Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu

Trong tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ có một vài sự thay đổi, kèm đó cũng suất hiện vài triệu chứng khó chiu,…

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 30 – 40% thai phụ trong tháng đầu mang thai có nhiều triệu chứng bất thường. Các nguyên nhân đó khiến các mẹ cảm thấy rất lo sợ, hoảng hốt. Vậy những triệu chứng khó chịu đó là gì, nguy hiểm thế nào đến thai nhi trong bụng? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây của iPREG để biết rõ nguyên do nhé.

Những triệu chứng khó chịu xuất hiện trong tháng đầu

Máu báo thai

 

Nếu như quá trình thụ tinh diễn ra thành công. Âm đạo của thai phụ sẽ xuất hiện máu báo. Dung dịch này thường ít hơn máu kinh, có màu hồng hoặc nâu nhạt. Hiện tượng này tự khỏi sau 2 đến 3 ngày và đây là dấu hiệu hết sức bình thường không đáng lo ngại.

Máu báo là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà mẹ cần phải để ý thật kỹ, do tính chất khá giống với kinh nguyệt nên nhiều mẹ thường lầm tưởng mình chưa mang thai. Phần đa các mẹ ra máu báo thai không trùng với kinh nguyệt, nên mẹ cần có sự chuẩn bị về trang phục để không bị máu báo “làm phiền” tại công sở.

Xem thêm: Tư vấn: Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất từ chuyên gia

Thai ngoài tử cung

 

Một biến chứng rất nguy hiểm khi âm đạo chảy máu có thể mẹ bầu đã mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này xảy ra khi phôi thai không làm tổ bên trong tử cung, mà xuất hiện bên ngoài nội mạc tử cung.

Nếu không phát hiện sớm triệu chứng thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ có nguy cơ vỡ ống dẫn trứng, gây mất máu thậm chí tử vong. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm đối với những thai phụ mang thai tháng đầu.

Một số dấu hiệu phát hiện sớm thai ngoài tử cung

  • Chảy máu âm đạo do thai làm vỡ ống dẫn trứng, gây xuất huyết.
  • Nếu đau bụng dưới dữ dội cần đến bác sĩ kiểm tra sớm.
  • Khi đã biết chắc chắn mình có thai, nhưng khi thử thai que không lên 2 vạch thì rất có khả năng này.

Lưu ý

Khi có những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến ngay đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, di chuyển nhẹ nhàng.

Xem thêm: Để có tháng đầu mang thai khỏe mạnh, mẹ cần làm gì?

Chửa trứng

 

Đây là hiện tượng một hoặc toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch, dính vào nhau từng chùm như trứng ếch. Những túi dịch này chiếm toàn bộ không gian tử cung và chèn ép sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Những thai phụ bị chửa trứng thường gầy gò do thiếu chất. Thường xuyên nôn ói, xuất hiện phù nề tay chân. Ngoài ra, nếu bệnh để lâu không chữa trị kịp thời dẫn đến xuất huyết dữ dội, gây băng huyết hoặc nghiêm trọng hơn là thủng tử cung do lớp trứng ăn sâu vào bên trong nội mạc.

Khi có dấu hiệu trên, thai phụ cần đến các chuyên khoa y tế gần nhất để kiểm tra. Qua đó, có thể phát hiện sớm nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Đồng thời khi mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tháng đầu mang thai, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Những mẹ bầu nào trước đây có tiền sử chửa trứng, những lần mang thai sau cần thăm khám thường xuyên, phòng nguy cơ tái phát.

Sảy thai: Mẹ cần đặc biệt lưu tâm

 

Sảy thai cũng là một biến chứng rất nguy hiểm khi âm đạo xuất huyết. Thông thường khi có nguy cơ dọa sảy thai, thai phụ thường đau bụng, máu có màu đỏ thẫm hoặc đen, ra ít rồi tăng dần. Bên cạnh đó, thai phụ còn có triệu chứng nôn ói, sốt cao, mồ hôi ra nhiều.

Ngoài những nguyên nhân trên. Nếu trong thời kỳ thai nghén mẹ bầu thường xuyên lo âu, căng thẳng cũng có thể khiến âm đạo chảy máu. Do đó, tháng đầu mang thai là giai đoạn thật sự nhạy cảm. Mẹ bầu nên ăn uống đủ dinh dưỡng, luôn trong tâm trạng thoải mái, yêu đời để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu

Khi có dấu hiệu sảy thai phải làm gì?

  • Khi phát hiện sớm nguy cơ sảy thai. Cần đến ngay chuyên khoa y tế để được kiểm tra ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra từng mức độ nặng, nhẹ để có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Nếu thai nhi chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ theo dõi trong vòng vài ngày và chờ diễn biến tiếp.
  • Nếu thai nhi không thể giữ được, bác sĩ sẽ cho mẹ uống thuốc để đào thải thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên mẹ bầu sẽ vẫn bị xuất huyết nếu thai nhi chưa đào thải hết.
  • Có thể tiến hành phẫu thuật để lấy thai nhi ra. Thời gian tiến hành rất nhanh chóng.

Lời khuyên dành cho các mẹ

Khi có dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giữ thai ổn định. Nếu quá trình dưỡng thai tốt, thai nhi có khả năng phục hồi cao.

Trường hợp bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán không giữ được thai. Mẹ bầu cùng gia đình nên bình tĩnh và hợp tác cùng bác sĩ. Nếu mong muốn giữ thai bằng mọi cách, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai kỳ. Thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong cho cả hai mẹ con.

Các mẹ đừng quá đau buồn, cần lạc quan, ổn định tinh thần. Con cái là duyên mà ông trời ban tặng. Vì thế, lần sau chắc chắn mẹ bầu sẽ đậu thai!

Làm gì khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu tháng đầu?

 

Khi đã có kế hoạch mang thai, thai phụ cần ngưng tất cả các loại thuốc nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu có biết! Sử dụng các loại thuốc ấy sẽ có nguy cơ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.

Nếu trong thai kỳ, xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Từ đó, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp và không gây nguy hại đến em bé trong bụng.

Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?

Nếu như đã lỡ dùng thuốc, mẹ bầu có thể xử lý như sau:

Giữ tâm lý ổn định

Điều quan trọng nhất, mẹ bầu cần thật bình tĩnh. Tránh lo lắng và nghĩ ngợi nhiều. Vì hơn bao giờ hết, tâm trạng tích cực của mẹ lúc này là liều thuốc bổ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần nhớ! Dù trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải có một tinh thần thoải mái. Giữ một tâm lý ổn định, cùng trạng thái lạc quan sẽ giúp ích rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ bầu khi mang thai cười càng nhiều, “bé cưng” sinh ra càng kháu khỉnh, tươi tắn.

Xem thêm: Chăm sóc tâm lý toàn diện cho mẹ mang thai tháng đầu tiên

Đến bệnh viện kiểm tra

 

Trong quá trình mang thai, các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó chịu làm mẹ bầu sử dụng thuốc giảm đau. Điều cần làm là đến ngay bác sĩ, cầm theo loại thuốc đã dùng cho bác sĩ kiểm tra.

Việc làm này rất quan trọng, bởi xác định được chính xác loại thuốc đã uống, sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong quá trình chẩn đoán và chữa trị. Sau khi kiểm tra thai lần đầu, mẹ hãy ghi nhớ lại lịch khám thai định kỳ để chủ động thăm khám ở những giai đoạn mang thai về sau.

Có nên dùng thuốc Đông y để can thiệp?

Theo nhân gian, những ông bà xưa thường khuyên phụ nữ mang thai nên dùng thuốc Đông y, thuốc Nam để dưỡng thai và giảm đau. Vì quan niệm rằng, thuốc Đông y thường được chiết xuất từ những cây cỏ ven đường cùng các loại thảo mộc có nhiều công dụng bổ ích.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chẩn đoán, trong những loại thuốc ấy có các thành phần tương đối phức tạp và chắc chắn sẽ có những tác dụng phụ. Nếu gọi là thuốc, thì loại nào cũng sẽ mang tác dụng phụ, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra.

Do đó, mẹ bầu nên chú ý không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai. Dù thuốc Tây hay thuốc Đông y, nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ tuyệt đối không sử dụng nhé!

Tháng đầu thai kỳ sẽ là giai đoạn rất khó khăn. Thông thường mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, từ tâm lý đến các triệu chứng khác bên trong cơ thể. Vì thế, luôn theo dõi đồng hồ sinh học và phát hiện sớm những triệu chứng khác thường. Từ đó, có các biện pháp xử lý kịp thời để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, gia đình cũng nên tạo không khí thoải mái cùng tâm trạng tích cực xung quanh mẹ bầu. Bởi thai khi mẹ bầu có tinh thần tốt, thì các hormone hạnh phúc oxytocin tiết ra ảnh hưởng đến thai nhi giúp bé phát triển khôn lớn khỏe mạnh hơn.

Mẹ có thể tham khảo

  • 4 biến chứng ở tháng thứ 2 nguy hiểm mẹ cần đặc biệt quan tâm
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ hai
  • 5 loại viên uống bổ sung omega 3 tốt nhất năm dành riêng cho mẹ bầu
  • Khám thai tháng đầu: Phát hiện sớm thai ngoài tử cung
  • Phương pháp giảm cân hiệu quả trước khi mang thai
 
Trần Thành Nam Dr.
Trần Thành Nam Dr.
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất. Công việc của Bác sĩ Trần Thành Nam tại iPREG Tư vấn nội dung: từ những kiến thức y khoa của mình, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ gợi ý những nội dung cho website. Kiểm duyệt bài viết của cộng tác viên trước khi đăng tải: sau khi CTV biên soạn nội dung, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ tiến hành kiểm duyệt lại nội dung, kịp thời sửa chữa những thông tin y tế phù hợp trước khi bàn giao cho đội ngũ quản trị đăng tải. Tư vấn kiến thức y khoa cho bạn đọc: bác sĩ Trần Thành Nam nhận các thông tin thắc mắc từ bạn đọc, tiến hành giải đáp, tư vấn các thông tin qua cổng giải đáp thông tin của iPREG.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay