Trẻ sơ sinh khó ngủ: Tại sao và cách khắc phục HIỆU QUẢ

Trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc,… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mẹ và bé. Tại sao trẻ khó ngủ? Cùng iPREG…

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của con. Không những vậy, bé thiếu ngủ còn gây ra những tác động tiêu cực tới tâm lý mẹ bỉm. Thống kê cho  thấy, 90% chứng trầm cảm sau sinh là do mẹ bị ám ảnh bởi tiếng khóc của bé [*]. Vậy tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ? Cách khắc phục như thế nào? Mẹ hãy cùng bác sĩ Trần Thành Nam của iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiểu đúng về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, mẹ hãy cùng iPREG khám phá kỹ hơn về giấc ngủ của bé. Cụ thể thời gian con ngủ ứng với từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé chưa phân biệt được ngày đêm nên trung bình bé sẽ ngủ từ 18 tới 20 tiếng mỗi ngày. Bé chỉ thức dậy để bú (2 đến 3 tiếng/lần) mà thôi.
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên: Thời gian ngủ của bé vào ban ngày khoảng 5 tới 6 tiếng và ban đêm khoảng 6 đến 8 tiếng. Nếu trẻ ngủ ít, ngủ hay giật mình thì mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời.

Xem chi tiết tại: Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu

Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc do một số nguyên nhân cụ thể:

Trẻ sơ sinh khó ngủ do sinh lý

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh một phần do sinh lý của bé. Theo bác sĩ Nam, có 2 dạng giấc ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ đó chính là REM và NREM. Trong đó, NREM chiếm khoảng 75% tổng số thời gian ngủ của trẻ và 25% còn lại là giấc ngủ REM.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ REM chiếm đến 50% tổng số thời gian ngủ của trẻ. Đặc điểm của giấc ngủ REM chính là cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh khi bé ngủ gồm tim đập nhanh, thở nhanh, não tăng chuyển hóa,… Điều này dẫn đến việc chỉ cần một cử động nhỏ thôi cũng đủ để làm bé giật mình và thức giấc.

Ngoài ra, nếu trẻ phát triển đến những thời điểm như: tập bò, mọc răng, tập đi,… thì giấc ngủ của bé cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Chưa kể, ban ngày bé vận động nhiều thì ban đêm cũng dễ nằm mơ và giật mình khi đang ngủ ngon.

Trẻ ngủ không sâu giấc do bệnh lý

Ngoài khó ngủ do sinh lý thì trẻ sơ sinh còn bị rối loạn giấc ngủ do một số bệnh lý như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Trẻ mắc bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… sẽ khiến đường thở bị thu hẹp. Điều này dẫn đến việc nghẹt mũi, khó thở nên giấc ngủ không được ngon.
  • Thiếu vi chất: Trẻ sơ sinh thiếu một số vi chất như kẽm, magie trong quá trình phát triển cũng là nguyên nhân chính khiến giấc ngủ của trẻ chập chờn.
  • Còi xương: Đây là biểu hiện của việc thiếu hụt canxi, vitamin D. Nếu bệnh còi xương không được điều trị sớm thì không những ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn để lại một số di chứng như đầu bẹp, trán dô, lồng ngực dô,…

Các trường hợp trẻ bị rối loạn giấc ngủ do sinh lý mẹ có thể khắc phục tại nhà. Nếu mắc các bệnh lý như chúng tôi đề cập, mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.

Xem thêm: Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh: Cách uống và các thương hiệu uy tín

Một số nguyên nhân khác

Trẻ sơ sinh khó ngủ, hay giật mình nhưng không phải do bệnh lý hay sinh lý, mẹ nên tìm hiểu một số nguyên nhân liên quan như:

  • Phòng ngủ quá kín: Phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng, mẹ đóng kín cửa khiến không gian bức bối, khó chịu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ.
  • Trẻ ngủ sai cách: Mẹ cho bé đi ngủ quá muộn, ngủ nhiều vào ban ngày, tư thế ngủ không đúng,…

Cách khắc phục để con có giấc ngủ ngon

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, mẹ có thể áp dụng theo một số phương pháp dưới đây:

Cho trẻ ngủ khi có nhu cầu

Nhiều mẹ vì muốn trẻ ngủ theo giờ giấc sinh hoạt của mình nên đã cưỡng chế giấc ngủ của bé. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến trẻ ngủ không ngon và hay giật mình. Vậy nên, khi trẻ buồn ngủ, chớp mắt liên tục, lim dim và ngáp nhiều lần thì mẹ nên cho bé đi ngủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé.

Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm

Thói quen thức đêm trong bụng mẹ sẽ được trẻ duy trì sau khi sinh. Tuy nhiên, khi bé đã được 2 tuần tuổi thì mẹ có thể dạy bé phân biệt ngày và đêm để thay đổi thói quen của bé. Ban ngày, mẹ có thể chơi với con nhiều hơn, nói chuyện, hát cho bé nghe, đảm bảo ánh sáng đầy đủ và duy trì những tiếng động thường ngày như: tivi, tiếng cười đùa. Còn ban đêm, mẹ nên giữ yên tĩnh trong những cữ bú và chỉ giữ ánh sáng đèn ngủ.

Xem thêm: Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?

Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ buồn ngủ, mẹ nên đặt trẻ vào nôi hoặc lên giường rồi từ từ ru bé vào giấc ngủ. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé ngủ trên tay rồi mới lót bé xuống giường. Như vậy, bé sẽ có cảm giác thiếu an toàn khi rời xa vòng tay mẹ và ngủ không sâu như trẻ tự ngủ.

Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ tốt nhất

Mẹ cần cho bé ăn no, tạo không khí thoáng mát, bình yên trong phòng ngủ, vệ sinh giường ngủ thường xuyên và cho bé nghe những bài nhạc du dương để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến trẻ sơ sinh khó ngủ mà mẹ cần quan tâm. Giấc ngủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định đến sự phát triển thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ nên mẹ hãy tìm hiểu kỹ để đảm bảo bé có giấc ngủ ngon và sâu nhất nhé.

[*] Nghiên cứu về trầm cảm sau sinh của Women’s Health – Postpartum depression

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
  • Các phương pháp E.A.S.Y 3, 4 cho bé theo từng độ tuổi
  • Trẻ bị viêm amidan: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả
  • Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân và cách chữa đơn giản
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories