Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Chuyên gia tư vấn

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết để…

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm. Trên thực tế, ông bà xưa vẫn giữ quan niệm nên bổ sung nước cho trẻ ngay từ những ngày đầu sau sinh. Vậy vấn đề này thực chất là như thế nào? Có gây ảnh hưởng đến bé hay không? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu lời giải trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Theo bác sĩ Tâm, hầu như tất cả quá trình chuyển hóa của cơ thể đều cần có nước (chiếm 60 – 70% hoạt động). Việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp cơ thể thải độc thông qua bài tiết và tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, nhu cầu cung cấp nước ở người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì bác sĩ khuyến cáo không nên bổ sung nước. Bởi sữa mẹ có tới 88% lượng nước và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho cơ thể của bé. Việc cho bé uống thêm nước là không cần thiết ở giai đoạn này.

Với những bé sử dụng sữa công thức thì thỉnh thoảng mẹ nên cho con uống một ít nước. Sữa công thức có chứa hàm lượng muối nên việc bổ sung nước sẽ giúp con đi ngoài dễ hơn. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất khi bé uống sữa công thức diễn ra chậm nên nhu cầu bổ sung nước là điều tất nhiên.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh cần được cung cấp nước khi gặp một số tình trạng như táo bón, sốt, đi ngoài, thời tiết nóng bức,…. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Xem thêm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Tư vấn liều lượng, cách dùng hiệu quả

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước gây hậu quả gì?

Ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, mẹ cho con uống nước không đúng cách sẽ gây ra các hậu quả:

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Theo báo cáo của WHO, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bổ sung nước sai cách là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Dù nước có sạch hay tinh khiết, cũng đều có nguy cơ chứa mầm bệnh.

Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên nếu mẹ không biết cách bổ sung nước theo đúng tiêu chuẩn thì sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Thống kê cho thấy, mẹ cho con uống nước ở giai đoạn này thì khả năng bé gặp tình trạng tiêu chảy cao gấp 2-3 lần so với những trẻ khác.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sữa

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi. Việc cung cấp thêm nước sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Ngoài ra, kích thước dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên việc bổ sung nước sẽ khiến dạ dày bị lấp đầy dẫn đến tình trạng trẻ bú ít hơn. Về lâu dài, cơ thể trẻ tăng trưởng chậm, kém phát triển và thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Mẹ thường xuyên cho trẻ sơ sinh uống nước thì sẽ làm giảm nhu cầu bú sữa mẹ. Điều này khiến cho quá trình sản xuất sữa chậm hơn, cơ thể mẹ mệt mỏi, ngực căng tức do lượng sữa quá nhiều. Thậm chí có nhiều trường hợp, mẹ sẽ bị tắc tia sữa do bé không chịu bú như bình thường.

Gây nhiễm độc nước

Tình trạng nhiễm độc nước tuy hiếm gặp nhưng mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Khi cơ thể của bé bổ sung nhiều nước thì nồng độ natri trong cơ thể sẽ bị loãng. Chức năng thận của trẻ chưa hoàn thiện nên không thể duy trì lượng natri cần thiết. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt natri và để lại những hệ lụy nguy hiểm như co giật, ảnh hưởng tới não, động kinh,…

Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi nào trẻ sơ sinh được uống nước?

Khi đã giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh có được uống nước không? nhiều mẹ lại băn khoăn khi nào nên cho bé uống nước để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng iPREG tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Thời điểm ăn dặm

Thời điểm ăn dặm là thời điểm tốt nhất để cho bé uống nước. Bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón. Tất nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho trẻ ở giai đoạn này nên mẹ chỉ cần cho con tập ăn dặm từ 1 – 2 bữa/ngày thôi nhé.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ

Tiêu chảy

Nếu con bị tiêu chảy, mẹ cần bổ sung nước oresol và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. Nguyên nhân là khi bé đi ngoài nhiều, lượng natri và kali trong cơ thể bị thiếu hụt nên phải bù lại năng lượng thông qua nước oresol. Ngoài ra, đây cũng cách bù chất điện giải an toàn cho bé mà mẹ có thể tin tưởng.

Vào mùa hè

Bên cạnh việc cho con uống nước ấm, thì mẹ vẫn có thể bổ sung các loại nước như: dưa hấu, đậu xanh,… Mùa hè là lúc thời tiết nóng bức, cơ thể dễ mất nước nên mẹ cần cung cấp nước kịp thời cho bé. Như vậy sẽ có tác dụng tán nhiệt, nhiệt độ cơ thể cũng được điều tiết tốt hơn.

Trẻ bị ho, sốt

Khi trẻ bị ho hay sốt, mẹ cần cho bé uống nước song song với các cữ bú. Lúc này, nước sẽ giúp cho thanh phế, thanh nhiệt diễn ra thuận lợi. Mẹ có thể dùng củ mã thầy hay quả lê nấu chung với nước để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với trẻ lớn hơn một chút, có thể cho uống nước ép trái cây bởi hàm lượng vitamin cao nên sẽ giúp tăng sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất tuyệt vời.

Xem thêm: Lê hấp đường phèn: Bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu quả

Các lưu ý khi cho trẻ uống nước

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Tác hại là gì? Thời điểm nào thì con được uống nước đều được iPREG giải đáp cho mẹ ở các mục trên. Vậy khi cho trẻ uống nước, mẹ cần lưu ý điều gì?

  • Mẹ thường hay cho con uống khi cảm thấy con đang khát. Điều này hoàn toàn sai, bởi lúc này bé sẽ muốn uống nhiều nước hơn. Từ đó, lượng nước trong cơ thể bị mất cân bằng do khu thần kinh phát ra tín hiệu đòi hỏi đáp ứng nhu cầu tăng cao. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống có giờ giấc cố định.
  • Hạn chế sử dụng nước suối đóng chai, nước chưa nấu hay nấu lại nhiều lần. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng ly giấy hoặc ly nhựa khi cho con uống.
  • Đặc biệt, không dùng các loại sữa tươi, nước ngọt có ga,… để thay thế. Điều này sẽ làm cho trẻ dễ bị béo phì và mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường,…
  • Trước khi bú sữa mẹ, bé không nên uống nước vì sẽ làm con mau no và có cảm giác chán ăn, bỏ bú.
  • Khi cho trẻ uống nước, mẹ nên sử dụng nước đã đun sôi và để nguội. Tác dụng chính sẽ giúp cơ thể của con hấp thụ và trao đổi chất tốt hơn. Quá trình bài tiết được thúc đẩy và thận không bị gây gánh nặng. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không cho con uống nước để qua đêm vì có thể vi khuẩn đã xâm nhập vào.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả

Bên cạnh các vấn đề cần lưu ý ở trên, mẹ cũng nên nắm thêm:

Lượng nước cho bé uống

Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không cần phải bổ sung nước. Tuy nhiên, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống khi gặp tình trạng còi xương, đi ngoài nhiều, thời tiết nóng nực. Lượng nước một ngày nên cung cấp cho trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ từ 30 – 60ml.

Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung nước khoảng 100-200ml nước mỗi ngày. Còn bé trên 1 tuổi, lượng nước có thể dao động từ 1-2 lít tùy vào thể trạng và nhu cầu của bé. Khi uống, mẹ nên đổ nước vào bình, thìa hay cốc để con uống dễ hơn.

Xem thêm: Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh: Tỷ lệ, nhiệt độ phù hợp

Cách cho bé uống nước

Trẻ ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi được uống nước nhưng không cần quá nhiều. Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống vài ngụm (dưới 4 muỗng). Mẹ lưu ý, lượng nước chỉ tăng dần khi con lớn hơn một chút.

Việc tập cho con nhỏ uống nước không quá khó. Khi bé đã cứng cáp, mẹ hãy tập cho bé thói quen bổ sung nước cho cơ thể. Có thể là sau khi đi chơi, sau khi ăn hay bất kỳ lúc nào mẹ thấy cần thiết đều được. Nếu con không thích, mẹ không nên ép bé uống. Mẹ cũng nên thực hiện việc uống nước trước mặt con, để con hiểu và dần thích nghi hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể linh động thay thế bằng nước ép trái cây, nước rau củ để bé hợp tác và vui vẻ khi thưởng thức.

Xem thêm: Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?

Vấn đề về trẻ sơ sinh có được uống nước không, iPREG đã giúp mẹ giải đáp ở trên. Hi vọng mẹ sẽ nắm bắt và ghi chép lại các thông tin cần thiết nhất. Chúc mẹ sẽ nuôi dạy con thật tốt để bé giúp bé phát triển tốt nhất nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Tư vấn: Mẹ sau sinh cần uống thuốc gì để tốt cho sức khỏe?
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Tại sao bé khóc? Hiểu đúng để nuôi con tốt hơn
  • Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Phương pháp và những lưu ý
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories