Trẻ sơ sinh thở khò khè là biểu hiện thường gặp. Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết các trường hợp, nguyên nhân và cách…
Trẻ sơ sinh thở khò khè là triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới làm cản trở khả năng thở của bé. Nguyên nhân chủ yếu có thể do đường thở bị thu hẹp, phù nề hoặc viêm nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Mẹ hãy cùng iPREG tham khảo chi tiết nguyên nhân, triệu chứng qua những chia sẻ của bác sĩ Trần Thành Nam trong nội dung dưới đây. Hiểu được căn nguyên, gia đình sẽ có phương pháp điều trị trẻ sơ sinh thở khò khè hiệu quả ngay tại nhà.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Khuyến cáo
Nội dung chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị cho con.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Chuyên gia tư vấn
Nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè thường có âm trầm, rất giống với tiếng ngáy khi bé ngủ. Khi áp sát tai vào miệng bé, mẹ sẽ nghe được tiếng thở nặng, gắng sức và phát ra theo từng hơi thở của bé.
Ở một số trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nhận biết tình trạng thở khò khè ở trẻ nhỏ và đưa ra hướng xử lý kịp thời nhất. Nhiều mẹ hay nhầm lẫn trẻ bị nghẹt mũi với thở khò khè, nhưng 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ ràng để có biện pháp điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
Trẻ sơ sinh thở khò khè do hen suyễn
Khi bị hen suyễn, niêm mạc đường hô hấp của bé trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây kích ứng dẫn đến hiện tượng khò khè, tức ngực và khó thở.
Khó thở do dị ứng
Phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,… là nguyên nhân khiến bé bị dị ứng. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách co đường thở để bảo vệ đường hô hấp. Điều này khiến đường dẫn khí nhỏ hơn nên bạn sẽ dễ dàng nghe được tiếng khò khè khi bé hít thở.
Thở khò khè liên quan đến bệnh trào ngược thực quản
Axit và các dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây tắc nghẽn, sưng viêm đường hô hấp dưới. Đường dẫn khí của trẻ vì vậy mà thu hẹp lại khiến trẻ thở khò khè.
Thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Một số bệnh viêm đường hô hấp mà bé thường xuyên gặp phải như: viêm phổi, viêm phế quản,…
Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?
Mẹ đang thắc mắc trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không? Hãy cùng iPREG tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Khò khè có âm thanh phát ra như tiếng huýt sáo
Đây là tình trạng thường gặp khi dịch nhầy hay sữa làm tắc nghẽn lỗ thông khí. Khi bé hít vào hay thở ra thì mẹ sẽ nghe giống như tiếng huýt sáo. Mẹ chỉ cần rửa mũi bé thông thoáng bằng nước muối sinh lý là có thể loại bỏ tình trạng này nhanh chóng.
Trẻ bị khò khè có âm thanh phát ra có tiếng khàn khàn
Tiếng khò khè phát ra âm thành khàn khàn là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tắc nghẽn ở thanh quản. Đây là dấu hiệu sớm của bệnh viêm thanh khí phế quản. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hệ lụy như: phù nề thanh quản, đường dẫn khí hẹp dần và hơi thở nặng nề.
Trẻ thở khò khè do dị vật đường thở
Mũi bé có dị vật khiến việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Dị vật chưa được tống ra ngoài thì đường thở sẽ bị thu hẹp, gây đau và khó chịu cho bé. Trường hợp này, mẹ cần đưa bé đến cơ sở Y tế gần nhất để lấy dị vật và đảm bảo sức khỏe cho bé.
Trẻ thở dốc
Tình trạng bé thở dốc, thở nhanh có thể là do viêm phổi. Nếu mẹ nhận thấy bé thở dốc kèm theo xanh tím, ho dai dẳng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất.
Mẹ nên làm gì khi trẻ thở khò khè
Nếu gặp tình trạng trẻ sơ sinh khó thở thì mẹ nên thực hiện một số biện pháp như sau để khắc phục nhanh chóng.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng làm mềm dịch nhầy bên trong hốc mũi nên khi kết hợp với dụng cụ hút mũi thì bé sẽ dễ thở hơn, giảm tình trạng khò khè hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lạm dụng nước muối để tránh tình trạng khô dịch mũi.
Đưa trẻ đi thăm khám
Nếu trẻ dưới 3 tháng xuất hiện tình trạng thở khò khè kèm sốt và kéo dài trên 4 tuần thì mẹ hãy đưa bé thăm khám bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho bé. Bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu như chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký để chẩn đoán các bệnh liên quan.
Cho bé uống nhiều nước, bổ sung vitamin, điện giải
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tích cực cho bé bú nhiều hơn để bù nước. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần cho bé uống nhiều nước, bù điện giải để tránh tình trạng mất nước khi khò khè. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại nước ép trái cây, thực phẩm giàu vitamin để bé luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Men tiêu hóa cho trẻ: Công dụng và cách sử dụng an toàn
Không tự ý cho bé uống thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… không được chỉ định bởi bác sĩ sẽ không đạt hiệu quả cao khi sử dụng. Thậm chí còn khiến tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh nặng hơn. Vậy nên, mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng ngừa trẻ thở khò khè hiệu quả nhất
Trẻ sơ sinh thở khò khè thường xảy ra vào mùa lạnh. Vậy nên, mẹ cần có một số biện pháp phòng ngừa để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Giữ ấm
Thời tiết lạnh, nhất là giai đoạn chuyển mùa thì mẹ nên giữ ấm cho trẻ. Trên thị trường hiện có bán một số loại dầu giữ ấm cho trẻ như: dầu tràm, tinh dầu sả chanh, tinh dầu khuynh diệp,… mang lại hiệu quả rất cao mà mẹ có thể tin tưởng.
Bổ sung dưỡng chất trong khẩu phần ăn
Trẻ khò khè, khó thở thường rất biếng ăn nên nhiều mẹ lựa chọn cách chiều con. Tuy nhiên, việc bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn này là rất cần thiết. Dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể không những giúp tăng cường thể chất mà còn giúp bé hồi phục nhanh hơn. Mẹ có thể chế biến thức ăn theo dạng lỏng để bé dễ hấp thu và hợp tác.
Cảm cúm, hen suyễn,… đều đã có vắc xin phòng ngừa nên mẹ hãy tìm hiểu và cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để giảm thiểu chứng khò khè nhé.
Xem thêm: Trung tâm tiêm chủng tại Hà Nội: 6 địa chỉ vàng mẹ cần biết
Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh thở khò khè mà iPREG tổng hợp nhằm giúp mẹ yên tâm hơn và có biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ gặp tình trạng này. Trong giai đoạn đầu đời, bé cần được bảo vệ để phát triển toàn diện nên mẹ đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé.
Mẹ có thể tham khảo
- Trẻ sơ sinh bị táo bón: Những dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, mẹ nên ăn gì?
- Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và chế độ ăn khoa học
- Enterogermina là thuốc gì? A-Z các thông tin quan trọng cần biết
- Bé hay ốm vặt phải làm sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm lời giải