Viêm tai giữa ở trẻ: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Viêm tai giữa là bệnh lý rất nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ như thế…

Viêm tai giữa ở trẻ (Otitis Media) là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng tai ở lứa tuổi này. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vậy những triệu chứng nhận biết sớm bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì? Cách điều trị và mẹo chữa ra sao? Tất cả sẽ có trong nội dung phía dưới được bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG chia sẻ.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Trẻ bị viêm phổi: Dấu hiệu, cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Tai người có cấu tạo gồm 3 bộ phận: tai ngoài, tai trong và tai giữa. Tai giữa là phần phía trong của màng nhĩ, có chức năng quan trọng trong việc truyền tải âm thanh từ ngoài vào trong. Viêm tai giữa ở trẻ là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong tai hoặc do sự tác động từ môi trường bên ngoài.

Viêm tai giữa có hai dạng chính, bao gồm:

Viêm tai giữa cấp

Đây là dạng viêm nhiễm kéo dài ở tai giữa, có thể làm tổn thương màng nhĩ. Tình trạng này nếu diễn ra dai dẳng còn có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Viêm tai giữa có dịch tiết

Đây là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không nhiễm trùng hơn 3 tháng. Thông thường người bệnh chỉ cảm thấy nặng tai mà không có bất kỳ một dấu hiệu rõ ràng nào khác.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và còn non yếu: Khi vi khuẩn xâm nhập vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn nên dễ dàng cho chúng phát triển gây viêm nhiễm.

Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh: Ống thính giác là bộ phận kết nối giữa tai trong và mặt sau của cổ họng. Nó mở ra để chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống thính giác bị đóng, các chất thải bị ứ đọng lại làm vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng. Mà ống thính giác ở trẻ lại ngắn hơn so với người lớn nên khả năng bị tắc cũng cao hơn.

Biến chứng từ một số bệnh lý tai mũi họng: Có thể kể đến như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,… Do các bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau nên nếu họng và mũi bị bệnh thì vi khuẩn có thể xâm nhập sang tai gây viêm nhiễm.

Yếu tố di truyền: Trong gia đình có cha mẹ hoặc ông bà mắc bệnh viêm tai giữa, nguy cơ trẻ nhiễm bệnh lý này khá cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ di truyền của bệnh viêm tai là có xác thực.

Ngoài ra còn có một số tác nhân khác gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ như: trẻ bị dị ứng với phấn hoa, khói thuốc lá, đường hô hấp bị nhiễm trùng, trẻ nằm khi bú bình hoặc thay đổi áp suất không khí đột ngột do đi máy bay,…

Triệu chứng và dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm tai giữa qua các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao, thường 39 – 40°C
  • Cả ban ngày lẫn ban đêm trẻ quấy khóc liên tục
  • Trẻ không muốn nằm xuống, kêu đau ở tai, dụi vào tai hoặc không nghe được
  • Nhiều trẻ còn xuất hiện thêm biểu hiện rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
  • Trẻ bị viêm tai giữa có dấu hiệu nôn mửa, bỏ bú,…

Sau từ 2 – 3 ngày nếu không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai lúc này bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Trẻ hạ sốt, bớt quấy khóc và bắt đầu ăn ngủ được
  • Không còn bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường
  • Trẻ không kêu đau tai nữa

Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn

Quan sát bên ngoài dễ lầm tưởng bệnh đã thuyên giảm nhưng thực chất không phải, lúc này bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, với biểu hiện chính là chảy mủ tai. Viêm tai giữa ở trẻ nếu không kịp thời phát hiện và điều trị dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Màng nhĩ, xơ nhĩ bị thủng
  • Liệt mặt
  • Viêm tai xương chũm, cholesteatoma
  • Khả năng nghe kém kể cả dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp
  • Thậm chí dẫn tới các biến chứng nội soi như: viêm màng não, áp-xe não,…

Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ

Có nhiều trẻ nhỏ mắc chứng viêm tai giữa sẽ tự động khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng của trẻ ngày càng chuyển biến xấu, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em sao cho phù hợp. Viêm tai giữa ở trẻ được chia thành 3 cấp độ, đó là:

Giai đoạn sung huyết

Lúc này bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh với các loại thuốc khác như: thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề,… để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng tái phát.

Giai đoạn ứ mủ

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ để đặt ống thông nhĩ Diablo. Đặt ống thông màng nhĩ có tác dụng hiệu quả giúp dịch từ tai giữa thoát ra ngoài, phù hợp với các trẻ bị viêm nhiễm lâu ngày, dai dẳng và kéo dài.

Giai đoạn vỡ  mủ

Dịch mủ ứ đọng trong tai giữa bị phá vỡ làm thủng màng nhĩ. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật. Viêm tai giữa ở trẻ nếu để lâu, điều trị không khỏi, trở nặng, lâu ngày dẫn tới tình trạng viêm tai giữa mãn tính. Một khi đã chuyển sang mức độ đó trẻ nhỏ dễ mắc các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, áp xe màng não, viêm não,…

Bố mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh về cho bé tự uống để chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Nhiều trường hợp dùng không theo chỉ định bác sĩ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, tốt nhất là bố mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Nứt đốt sống là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

Vệ sinh tai mũi họng bé thường xuyên

Để ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa nhiễm trùng trở lại ở trẻ nhỏ, sau khi điều trị kịp thời tại bệnh viện, bậc cha mẹ phải biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh “bộ 3” tai mũi họng của trẻ ở nhà.

  • Tai: Nếu viêm tai giữa ở trẻ bị chảy mủ, mẹ dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không nên lau quá sâu, tai dễ bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông gòn bịt kín lỗ tai, nên để dịch chảy ra bên ngoài tai.
  • Mũi: Hàng ngày, mẹ dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ. Nếu thời tiết trở lạnh, để trẻ không bị cảm lạnh cần làm ấm nước muối trước khi nhỏ cho bé.
  • Họng: Với các trẻ đã lớn, bạn cho bé súc họng bằng nước muối. Còn với trẻ còn quá nhỏ, thì hãy vệ sinh họng cho bé bằng cách rơ lưỡi.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh chế độ vệ sinh, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất để cơ thể bé tăng sức đề kháng. Một số nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho trẻ bị viêm tai giữa như sau:

  • Bổ sung chất xơ: Viêm tai giữa ở trẻ em nên ăn gì? Rau xanh tăng cường phòng tránh hậu quả ù tai. Vì vậy, trẻ bị viêm tai giữa, mẹ nên cho bé ăn các loại rau như rau muống, rau dền,… cung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Tăng cường cung cấp các  loại vitamin và khoáng chất: Trong thực đơn chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ, mẹ nên cho bé ăn gan bò, cà rốt,… bổ sung vitamin A cho trẻ. Đồng thời cung cấp nhiều thực phẩm có chứa vitamin C giúp cho vết thương nhanh lành và hạn chế tình trạng viêm nhiễm như ớt chuông, súp lơ, kiwi,… Để tăng tiến trình hồi phục bệnh, trong thực đơn hàng ngày nên có cá biển, rong biển.
  • Tránh các loại thực phẩm: Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như: đồ nếp, đồ hải sản, thịt đỏ,… Kiêng ăn các những thực phẩm cứng, dai, quá nhiều dầu mỡ, quá ngọt khiến cho đờm vướng ở họng.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa

Ngoài ra, bố mẹ nên tuân thủ thực hiện theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về bệnh lý viêm tai giữa. Cho trẻ uống đầy đủ lượng thuốc theo quy định, tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc khi không được kê đơn.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà nếu thấy tình trạng trở nên nặng hơn, cần đưa trẻ nhập viện để được thăm khám ngay. Một trong các dấu hiệu cần đưa bé đi khám, đó là:

  • Tần suất đau liên tục, tăng dần
  • Trẻ liên tục sốt cao, mặc dù có dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không đỡ
  • Trẻ trong một thời gian dài bỏ bú, quấy khóc, bỏ ăn, rất khó chịu
  • Trẻ bị tiêu chảy, rối loạn hệ tiêu hóa,…

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Để phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau từ các chuyên gia:

  • Thực tiễn cho thấy, bệnh viêm tai giữa có mủ có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác nếu có tiếp xúc gần. Vì vậy, cách tốt nhất nên cách ly trẻ đang mắc bệnh và trẻ khỏe mạnh.
  • Nếu bé vẫn còn trong giai đoạn bú sữa mẹ, hãy để trẻ được hấp thụ đầy đủ nguồn dưỡng chất quý giá này. Ngoài ra khi cho trẻ bú bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ, do đó nên cho bé bú ở tư thế ngồi sẽ hạn chế được tình trạng này.
  • Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé. Khi trời lạnh, hãy giữ ấm cho trẻ, nhất là bàn chân, cổ…
  • Khi trẻ mắc các bệnh về viêm họng, sổ mũi, viêm amidan,… thì hãy điều trị dứt điểm vì các bệnh này có thể là tiền đề dẫn tới bệnh viêm tai giữa.
  • Tiêm vắc xin chích ngừa phế cầu, ngừa cúm cũng là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa trẻ mắc bệnh. Nhiễm phế cầu khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây nên bệnh viêm tai giữa ở trẻ, do đó tiêm vắc xin là cách chủ động để phòng ngừa bệnh này.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất

Một vài câu hỏi liên quan

Viêm tai giữa ở trẻ có gây thủng màng nhĩ không?

Viêm tai giữa ở trẻ trong một số trường hợp có thể biến chứng thành viêm tai giữa thủng màng nhĩ. Khi tai xuất hiện mủ nhưng không được xử lý kịp thời có thể gây ra tình trạng tai giữa bị viêm nhiễm dẫn đến thủng màng nhĩ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng nghe nói của trẻ.

Lúc này trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: chảy mủ tai, nghe kém, soi tai sẽ thấy màng nhĩ bị thủng, hòm nhĩ bị ứ dịch, polyp hòm nhĩ và mô hạt bị viêm. Lúc này phương pháp điều trị được áp dụng thường là dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh tai để khống chế mô hạt viêm và phẫu thuật vá nhĩ giúp phục hồi khả năng nghe.

Biến chứng thủng màng nhĩ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, vì thế bố mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời nhằm hạn chế tình trạng này xảy ra.

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu sẽ khỏi bệnh?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng dịch tiết trong hòm tai ứ lại sau một màng tai không bị thủng. Bệnh có nhiều diễn biến khác nhau tùy vào thể trạng của mỗi trẻ. Tuy nhiên, thông thường trẻ có thể tự khỏi bệnh trong khoảng 10 – 20 ngày sau khi đã được điều trị đúng cách.

Một số trường hợp đã điều trị nhưng vẫn tái phát, bệnh có thể biến chứng thành viêm tai giữa ứ mủ mạn tính, thậm chí gây thủng màng nhĩ. Vì vậy, sau khi chữa trị bố mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ, áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn bệnh quay trở lại, đồng thời tái khám khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm tai giữa ở trẻ giúp bạn biết cách chăm sóc con tốt hơn. Bố mẹ đừng quên bổ sung dưỡng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng đồng thời áp dụng các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả hơn nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
  • Tư vấn: Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp
  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ
  • Bệnh tim bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories