Vỡ ối: Những dấu hiệu và cảnh báo mẹ cần đặc biệt chú ý

Vỡ ối là gì? Dấu hiệu vỡ ối như thế nào? Vỡ ối bao lâu thì sinh? Cùng iPREG tìm hiểu để có phương…

Vỡ ối là hiện tượng báo hiệu con yêu sắp chào đời, mẹ chuẩn bị bước vào “công cuộc vượt cạn”. Vậy vỡ ối là gì? Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu vỡ ối sớm nhất? Những biến chứng vỡ ối có thể xảy đến với thai phụ ra sao? Cùng theo dõi chia sẻ từ chuyên gia của iPREG qua bài viết sau đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Rỉ ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Túi ối và vỡ ối là gì?

Túi ối còn có tên gọi khác là túi thai. Túi ối bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ, là bộ phận quan trọng nhất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bé. Đồng thời, túi ối bảo vệ bào thai tránh những va chạm và tổn thương không đáng có xảy ra trong thời gian mang thai.

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể vỡ ối bất cứ lúc nào, đây là dấu hiệu dự báo thời gian sinh đã cần kề. Tuy nhiên, chưa đến ngày dự sinh mà túi ối bị vỡ sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của em bé. Để kịp thời phát hiện và xử lý, mẹ bầu cần chủ động, nắm bắt chính xác lượng nước ối tiết ra.

Hiện tượng vỡ ối báo hiệu mẹ bầu chuyển dạ chỉ xảy ra trước khi sinh vài giờ, cao nhất là khoảng 1 ngày. Ngoài những khoảng thời gian trên, nếu thấy nước ối rỉ liên tục thì chắc chắn sức khỏe mẹ đang gặp vấn đề. Lúc này, mẹ cần tới bệnh viện để thăm khám. Nếu để nước ối cạn kiệt sẽ ảnh hưởng tới tính mạng thai nhi.

Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày chính xác nhất

Những dấu hiệu vỡ ối mẹ bầu cần biết

Tình trạng vỡ ối ở mỗi thai phụ là khác nhau, có những mẹ túi ối vỡ rất nhanh nhưng cũng có nhiều trường hợp chỉ rỉ dung dịch màu vàng nhạt với lượng ít. Sau tuần 37, nếu phát hiện thấy nước ối rò rỉ liên tục với lượng tăng dần, đây là dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Dấu hiệu vỡ ối rõ nhất thường đi kèm những cơn co tử cung xuất hiện với tần suất liên tục. Tuy nhiên, vỡ ối rất hay bị nhầm với chất dịch âm đạo hoặc nước tiểu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác có phải là nước ối hay không.

Vỡ ối bao lâu thì mẹ sinh?

Nước ối như mô tả ở trên giữ vai trò quyết định tới sự sống còn và phát triển của thai nhi. Một khi nước ối vỡ hoặc rò rỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bào thai. Ở những thai phụ vỡ nước ối khi thai nhi đã đủ 37 tuần tuổi trở lên đồng nghĩa việc sinh nở sẽ diễn ra trong 24 giờ tới. Mẹ sẵn sàng chuẩn bị tâm lý chào đón con yêu chào đời.

Tuy nhiên, một khi đã vỡ ối mà mẹ vẫn chưa thể sinh con bằng phương pháp thường, lúc này sẽ can thiệp bằng cách mổ đẻ. Khi tình trạng vỡ ối để càng lâu sẽ đe dọa tới tính mạng thai nhi.

Xem thêm: Sinh thường: Phương pháp sinh nở lý tưởng nhất cho bà bầu

Vỡ nước ối trước khi chuyển dạ có nguy hiểm không?

Vỡ ối khi chuyển dạ là điều bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đây không hoàn toàn là dấu hiệu chuyển dạ. Tùy vào tình trạng vỡ ối, rò rỉ ra sao sẽ có cách xử lý phù hợp. Lúc này, mẹ bầu hãy khẩn trương đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một số trường hợp vỡ ối ảnh hưởng tới thai nhi, mẹ bầu cần biết.

Các trường hợp chủ quan

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, quan hệ tình dục khi mang thai không đúng cách cũng là nguyên nhân làm cho vỡ ối trước chuyển dạ. Đây là tình trạng không hiếm gặp, bố mẹ nên cân nhắc trong việc quan hệ trước khi sinh. Lựa chọn những tư thế nhẹ nhàng, tốt nhất nên dừng quan hệ trước ngày dự sinh 1 tháng.

Trong quá trình khám phụ khoa trước khi sinh gặp phải vấn đề về chấn thương. Nếu mẹ lựa chọn thăm khám ở những cơ sở y tế kém chất lượng, tình trạng này rất dễ xảy ra. Đã có rất nhiều ghi nhận mẹ bầu bị vỡ ối khi bác sĩ làm các thủ thuật chọc dò màng ối. Hãy lựa chọn một và chỉ một bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm khi mang thai trong suốt thai kỳ.

Nước ối có màu vàng, đen pha lẫn với máu, kèm theo đó là mùi hôi. Hiện tượng này báo hiệu mẹ đang bị viêm nhiễm âm đạo. Để tránh những biến chứng xấu có thể xảy đến với thai nhi, mẹ cần tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

Xem thêm: 8 nguyên nhân sinh chậm và biện pháp khắc phục hiệu quả

Các trường hợp khách quan

Ngôi thai có sự bất thường: Trước khi sinh 1 tháng, ngôi thai sẽ có sự dịch chuyển tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh. Ngôi thai bất thường tức là đầu bé không quay xuống cổ tử cung mà nằm ở một ví trí khác. Tình trạng này thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ sinh mổ.

Khung chậu của mẹ quá hẹp: Làm giảm khả năng cổ tử cung mở. Sinh thường sẽ không được khuyến khích trong trường hợp này, bắt buộc mẹ phải mổ đẻ. Nếu thể trạng mẹ không cho phép sinh mổ, bác sĩ sẽ phải làm thủ thuật rạch tầng sinh môn. Mẹ cần thăm khám định kỳ để được tư vấn cụ thể.

Nhau tiền đạo: Đây là một biến chứng thai kỳ tưởng chừng vô hại nhưng trong một vài trường hợp rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trong những lần khám thai định kỳ, nếu phát hiện rau tiền đạo, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị và sinh nở phù hợp nhất.

Hở eo tử cung: Nếu xuất hiện sớm có thể mẹ sẽ phải bỏ thai. Nếu xuất hiện sau tuần 37, bác sĩ sẽ siêu âm thai để có phương pháp sinh nở phù hợp. Thường trong trường hợp này, mẹ sẽ phải mổ đẻ.

Đa ối hoặc đa thai: Mang thai đôi hoặc đa thai phức tạp hơn rất nhiều. Chế độ ăn uống, vận động của mẹ cần phải cẩn trọng hơn. Nếu mẹ mang đa thai mà bị vỡ ối sớm sẽ rất nguy hiểm. Lượng ối chảy lúc này nhiều hơn, nhanh hơn. Do đó, mẹ cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Xem thêm: Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh: Giúp mẹ vượt cạn thành công

Vỡ ối non và các điều mẹ cần biết

Túi ối bị vỡ nghĩa là môi trường sống tự nhiên của thai nhi mất đi. Vỡ ối sớm khi bào thai chưa đủ 37 tuần tuổi kéo theo nhiều hệ lụy, quyết định các mức độ nguy hiểm khác nhau. Trẻ sinh chưa đủ ngày tháng ắt sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vỡ ối non, mẹ bầu cần biết.

Nguyên nhân vỡ ối non

  • Khi mang thai, mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung.
  • Cơ thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Trong lúc mang thai người mẹ hút thuốc lá.
  • Cơ địa tử cung ngắn hơn 35cm.
  • Hở eo tử cung.
  • Thể trạng mẹ bầu suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng.

Khi thai phụ bị vỡ ối sớm đồng nghĩa với việc sinh non. Trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Kéo theo nhiều biến chứng khác như: xuất huyết não, chức năng vận động và thần kinh ở bé có sự bất thường.

Xem thêm: Thai máy là gì? Cách dự đoán sức khỏe thai nhi chính xác

Dấu hiệu nhận biết vỡ ối non

Một khi nghi ngờ túi ối vỡ non, mẹ bầu cần ghi nhớ một vài điều dấu hiệu nhận biết như sau.

  • Chú ý đến màu sắc và mùi của dịch tiết ra. Nếu chất lỏng có màu vàng, khai đó là bạn són tiểu. Còn nếu bạn đi thay quần chip nhiều lần vẫn tiết ra chất có màu trắng hoặc hồng nhạt, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
  • Nước ối có mùi khả năng nhiễm trùng ối hoặc ối lẫn phân su.
  • Âm đạo chảy máu.

Bên cạnh đó, mẹ bầu phải theo dõi lượng nước ối tiết ra là bao nhiêu, kịp thời báo với bác sĩ. Để tránh nhiễm trùng, tuyệt đối không để sự tiếp xúc tay vào bộ phận sinh dục. Sau mỗi giờ, hãy thay băng vệ sinh đảm bảo âm đạo được sạch sẽ.

Biện pháp phòng tránh

Trong khoảng thời gian này, yêu cầu bổ sung nhiều nước để bù lại lượng nước ối đã mất. Đồng thời, mẹ bầu cũng chú ý đến thai máy có đều hay không. Tùy vào giai đoạn của thai nhi, bác sĩ sẽ có những biện pháp theo dõi thai, cố gắng giữ em bé trong bụng càng lâu càng tốt.

Để giảm tai biến vỡ ối cho sản phụ, mẹ bầu cần phải có biện pháp dự phòng giúp con yêu chào đời đủ tháng, đủ ngày khỏe mạnh toàn diện. Trong quá trình mang thai, thai phụ cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích có hại cho bào thai. Thực hiện thăm khám, kiểm tra đúng lịch hẹn của bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm để giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Xem thêm: Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ

Vỡ ối là dấu hiệu mà bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng phải quan tâm và tìm hiểu. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức hữu hiệu, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng chào đón con yêu chào đời.

Mẹ có thể tham khảo

  • Mang thai tháng thứ 8: Cẩn trọng khi mẹ bị rỉ ối liên tục
  • Các triệu chứng khó chịu tháng thứ 9 mẹ nên cẩn trọng
  • Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 chính xác nhất mẹ cần nằm lòng
  • Thủ tục đi sinh, ra viện hữu ích cho mẹ bầu tiết kiệm chi phí
  • Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories