Uống trà khi mang thai có thực sự an toàn cho mẹ bầu?

Uống trà khi mang thai có tốt? Tác dụng phụ gì? Loại trà nào mẹ được phép sử dụng? Cùng iPREG tìm hiểu chi…

Như các bạn đã biết, trà là một thức uống rất tốt cho sức khỏe, đã có từ ngàn năm. Chất oxy hóa trong trà giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cafein giúp tinh thần tỉnh táo sảng khoái. Tuy nhiên, uống trà khi mang thai có an toàn cho mẹ và bé? Là nghi vấn được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mời bạn đọc hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng Lê Thu Hà của iPREG tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Coach. Lê Thu Hà

Coach. Lê Thu Hà hiện đang là huấn luyện viên thể hình, yoga trong trung tâm GYM cá nhân tại TP Hồ Chí Minh. Chị tốt nghiệp đại học thể thao TP Hồ Chí Minh năm 2012. Năm 2019 Coach Hà hợp tác cùng iPREG để cung cấp các thông tin về thể chất, dinh dưỡng, vận động tới bạn đọc. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Giải đáp: Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn không?

Uống trà khi mang thai có tốt?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần làm rõ các loại trà thông dụng. Xét trên phương diện thành phần, trà sẽ có 2 loại gồm: trà ít cafein (trà sữa, trà ô long, trà đóng chai,…), trà nhiều cafein (trà mạn, trà xanh,…)

Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ mang thai không được sử dụng quá 200mg cafein mỗi ngày. Nếu đạt tới ngưỡng 300mg có thể gây sảy thai, sinh non, hoặc dị tật thai nhi,… Dưới đây là bảng hàm lượng cafein có trong một số loại trà thông dụng mẹ bầu có thể sử dụng.

STT Loại trà Hàm lượng cafein
1 Trà matcha 60 – 80mg
2 Trà ô long 38 – 58mg
3 Trà đen 47 – 53mg
4 Trà đóng chai 47 – 53 mg
5 Trà anh 29 – 49mg

Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định độ an toàn tuyệt đối nếu uống trà khi mang thai, do đó, mẹ bầu có thể sử dụng các loại trà ít cafein chúng tôi liệt kê trong bảng phía trên. Tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều bởi cafein được dung nạp nhiều rất nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.

Tác dụng phụ có thể gặp nếu bà bầu uống trà khi mang thai

Theo chuyên gia Lê Thu Hà, nếu thai phụ uống các loại trà thảo mộc sẽ rất tốt cho thai kỳ. Nói cách khác, trà thảo mộc hầu như không chứa cafein, được chiết xuất từ các loại cây lá, hoa quả tự nhiên nên lành tính. Ngoài những rủi ro khi mẹ sử dụng trà có cafein thì uống trà thảo mộc cũng có một vài tác dụng phụ sau:

  • Nguy cơ sinh non, sảy thai: Đối vớ các loại trà thảo mộc có chứa thành phần như: thì là, linh lăng, lưu ly, cam thảo, xạ hương, rau má,…
  • Gây dị tật bẩm sinh: Rau má, lưu ly,… là những thành phần rất dễ gây di tật bẩm sinh cho thai nhi mẹ cần lưu ý.

Ngoài ra, nếu mẹ sử dụng trà thảo mộc có chứa lá bạch đàn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy khi mang thai. Một vài nghiên cứu cho thấy, trà hoa cúc làm rối loạn nhịp tim thai nhi. Do vậy mẹ cần tránh xa.

Để an toàn, mẹ nên sử dụng trà thảo mộc được chiết xuất từ một hoặc vài thành phần lành tính. Tuyệt đối không dùng những loại trà có quá nhiều thành phần trong công thức chế biến.

Tránh xa các loại trà không rõ nguồn gốc

Nếu mẹ là một tín đồ trà sữa, hãy sử dụng sản phẩm từ những thương hiệu uy tín. Đừng vị khát quá, vội quá mà mua trà ở những quán vỉa hè, vừa mất vệ sinh vừa không đảm bảo chất lượng. Rất dễ khiến mẹ bị ngộ độc, ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.

Ngoài ra, với các loại trà thảo mộc, trà uống thông dụng,… mẹ phải xem rõ nguồn gốc xuất xứ trước khi mua. Hiện nay công nghệ làm giả, sản xuất rất tinh vi. Vì thế, hãy lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín. Mẹ có thể sử dụng trà Tân Cương Thái Nguyên với chất lượng hàng đầu được sản xuất từ những búp chè Tân Cương Thái Nguyên hái tại vườn trên công nghệ hiện đại. Đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tới liều lượng sử dụng. Hãy thưởng thức một tách trà nhỏ mỗi sáng giúp tinh thần hứng khởi cho ngày mới. Đừng uống quá nhiều mẹ nhé!

Những lời khuyên giúp bà bầu uống trà an toàn

Nếu mẹ là một người nhạy cảm với cafein, hãy giảm mức hấp thu mỗi ngày xuống dưới 100mg. Con số an toàn ở ngưỡng 100-200 mg/ngày với những mẹ sử dụng được cafein. Tuyệt đối không uống quá 300mg cafein mỗi ngày đề phòng tình trạng sảy thai hoặc sinh non.

Lựa chọn thương hiệu trà uy tín mà chúng tôi có gợi ý phía trên. Có thể dùng trà sữa nhưng đường mix quá nhiều hương liệu, dễ gây ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng trà thảo mộc an toàn có những thành phần sau:

  • Lá mâm xôi: Uống trà có thêm thành phần lá mâm xôi được cho là an toàn khi mang thai. Bên cạnh đó, lá mâm xôi còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, hỗ trợ sinh nở rất tốt.
  • Bạc hà: Nếu mẹ bị đầy hơi, táo bón khi mang thai có thể uống trà bạc hà. Tình trạng này sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Gừng: Theo Đông y, gừng là vị thuốc có tính nóng khá tốt với phụ nữ mang thai. Trà gừng giúp mẹ bầu giảm ốm nghén rất hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ được sử dụng không quá 1g gừng khô mỗi ngày.
  • Tía tô: Loại rau thơm này rất tốt trong việc cải thiện tinh thần thai phụ. Uống trà tía tô giúp hạn chế trầm cảm khi mang thai – một trong những căn bệnh rất nguy hiểm mà mẹ bầu nào cũng lo sợ.

Tới đây, chắc mẹ đã tìm được câu trả lời thỏa đáng. Việc uống trà khi mang thai là tốt nếu mẹ biết sử dụng đúng liều lượng cafein, chọn được thương hiệu trà uy tín. Những tác dụng phụ là có nhưng đừng vì thế mà bỏ qua các công dụng tuyệt vời mà trà mang lại. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
  • Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
  • Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết
  • Chăm sóc cuộc sống cho mẹ bầu tháng thứ 5, để con khỏe mẹ vui
  • 5 loại thuốc bổ sung vitamin E cho bà bầu hiệu quả
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories