Vitamin A rất quan trọng cho mẹ bầu, vitamin A có trong rất nhiều thực phẩm mẹ sử dụng thường ngày, mẹ cần lưu…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quá trình mang thai việc bổ sung vitamin A cho bà bầu là điều bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết liều lượng ra sao và bổ sung thế nào là phù hợp. Bởi nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết cách bổ sung vitamin A cho bà bầu qua chia sẻ của bác sĩ Trần Thành Nam trong nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: DHA cho bà bầu: 5 lợi ích vượt trội mẹ nên biết
Vitamin A là gì?
Vitamin A là một chất tan được trong các loại axit béo, không tồn tại ở một thể nhất định mà ở nhiều dạng. Vì là một chất chống oxy hóa nên vitamin A có khả năng kháng viêm hiệu quả.
Đồng thời, vitamin A có vai trò trong việc hỗ trợ mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, vitamin A có thể chống ung thư, góp phần vào sự phát triển giác mạc, tim, và các cơ quan quan trọng của thai nhi.
Vitamin A có trong 2 dạng phổ biến:
- Retinol: Có trong các loại thực phẩm mà nguồn gốc chính là động vật và có thể sử dụng trực tiếp.
- Beta-carotene: Ở dạng này tồn tại trong nhiều loại thực vật nhưng không thể sử dụng trực tiếp mà phải chuyển hóa thành Retinol thì cơ thể mới có khả năng hấp thụ.
Những lợi ích khi bổ sung vitamin A cho bà bầu
Như đã nói ở trên, vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Do vitamin A là thành phần quan trọng của Rhodopsin (có chức năng gửi hình ảnh hiển thị lên não), nên sẽ giúp thai nhi có một đôi mắt sáng khỏe. Đồng thời, beta-carotene đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng – một nguyên nhân gây mù mắt.
Vitamin A còn có vai trò trong việc hình thành và phát triển các cơ quan như: tim, phổi và hệ thần kinh trung ương của bé. Vitamin A tan được trong chất béo nên sẽ hỗ trợ quá trình vận chuyển chất béo giúp mẹ bầu thoát khỏi nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các mô bị tổn thương sau sinh sẽ mau chóng phục hồi nếu bà bầu bổ sung đầy đủ vitamin A khi mang thai.
Xem thêm: Omega 3 cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung như thế nào mới đúng cách
Những hậu quả khi bổ sung vitamin A sai cách
Thiếu vitamin A có ảnh hưởng gì?
Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không bổ sung hoặc bổ sung thiếu vitamin A sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Hậu quả đầu tiên là làm chậm sự phát triển của thai nhi, dễ mắc những bệnh về đường hô hấp, khả năng miễn dịch kém,… Vì vitamin A có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ mắt sáng, nên thiếu vitamin A sẽ khiến cho bé bị khô mắt, quáng gà thậm chí mù lòa.
Bổ sung vitamin A cho bà bầu sai cách gây nên hậu quả gì?
Nếu việc thiếu vitamin A ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng tới thai nhi, thì bổ sung sai cách hoặc dư thừa còn khiến hậu quả nghiêm trọng hơn.
- Độc tính ở dạng liều cao vitamin A gây ra quái thai, những dị tật bẩm sinh thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ.
- Bổ sung thừa vitamin A (khoảng 25.000 IU/kg – 40.000 IU/kg) trong thời gian dài có thể xuất hiện độc tính, gây những hậu quả nghiêm trọng như: dị tật, hỏng mắt, biến dạng khuôn mặt,…
- Và còn rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Vì vậy, khi bổ sung vitamin A cho bà bầu cần hết sức cẩn thận. Mẹ hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A.
Xem thêm: Dị tật thai nhi thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Liều lượng bổ sung vitamin A cho bà bầu hiệu quả
Với những tác hại nguy hiểm của việc dùng thừa hoặc thiếu vitamin A kể trên, mẹ bầu nên lưu ý tham khảo liều lượng cho phép sau:
Vitamin A ở dạng retinol cần bổ sung đúng liều lượng. Mức khuyến nghị của Bộ Y Tế Hoa Kỳ dành cho phụ nữ mang thai là 770 mcg/ngày và phụ nữ cho con bú là 1300 mcg/ngày (Trong đó 1 IU retinol = 0.3 mcg).
Ở những dạng dẫn xuất của beta-carotene trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, các mẹ có thể thoái mái sử dụng. Bởi phải tốn rất nhiều beta-carotene mới tổng hợp được một đơn vị vitamin A hoàn chỉnh.
Nếu như có dư thừa, cơ thể sẽ tự động thải ở trạng thái nguyên dạng mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý, vitamin A ở dạng hoạt động lượng bổ sung tối đa vào khoảng 10.000 IU/ngày.
Vì thực phẩm hằng ngày chỉ cung cấp khoảng 50% liều lượng cho phép, nên phần còn thiếu mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A qua các loại viên uống. Và tất nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thực phẩm giàu vitamin A cho bà bầu
Nguồn beta-carotene dồi dào trong những loại thực phẩm có màu đỏ, cam hoặc vàng. Mẹ bầu có thể tham khảo và tìm ăn.
Cải bó xôi
Đây là loại rau cực kỳ giàu dinh dưỡng. Ngoài hàm lượng axit Folic, nguồn vitamin A cũng dồi dào không kém. Bổ sung cải bó xôi vào thực đơn hằng ngày giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ phát triển thị lực thai nhi.
Xem thêm: Rau dền: Những lợi ích, cách chọn mua và sử dụng từ chuyên gia
Cà rốt
Đây là một loại củ giàu vitamin A mà ai cũng từng nghe đến. Trong 1 ly nước ép cà rốt có đến 184 đơn vị vitamin A. Một lượng beta-carotene khá dồi dào mà bạn nên bổ sung. Ngoài hàm lượng vitamin A giúp sáng mắt, cà rốt còn chứa rất nhiều chất xơ tốt do da và hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Tuy nhiên có những mẹ không sử dụng được cà rốt sống. Các mẹ có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để phù hợp sở thích của mình. Nhưng nếu ở dạng nguyên chất cà rốt sẽ phát huy hết công dụng thần kỳ của nó.
Bí đỏ
Trong 100g bí đỏ chứa đến 1.74mg carotene. Vì thế đây là loại quả không nên bỏ qua bởi hàm lượng vitamin khá cao. Ngoài vitamin A có trong bí đỏ thì những chất dinh dưỡng khác cũng rất dồi dào như: sắt, kali, magie và các vitamin B1, B6, C,…
Nếu đã quá ngán món bí đỏ nấu canh, mẹ bầu có thể chuyển qua các loại bánh hoặc sữa bí đỏ. Loại sữa này đặc biệt thích hợp với những phụ nữ bị suy dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm: Vitamin C cho bà bầu: Bổ sung vitamin C đúng cách
Ớt chuông đỏ
Chỉ với nửa quả ớt chuông đỏ, mẹ bầu có thể bổ sung 47% lượng vitamin A cần thiết một ngày. Khá là ngạc nhiên với loại quả nhỏ nhưng có võ này phải không mẹ. Bạn có thể chế biến nhiều món với ớt chuông để thực đơn của mình thêm đa dạng hơn.
Cà chua
Các mẹ có biết trong một quả cà chua chín có đến 20% hàm lượng vitamin A cần dùng mỗi ngày. Ngoài rất nhiều vitamin, chất xơ có trong cà chua sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng tiêu hóa và giúp thai nhi có một đôi mắt sáng khỏe.
Cá hồi
Cá hồi chứa nguồn vitamin A dồi dào. Vì đây là loại cá giàu axit béo, nên rất dễ hấp thụ vitamin A khi sử dụng. Trong 85g cá hồi cung cấp được 4% nhu cầu vitamin A cần dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn khoảng 100g/ngày (tối đa 400g/tuần). Đừng quá lạm dụng mẹ nhé.
Thành phần vitamin A trong một số thực phẩm thường ngày
- Cà rốt: 1 củ cà rốt sống có 10.010 IU 204% DV
- Khoai lang: 1 củ vừa chín có 21.907 UI 438% DV
- Mơ khô: khoảng 30g có 1.009 UI 20% DV
- Lòng đỏ trứng: 1 quả trứng có 245 UI 5% DV
- Bông cải xanh: 1 ly nước ép có 567 UI 11% DV
Nếu mẹ bầu trong giai đoạn thai nghén không thể bổ sung vitamin A qua các loại thực thực phẩm, có thể lựa chọn viên uống tổng hợp để tránh gây tình trạng thiếu vitamin A. Nhớ tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Vitamin A mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bà bầu và thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bổ sung sai cách vitamin A cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế mẹ bầu nên sử dụng vitamin A một cách khoa học.
Nếu trong quá trình bổ sung vitamin A xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt,… mẹ cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra. Có thể đó là những triệu chứng do ngộ độc vitamin A.
Mẹ có thể tham khảo
- Bác sĩ tư vấn: Các loại vitamin cho bà bầu cần thiết nhất
- Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?
- Vitamin E cho bà bầu: Tác dụng và cách bổ sung khoa học
- Vitamin B2 cho bà bầu: Liều lượng bổ sung hiệu quả nhất
- Kẽm cho bà bầu: Cách bổ sung hiệu quả từ chuyên gia