Siêu âm giúp mẹ nắm rõ sự phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách đọc kết quả siêu…
Khi mang thai chắc hẳn mẹ bầu nào cũng phải trải qua vài lần siêu âm. Tuy nhiên có một số mẹ phản hồi với iPREG rằng: “Kết quả siêu âm khá nhiều thuật ngữ làm mình không thể biết hết bên trong nói gì”. Hiểu được tâm lý đó, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc và hiểu kết quả siêu âm thai. Các mẹ nhớ theo dõi đến hết để hiểu rõ hơn nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Bác sĩ tư vấn
Siêu âm thai là gì?
Nói đơn giản theo cách dễ hiểu, siêu âm thai là phương pháp hiện đại nhất ngày nay. Kỹ thuật này nhằm giúp mẹ theo dõi được tình trạng phát triển, cũng như phát hiện sớm các dị tật bất thường của em bé trong bụng.
Siêu âm thai thực hiện bằng cách sử dụng sóng âm để thu lại hình ảnh thai nhi. Ngoài ra những khác lạ về nhau thai, nước ối cũng có thể phát hiện nhờ phương pháp này. Thông thường hình ảnh siêu âm hiển thị lên màn hình có màu hoặc trắng đen tùy vào phương pháp mẹ lựa chọn.
Chưa có nghiên cứu nào kết luận siêu âm gây hại cho thai nhi, tuy nhiên mẹ chỉ nên thực hiện khi bác sĩ sản khoa chỉ định.
Các phương pháp siêu âm thai được sử dụng nhiều
- Siêu âm 2D, 3D, 4D: Các loại siêu âm này thường dựa trên sóng âm nên rất an toàn. Mặt khác siêu âm 3D, 4D chính là cải tiến của siêu âm 2D, mục đích giúp người xem cảm nhận được kết quả chân thật nhờ hình ảnh không gian nhiều chiều. Hơn thế còn hiển được từng cử động thai qua đoạn băng ghi hình.
- Siêu âm Droppler: Đây là công nghệ siêu âm hiện đại bậc nhất trong các loại còn lại. Phương pháp này thường áp dụng để kiểm tra nhịp tim, chuyển động của mạch máu hoặc một số tình trạng mà các loại siêu âm khác không thể phát hiện được.
- Siêu âm ngã âm đạo: Còn gọi là siêu âm đầu dò, thường được thực hiện vào giai đoạn đầu thai kỳ. Lúc này thai nhi còn quá nhỏ nên siêu âm qua bụng không hiển thị được hình ảnh chính xác. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa đầu dò qua ngả âm đạo của mẹ để lấy hình ảnh.
Cách đọc hiểu kết quả siêu âm thai
Đa phần nhiều mẹ bầu cảm thấy trở ngại trong lúc đọc kết quả siêu âm thai là do xuất hiện quá nhiều thuật ngữ. Chính điều này làm mẹ không biết trong đó nói gì và tình trạng sức khỏe của con ra sao.
Một số thuật ngữ thường thấy trên kết quả siêu âm thai
Thuật ngữ | Các chỉ số thước đo |
---|---|
GS: Đường kính túi thai | PL: Mức độ nhau thai |
CRL: Chiều dài đầu mông | FBM: Sự dịch chuyển hô hấp |
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh | FM: Sự dịch chuyển của thai |
HC: Chu vi đầu | FHR: Nhịp tim thai |
AC: Chu vi bụng | OB/ GYN: Sản/phụ khoa |
FL: Chiều dài xương đùi | FG: Sự phát triển của thai |
AFI: Chỉ số nuớc ối | FBP: Tình trạng lý sinh |
OFD: Đường kính chấm trán | BBT: Nhiệt độ cơ thể |
BD: Khoảng cách hai mắt | LMP: Giai đoạn kinh nguyệt cuối |
CER: Đường kính tiểu não | TT(+): Nghe thấy tim thai |
THD: Đường kính ngực | TT(-): Không nghe thấy tim thai |
TAD: Đường kính ngang bụng | Para 0000: Chưa sinh con lần nào |
APAD: Đường kính bụng từ trước tới sau | VDRL: Xét nghiệm giang mai |
FTA: Thiết diện ngang thân thai | TSG: Tiền sản giật |
HUM: Chiều dài xương cánh tay | NC: Nhẹ cân lúc sinh |
Ulna: Chiều dài xương khủy tay | TK: Tái khám |
Tibia: Chiều dài xương ống chân | NV: Nhập viện |
EFW: Khối lượng thai | SA: Siêu âm |
GA: Tuổi thai | KAD: Khám âm đạo |
EDD: Ngày dự sinh | NTBT: Nước tiểu bình thường |
KL: Đầu em bé chưa lọt vô khung xương chậu | |
Hacao: Huyết áp cao | |
Alb: Albumin trong nước tiểu |
Hiểu kết quả siêu âm thai chính xác
Kết quả siêu âm sẽ phản ánh hai trạng thái bình thường hoặc không bình thường như sau:
Kết quả bình thường | Kết quả không bình thường |
---|---|
Thai nhi phát triển đúng chuẩn dự kiến | Thai nhi phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn (có thể quá chậm hoặc quá nhanh) |
Nhịp tim bình thường | Không nghe tim thai, nhịp tim đập chậm |
Nhau thai có kích thước đúng chuẩn | Nhau thai bao phủ quanh cổ tử cung |
Tử cung có đủ nước ối, không thừa cũng không thiếu | Nước ối tử cung bất thường, quá nhiều hoặc quá ít |
Không có dị tật bẩm sinh | Thai ngoài tử cung |
Không nghe tim thai |
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi dưới đây để xem con có phát triển đúng chuẩn không.
Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn WHO
Tuổi thai (tuần) | Chiều dài | Cân nặng |
---|---|---|
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | 1 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | 2 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | 4 gam |
Tuần thứ 11 | 4,1 cm | 7 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | 14 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | 23 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | 43 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam |
Tuần thứ 17 | 13,0 cm | 140 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam |
Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam |
Tuần thứ 24 | 30,0 cm | 600 gam |
Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 34 | 45,0 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
Theo số liệu mới nhất từ WHO.
Những giai đoạn siêu âm thai mẹ cần ghi nhớ
Giai đoạn từ tuần 11 – 13 thai kỳ
- Siêu âm sàng lọc bất thường của nhiễm sắc thể (bệnh Down, khuyết tật tim,…)
- Kiểm tra tuổi thai và chẩn đoán ngày dự sinh
- Kiểm tra nguy cơ dị tật ống thần kinh
- Chẩn đoán số lượng thai, phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật
Xem thêm: Khám thai tháng thứ 2: Giúp mẹ làm quen với những chỉ số
Giai đoạn từ tuần 18 – 22 thai kỳ
- Khảo sát hình thái, cấu trúc hộp sọ, não, cột sống, tay, chân, tim, thận…
- Quan sát hình thái khuôn mặt xem có gặp phải những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch,…
- Quan sát thành bụng và tim thai xem có phát triển đúng chuẩn bình thường
- Đo chiều dài tử cung, chẩn đoán nguy cơ sinh non
Giai đoạn từ tuần 30 – 32 thai kỳ
- Kiểm tra chắc chắn, đảm bảo những cơ quan bên trong không gặp bất thường
- Kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối có phát triển đúng chuẩn bình thường
- Chẩn đoán ngôi thai, những bất thường dây rốn và ước chừng cho cuộc sinh nở sắp tới
Một số câu hỏi liên quan khi thực hiện siêu âm thai
Tại sao phải siêu âm đúng mốc thời gian chỉ định mà không phải thời gian khác?
Trả lời: Khi khám thai định kỳ mẹ cần thực hiện đúng chỉ định của chuyên gia theo những mốc thời gian trên. Bởi kết quả chỉ chính xác khi tiến hành siêu âm đúng theo gian đoạn. Ví dụ độ mờ da gáy chỉ xuất hiện từ tuần 11 – 13, nếu mẹ đi sau khoảng thời gian này không thể thấy được nữa.
Siêu âm có thể phát hiện tất cả những dị tật có thể xảy ra không?
Trả lời: Siêu âm có thể phát hiện toàn bộ dị tật, nhưng không ở mức tuyệt đối (khoảng 80%). Một số dị tật siêu âm không thể nhìn thấy được như đục thủy tinh thể, biến chứng cơ quan sinh dục…Khi thấy thai nhi có nguy cơ mắc dị tật, bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như Double Test, Triple Test…để chắc chắn kết quả.
Siêu âm có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hiện nay chưa có kết luận nào cho thấy phương pháp siêu âm gây tổn hại đến thai nhi. Không những thế, kỹ thuật này được thực hiện từ lâu và hỗ trợ đắc lực cho y tế trong việc phát hiện rủi ro bệnh ở người.
Những lưu ý khi siêu âm lúc mới có thai
- Trước khi siêu âm mẹ không được ăn và uống nhiều nước để làm đầy bàng quang. Lưu ý không được đi tiểu sau đó, nếu siêu âm vào giai đoạn tam cá nguyệt giữa mẹ có thể đi tiểu bình thường.
- Khi siêu âm đầu dò mẹ cần nói với bác sĩ nếu mình bị dị ứng với Latex.
- Mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát nhằm giúp quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi.
- Đi đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ, cần ghi chú cẩn thận nếu hay quên. Việc mẹ đi không đúng giai đoạn sẽ khiến kết quả siêu âm dễ sai lệch.
- Chuẩn bị những câu hỏi thắc mắc trước khi đi mục đích nhờ sự giúp đỡ và lời khuyên của chuyên gia.
Hi vọng với những kiến thức mà iPREG chia sẽ trên đây đã giúp mẹ hiểu và đọc kết quả siêu âm thai một cách chính xác. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nắm vững lịch khám thai và ăn uống khoa học để đảm bảo thai kỳ trôi qua khỏe mạnh. Nếu có câu hỏi đặt ra hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Xin chào và hẹn gặp lại vào chủ đề lần sau.
Mẹ có thể tham khảo
- Mang thai đôi: Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý dành cho mẹ
- Xem rốn biết sinh con trai hay con gái: Mẹ đã thử?
- Lịch khám thai đầy đủ ba tháng giữa thai kỳ
- Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
- Chăm sóc tâm lý toàn diện cho mẹ mang thai tháng đầu tiên