Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, mẹ hãy bổ sung vitamin B1…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung các vitamin cần thiết cho bà bầu là điều bắt buộc. Những loại vitamin quan trọng có thể kể đến như: vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6, vitamin B2,…và các loại khoáng chất khác. Bên cạnh đó, vitamin B1 cho bà bầu cũng rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa dinh dưỡng.
Vậy vitamin B1 là gì? Có trong những loại thực phẩm nào? Bổ sung vitamin B1 cho bà bầu với liều lượng ra sao? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội qua chia sẻ từ bác sĩ Trần Thành Nam trong dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Bác sĩ tư vấn: Các loại vitamin cho bà bầu cần thiết nhất
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 là một loại vitamin thuộc nhóm B còn gọi là thiamine. Loại này tan được trong nước, thường có màu trắng. Vitamin B1 có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
Vitamin B1 có khả năng như một coenzym chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành một dạng năng lượng nuôi dưỡng tế bào. Hỗ trợ phát triển chức năng của hệ thống tim mạch và thần kinh.
Sự chuyển hóa của vitamin B1 trong cơ thể
Khi tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, thiamine chuyển đổi thành pyrophosphape để bước vào giai đoạn phân giải axit pyruvic và hình thành nên oxyethyl piro phosphat. Đây là một coenzym rất quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng hỗ trợ sự sống của con người.
Tầm quan trọng của vitamin B1 cho bà bầu
Như đã nói ở trên, vitamin B1 góp phần vào sự chuyển hóa năng lượng. Như các bạn đã biết, mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng. Di chuyển, ăn uống, làm việc, thậm chí khi ngủ cơ thể đều tiêu hao năng lượng. Việc chuyển đổi các thức ăn thành nguồn năng lượng có ích để góp phần vào hoạt động sống là vai trò quan trọng nhất của vitamin B1.
Đồng thời loại vitamin nhóm B này có nhiệm vụ trong quá trình phát triển trí não của thai nhi, duy trì hoạt động của tim diễn ra một cách bình thường. Có thể thấy những tác dụng to lớn mà vitamin mang lại cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vậy cơ thể sẽ thế nào nếu thừa hoặc thiếu vitamin B1?
Xem thêm: Bổ sung vitamin B2 cho bà bầu, liều lượng, thực phẩm giàu B2
Những ảnh hưởng khi bà bầu thiếu vitamin B1
Trong quá trình thai nghén, nếu không bổ sung đủ lượng vitamin B1 cho bà bầu sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
Tình trạng phù nề, chuột rút, chân tay tê cứng khiến cơ thể khó khăn trong quá trình di chuyển. Nghiêm trọng hơn hết thai nhi có thể dẫn đến liệt các cơ, có khả năng gây suy tim. Rối loạn trao đổi dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ thống tim mạch, tâm thần bất ổn, không thể phát ra tiếng nói.
Gây cho bà bầu cảm giác khó chịu, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Những triệu chứng như tim đập nhanh, ăn uống không tiêu và ngực có cảm giác căng tức cũng là dấu hiệu của thiếu vitamin B1. Nghiêm trọng hơn hết nếu thai phụ thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến viêm màng não thậm chí tử vong.
Xem thêm: Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường
Nguyên nhân khiến bà bầu thiếu hụt vitamin B1
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu không bổ sung đủ vitamin B1. Tuy nhiên phải kể đến một số lý do thường gặp sau:
Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình vo gạo. Hiện tượng chà xát quá kĩ, làm rửa trôi lớp màng vitamin B1 dinh dưỡng phía ngoài. Đồng thời sử dụng gạo mốc, gạo hư hỏng cũng gây nên hậu quả thiếu hụt.
Khi quá trình thai nghén xảy ra, cơ thể mệt mỏi làm cho bà bầu biếng ăn. Do đó, không bổ sung đủ vitamin B1 qua quá trình ăn uống. Khi chế biến thức ăn chứa vitamin B1, quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao gây nên hiện tượng bốc hơi. Các chất dinh dưỡng chứa loại vitamin này có thể bay hơi đến 70%.
Những loại thực phẩm giàu vitamin B1 cho bà bầu
Vitamin B1 có vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Vì thế không nên để tình trạng thiếu hụt diễn ra. Dưới đây là một vài gợi ý lựa chọn thực phẩm giàu vitamin B1 cho bà bầu:
Gạo
Gạo là nguồn thực phấm đứng đầu danh sách về hàm lượng vitamin B1. Chiếm đến 80% lượng khuyến khích mỗi ngày. Tuy nhiên vitamin B1 thường tập trung chủ yếu ở lớp vỏ gạo ngoài. Vì thế, trong quá trình vo gạo nên hạn chế vo kỹ, xay xát mạnh tay làm hao hụt một lượng không nhỏ vitamin B1 như chúng tôi đã phân tích phía trên.
Thịt nạc heo (lợn)
Các mẹ có biết trong 100g thịt heo, chứa đến 74% nhu cầu vitamin B1 cần dùng mỗi ngày. Việc lựa chọn bổ sung thiamine từ nguồn thực phẩm này là điều quá dễ dàng. Ở nước ta, thịt heo là thực phẩm thiết yếu và được bày bán nhiều nơi. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều ra gây ra tình trạng dư đạm và nguy cơ bị gút.
Bánh mì
Do vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc. Nên các chế phẩm từ lúa mì như bột mì, cung cấp lượng thiamine dồi dào. Một lát bánh mì chứa đến 9% nguồn vitamin B1 cơ thể cần đáp ứng mỗi ngày. Vì thế bánh mì là lựa chọn đúng đắn cho các mẹ bầu.
Tuy nhiên, bánh mì ăn nhiều rất dễ gây chứng đầy hơi chướng bụng, đặc biệt với mẹ bầu bị đau dạ dày làm phiền. Chỉ ăn với lượng vừa đủ vào ban ngày, không nên ăn buổi tối.
Bắp cải
Lựa chọn bắp cải để bổ sung vitamin B1 là lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Bởi trong 100g bắp cải tươi chứa đến 0,2mg thiamine. Gần 10% nguồn dinh dưỡng cần đáp ứng mỗi ngày. Ngoài ra, các loại rau xanh cho bà bầu cũng là lựa chọn mẹ không nên bỏ qua. Nếu đã quá ngán bắp cải, mẹ hoàn toàn có thể chuyển qua cải xoăn, cải ngọt, mồng tơi, rau đay, rau dền,…
Các loại ngũ cốc
Trong các loại ngũ cốc thường ngày, lượng vitamin chiếm đến hơn 90% ở các lớp vỏ ngoài, sát phần nhân bên trong. Do đó, trong quá trình chế biến cũng không nên xay xát quá mạnh tay. Làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu này. Để có thông tin chi tiết về dinh dưỡng và các loại hạt ngũ cốc tốt nhất cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Măng tây
Bên cạnh bắp cải, một lựa chọn bổ sung vitamin B1 cho bà bầu hiệu quả không kém là măng tây. Khi sử dụng các món từ măng tây, mẹ bầu có thể cung cấp cho cơ thể đến 11% hàm lượng vitamin B1 cần thiết. Lưu ý, nên lựa chọn măng tây tươi để dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn. Các loại măng tây đông lạnh, lượng thiamine đã bị giảm đi đáng kể.
Liều lượng bổ sung vitamin B1 cho bà bầu phù hợp
Theo các khuyến cáo của chuyên gia, phụ nữ trong giai đoạn mang thai nên bổ sung cho mình 1,4-1,5 mg vitamin B1 mỗi ngày. Và khoảng 2mg đối với mẹ trong quá trình cho con bú.
Có nên dùng thuốc vitamin B1 cho bà bầu?
Nếu như trong quá trình hành thai, mẹ bầu không thể bổ sung vitamin B1 trong các thực phẩm. Lời đề nghị cho các mẹ có thể lựa chọn vitamin B1 dạng thuốc. Trên thị trường có hai dạng vitamin B1 là viên thuốc uống và dạng tiêm. Những thai phụ sử dụng dạng tiêm cần đến bệnh viện để nhờ hỗ trợ của các bác sĩ. Liều lượng cần dùng khi tiêm là khoảng 5-10mg mỗi lần.
Khi sử dụng thuốc vitamin B1 cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có màu sắc kỳ lạ.
- Không tự ý tiêm thuốc khi chưa có sự cho phép của chuyên gia y tế.
- Bảo quản thuốc vitamin B1 ở nhiệt độ thường, tránh ẩm mốc và ánh sáng mặt trời.
- Không vứt bừa bãi khi đã hết hạn sử dụng, cần hỏi bác sĩ để có biện pháp thiêu hủy.
Xem thêm: Vitamin tổng hợp cho bà bầu, mẹ có thiếu vitamin?
Tác dụng phụ khi dùng thuốc vitamin B1
Tác dụng phụ của thiamine gây ra một số trường hợp sau:
- Môi tái nhợt, mặt tím tái.
- Tình trạng phù nề ở thai phụ diễn ra.
- Nghiêm trọng hơn đau ngực khó thở, có hiện tượng buồn nôn và đi ngoài phân có màu lạ.
- Ho ra máu, sốt hoặc phát ban.
- Nếu có những biểu hiện trên hoặc có những dấu hiệu khác thường khác. Mẹ bầu nên di chuyển ngay đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
- Do một số cơ địa sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Vì thế, khuyến khích mẹ bầu nên chọn bổ sung vitamin B1 qua các thực phẩm trong tự nhiên.
Qua toàn bộ bài viết này mong rằng mẹ sẽ hiểu hơn về công dụng, cũng như sự ảnh hưởng của vitamin B1 cho bà bầu. Ngoài ra, loại vitamin này rất dễ dàng tìm thấy trong những loại thực phẩm hằng ngày. Do đó, mẹ bầu cố gắng bổ sung đầy đủ nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt cho cơ thể. Chúc các mẹ bầu có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, thai nhi chào đời thật bụ bẫm đáng yêu.
Mẹ có thể tham khảo
- Vitamin C cho bà bầu: Bổ sung vitamin C đúng cách
- Vitamin E cho bà bầu: Hiểu đúng để bổ sung hợp lý
- Thực phẩm chức năng cho bà bầu: Cách bổ sung khoa học
- Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?
- Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?