm huyết đồ trước khi mang thai là việc cần làm. Kết quả giúp bố mẹ nắm rõ những thông tin bệnh lý…

Xét nghiệm huyết đồ là một trong những phương pháp kiểm tra tiên tiến trong lĩnh vực y khoa. Kỹ thuật này phát hiện tốt nhất tình trạng bất thường của hồng cầu, bạch cầu và nguy cơ dị tật thai nhi. Theo bác sĩ Trần Thành Nam:

Xét nghiệm huyết đồ là bắt buộc trước khi mang thai, cần phải thực hiện trước tiên.

Vậy bố mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ? Các chỉ số bình thường và bất thường ra sao? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ

Xét nghiệm huyết đồ là gì?

Xét nghiệm huyết đồ (Blood tests) là loại xét nghiệm nhằm kiểm tra chỉ số tế bào máu bên trong cơ thể gồm tế bào hồng câu, bạch cầu, tiểu cầu. Từ đó các chuyên gia y tế sẽ phát hiện được những bất thường về nhiễm trùng máu, thiếu máu, các bệnh liên quan đến bạch cầu.

Xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Quy trình và bảng giá xét nghiệm chi tiết

Chi tiết một kết quả xét nghiệm bao gồm những gì?

Một xét nghiệm huyết đồ hoàn chỉnh bao gồm công thức máu, xét nghiệm hồng cầu lưới, chỉ số về số lượng hình thái, kích thước của tế bào trên bản nhuộm Giemsa.

Công thức máu

Trước đây, công thức máu được xác định thủ công qua dụng cụ pha loãng. Tuy nhiên phương pháp này dễ gây ra nhầm lẫn dẫn đến sai số lớn. Hiện nay cải tiến hơn, công thức máu được xác định thông qua các máy huyết học tự động, bán tự động với nguyên lý khác nhau. Cụ thể công thức máu bao gồm:

Dòng hồng cầu

 Chỉ số Giới hạn bình thường [*]
Nam Nữ
Số lượng hồng cầu (RBC) 4.32 – 5.72 T/L 3.90 – 5.03 T/L
Lượng huyết sắc tố (HGB) 13.5 – 17.5 g/dL 12.0 – 15.5 g/dL
Thể tích khối hồng cầu (HCT) 42.0 – 47.0% 37.0 – 42.0 %
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 85  – 95 fL
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) 28.0 – 32.0 pg
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC) 32.0 – 36.0 g/dL
Độ phân bố kích thước hồng cầu (RDW) 10.0 – 16.5%

Dòng bạch cầu

Chỉ số Giới hạn bình thường
Số lượng bạch cầu (WBC) 3.5 – 10.5 G/L
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu đoạn trung tính (Neutrophil) 43.0 – 76.0 %
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu lympho (Lymphocyte) 17.0 – 48.0 %
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu mono (Monocyte) 4.0 – 8.0 %
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu đoạn ưa acid (Eosinophil) 0 – 7.0 %
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu đoạn ưa base (Basophil) 0 – 2.5 %
Số lượng bạch cầu đoạn trung tính 2.00 – 6.90 G/L
Số lượng bạch cầu lympho 0.60 – 3.40 G/L
Số lượng bạch cầu Mono 0 – 0.90 G/L
Số lượng bạch cầu đoạn ưa acid 0 – 0.70 G/L
Số lượng bạch cầu đoạn ưa base 0 – 0.20 G/L

Dòng tiểu cầu

Chỉ số Giới hạn bình thường
Số lượng tiểu cầu (PLT) 150 – 450 G/L
Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV) 4.0 – 11.0 fL
Thể tích khối tiểu cầu (PCT) 0.100 – 1.000%
Độ phân bố kích thước tiểu cầu (PDW) 10.0 – 16.5 %

[*] Áp dụng cho nam nữ trên 16 tuổi.

Bố mẹ có thể dựa theo số liệu trên bảng để kiểm tra kết quả xét nghiệm huyết đồ của mình.

Hồng cầu lưới

Hồng cầu lưới trong máu ngoại vi là xét nghiệm quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh sản của tủy xương và sự đáp ứng của tủy xương đối với tình trạng thiếu máu ngoại vi.

Hồng cầu lưới thường được xác định thông qua phương pháp thủ công nhuộm Cresyl Blue. Tuy nhiên, phương pháp này có sai số lớn, phụ thuộc nhiều từ người đọc. Ngày nay, số lượng hồng cầu lưới đã có thể xác định được trên các hệ thống máy huyết học hiện đại, nhờ đó mà kết quả xét nghiệm được đảm bảo một cách chính xác.

Xem thêm: Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết nhất mẹ phải nằm lòng

Chỉ số về số lượng hình thái, kích thước của tế bảo trên bản nhuộm Giemsa

Khi quan sát các đặc điểm hình thái, kích thước của tế bào máu trên bản nhuộm Giemsa. Chuyên gia sẽ tiến hành so sánh các thông số kỹ thuật đối chiếu với tình trạng của người khỏe mạnh, cùng giới tính, cùng điều kiện để đưa ra kết luận.

Ý nghĩa của xét nghiệm huyết đồ

Dòng hồng cầu

Nếu nhận thấy số lượng hồng cầu RBC tăng thì chẩn đoán tình trạng mất nước, sốt tiêu chảy hay hay hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính.

Nếu số lượng hồng cầu RBC giảm thì do thiếu một số dưỡng chất thiết yếu như: axit Folic, sắt, vitamin B12. Hoặc tình trạng mất máu do xuất huyết, biến chứng sản khoa,… Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: viêm gan B, xơ gan, ung thư, bệnh tan máu bẩm sinh.

Nếu lượng huyết sắc tố hemoglobin(HGB) tăng, Hct tăng thì chẩn đoán sốt, tiêu chảy, đa hồng cầu,…

Nếu lượng HGB, Hct giảm thì do xuất huyết tiêu hóa, mất máu, tan máu bẩm sinh, tan máu tán huyết hoặc thiếu sắt, axit Folic, men G6PD, Leukemia.

Nếu thể tích trung bình hồng cầu MCV, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu MCH tăng thì do những bệnh lý thiếu vitamin B12, axit Folic, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt lách hay mắc phải tình trạng rối loạn hấp thu dạ dày, ruột,…

Nếu MCV, MCH giảm thì do những bệnh lý thiếu máu như: Thalassemia. MCV, MCH thường được dùng để khảo sát kích thước hồng cầu và có tác dụng trong việc sàng lọc bệnh lý Thalassemia.

Nếu nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu MCHC giảm thì chẩn đoán bệnh lý: thiếu máu tán huyết, bệnh lý liên quan huyết sắc tố.

MCHC thường dùng để đánh giá tình trạng bình sắc, nhược sắc của hồng cầu.

Tế bào bạch cầu

Nếu số lượng bạch cầu WBC tăng thì do do người bệnh mắc những bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng hoặc cũng có thể bởi một số loại thuốc hay tình trạng Leukamia cấp tính.

Nếu WBC giảm thì do tình trạng nhiễm trùng quá nặng, tình trạng sinh tủy, thiếu vitamin hoặc đang điều trị ung thư.

  • Bạch cầu đoạn trung tính NEU tăng khi nhiễm trùng, Leukemia kinh dòng hạt, stress tột độ,…
  • Bạch cầu đoạn ưa acid EOS tăng trong nhiễm ký sinh trùng, giun sán, Leukemia dòng hạt.
  • Bạch cầu ưa base BASO tăng khi bệnh nhân nhiễm độc, dị ứng,…
  • Bạch cầu mono MONO tăng khi nhiễm trùng, viêm, ung thư, nhiễm virus,…
  • Bạch cầu lympho LYM tăng khi nhiễm virus, lao, Leukemia dòng lympho.

Xem thêm: Xét nghiệm gen trước khi mang thai: Phát hiện sớm dị tật thai nhi

Tế bào tiểu cầu

Nếu số lượng tiểu cầu PLT tăng thì do viêm, nhiễm trùng, chấn thương, cắt lá lách, hậu phẫu cắt lách, Leukemia, bệnh lý đa hồng cầu, tăng tiểu cầu tiên phát và thứ phát.

Nếu số lượng PLT giảm thì do bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, suy tủy, ức chế tủy, bệnh xơ gan, viêm gan do virus, sốt Dengue,…

Xem thêm: Các xét nghiệm và khám sàng lọc trước sinh dành cho bố

Vì sao cần thực hiện xét nghiệm huyết đồ trước khi mang thai?

Một trong những nguyên nhân chính mẹ cần tiến hành xét nghiệm huyết đồ là tìm ra những bất thường về tế bào máu. Đó có thể là gen tan máu bẩm sinh hoặc vi rút gây hại. Ngoài ra chỉ số MCV, MHC thấp là nguyên nhân gây nên hồng cầu nhỏ, do đó mẹ có thể mang gen tan máu mà không biểu hiện ra ngoài. Nếu người bố cũng mang gen bệnh thì khả năng rất cao thai nhi gặp nguy cơ tan máu bẩm sinh.

Mặt khác, đây cũng là phương pháp tìm ra căn bệnh thiếu sắt của mẹ, từ đó chuyên gia sẽ chỉ định cách bổ sung sắt kịp thời phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Hơn nữa những bệnh huyết học gây nguy hiểm cho thai kỳ cũng sẽ được xét nghiệm huyết đồ phát hiện nhanh chóng. Chính vì thế, ngay từ khi có kế hoạch mang thai mẹ nên cơ sở uy tín nhanh chóng tiến hành xét nghiệm.

Xem thêm: Xét nghiệm trước khi mang thai cho mẹ cần những gì?

Một số câu hỏi liên quan về xét nghiệm huyết đồ

Xét nghiệm huyết đồ tốn bao nhiêu tiền?

Trả lời: Thực ra không thể trả lời con số chính xác cho câu hỏi này, bởi còn tùy thuộc vào quy trình xét nghiệm, mẫu lấy máu ở viện hay ở nhà, cho kết quả liền hay phải mất thời gian chờ đợi. Ngoài ra nếu mẹ có bảo hiểm thai sản thì chi phí cũng được giảm bớt rất nhiều.

Khi đi xét nghiệm huyết đồ có cần nhịn ăn?

Trả lời: Chắc chắn là có bởi thức ăn sẽ làm lượng đường trong máu không chính xác, đồng thời ảnh hưởng đến các chỉ số liên quan. Vì thế mẹ cần nhịn ăn khoảng 12 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm.

Khi đi xét nghiệm huyết đồ cần lưu ý những gì?

Trả lời: Ngoài việc nhịn ăn, khi đi xét nghiệm mẹ cũng nên tránh xa các chất kích thích, vì chúng làm sai lệch kết quả chẩn đoán. Chuyên gia cũng khuyên mẹ nên uống đủ nước mục đích thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó mẹ cần khai báo chính xác loại thuốc đang sử dụng hiện tại hoặc trước đây đã dùng đến, nhằm giúp bác sĩ có thể nắm rõ thực tế và thực hiện xét nghiệm một cách tốt nhất.

Trên đây là những kiến thức iPREG chia sẻ nhằm giúp mẹ hiểu hết toàn bộ ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm huyết đồ. Đây là một trong những kỹ thuật tiên tiến có ý nghĩa tích cực cho thai kỳ của mẹ, vì thế hãy ưu tiên việc này trước tiên nếu có dự định mang thai.

Tham khảo thêm

  • Huyết áp tăng, giảm khi mang thai ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu?
  • Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và những vấn đề cần lưu ý
  • Sinh mổ lần 2: Thời điểm sinh và những lưu ý an toàn từ chuyên gia
  • 10 loại bệnh cần được chữa trị kịp thời trước khi mang thai
  • Ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories