Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tiềm ẩn nhiều nguy hại cho bé. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra sao? Mẹ…
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh do vi khuẩn, vi rút gây nên. Ở mức độ nặng, tiêu chảy khiến cơ thể của bé mất nước, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trang bị các kiến thức hữu ích về tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ giúp mẹ có hướng xử lý tốt nhất, đảm bảo an toàn cho bé.
Như bạn đọc đã biết, trẻ sơ sinh phấn lớn dùng sữa mẹ như nguồn dinh dưỡng chủ đạo. Bé bị rối loạn tiêu hóa nhiều khả năng liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống của mẹ. Vậy nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Hãy cùng bác sĩ Trần Thành Nam của iPREG tìm hiểu chi tiết.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy (Diarrhea in infants) do một số nguyên nhân chủ yếu như:
Nhiễm trùng đường ruột
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là nhiễm trùng đường ruột. Một số loại vi rút, vi khuẩn như rotavirus, salmonella hoặc ký sinh trùng giardia xâm nhập vào đường ruột và gây tổn thương nghiêm trọng. Lúc này trẻ đi ngoài phân lỏng, kèm thêm các triệu chứng như nôn mửa, sốt rất nguy hiểm. Đồng thời nhiễm trùng đường ruột còn là tiền đề gây ra các bệnh ở trẻ nhỏ như: viêm dạ dày, viêm ruột,…
Không dung nạp lactose
Trong thành phần của sữa công thức hay sữa mẹ đều có lactose. Một khi cơ thể của bé không tự sản xuất đủ lượng enzyme lactase để tiêu thụ hàm lượng lactose, dẫn tới tích tụ ở ruột gây nên các vấn đề về đường ruột như: trẻ bị sôi bụng, táo bón, tiêu chảy.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Những dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn non nớt và rất nhạy cảm khi xuất hiện một số thay đổi nhỏ trong quá trình bổ sung dưỡng chất cần thiết. Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn và đột ngột chuyển sang sữa công thức, hệ tiêu hóa sẽ chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng tiêu chảy trong một số ngày đầu.
Ngoài ra, bình sữa, dụng cụ ăn dặm không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến virus có cơ hội xâm nhập vào đường ruột của bé.
Chế độ ăn uống của người mẹ
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể xuất phát từ những thức ăn mà mẹ dung nạp mỗi ngày. Trong đó, thực phẩm cay, nóng, chất kích thích có chứa caffeine,… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa mẹ và làm tổn thương hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dễ nhận biết
Số lần đi ngoài ở mỗi trẻ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào lượng sữa bé bú và khả năng hấp thụ dưỡng chất. Tuy nhiên vẫn có một số quy chuẩn để nhận biết bé sơ sinh đi ngoài bình thường, đó là:
- Sau khi chào đời, từ 6-12h bé đi ngoài phân màu xanh, không mùi, gọi là phân su. Tình trạng này sẽ hết trong vòng 2-3 ngày sau đó.
- Bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì số lần đi ngoài mỗi ngày là 5-6 lần, phân mềm có màu vàng hoặc cam.
- Với những bé uống sữa công thức, một ngày đi ngoài khoảng 1-3 lần. Tùy vào loại sữa bé bú mà phân có màu vàng, nâu hoặc xanh xám.
Xem thêm: Men tiêu hóa cho trẻ: Công dụng và cách sử dụng an toàn
Để dễ dàng nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay không, mẹ cần chú ý một số điểm như sau:
Tần suất vệ sinh
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ đi ngoài thường xuyên với số lần nhiều hơn bình thường. Nếu sức khỏe ổn định, mỗi ngày bé chỉ đại tiện 1-2 lần. Khi bị tiêu chảy, số lần đại tiện tăng lên với tần suất nhiều hơn hẳn. Chỉ cần để ý một chút mẹ có thể dễ dàng phát hiện.
Đặc tính phân thay đổi
Khác với những bé khỏe mạnh đại tiện phân dạng sệt, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng. Nhiều trường hợp ghi nhận trong phân xuất hiện máu hoặc chất nhầy với mùi tanh đặc trưng. Ngoài ra, màu sắc phân cũng thay đổi và thường trào ra khỏi tã (bỉm) lót.
Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?
Biểu hiện bên ngoài
Các biểu hiện dễ nhận biết khi bé bị tiêu chảy có thể kể đến như: trẻ luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bú kém,… Nhiều bé sức đề kháng yếu có dấu hiệu sốt. Nếu để bệnh chuyển nặng, bé có thể bị mất nước với những biểu hiện như: miệng và lưỡi khô, mắt trũng hơn so với bình thường,…
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khiến mẹ lo lắng không biết nên làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu những biện pháp giúp bé yêu giảm nhanh triệu chứng đi ngoài ngay sau đây.
Cho trẻ bú nhiều để bù nước
Tiêu chảy, đi ngoài khiến cơ thể bé mất đi một lượng nước nhất định. Đó là lý do mẹ cần cho bé bú nhiều, bú thường xuyên để bù nước và giúp cơ thể nhanh phục hồi. Mẹ có thể chia nhiều cữ bú hoặc bổ sung thêm nước chứa oresol để bù chất điện giải nếu cần thiết.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Chuyên gia tư vấn
Bổ sung thực phẩm loãng, nhuyễn, nấu kỹ
Một sai lầm nghiêm trọng khi bé bị tiêu chảy đó chính là không bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Mẹ vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng hằng ngày để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong giai đoạn này, mẹ nên nấu thức ăn theo dạng lỏng, nhuyễn và nấu kỹ để bé dễ hấp thu hơn.
Cho trẻ đi khám bác sĩ
Nếu bé tiêu chảy kéo dài kèm theo một số triệu chứng như: sốt cao, nôn ói nhiều, mất nước nặng, mắt trũng sâu,… mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé uống. Đường ruột của trẻ sơ sinh còn non yếu và chưa hoàn thiện. Nếu mẹ tự ý cho bé uống thuốc có thể ảnh hưởng đến đường ruột và khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Trường hợp cần sử dụng thuốc thì mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bé.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Chế độ ăn uống của mẹ góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Vậy mẹ nên kiêng gì và ăn gì trong trường hợp này?
Thực phẩm nên ăn
Sữa chua
Theo nhiều nghiên cứu, sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic có tác dụng bảo vệ đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung từ 1 – 2 hũ sữa chua để tăng lợi khuẩn, loại bỏ hại khuẩn và cải thiện chất lượng sữa mẹ cũng như hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sữa chua tại nhà để vừa vệ sinh, an toàn vừa tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Tư vấn: 10 cách gọi sữa nhanh về đơn giản mà hiệu quả
Uống nhiều nước và ăn nhiều loại rau củ
Nếu mẹ đang băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì thì đừng bỏ qua các loại rau củ tốt cho sức khỏe nhé. Việc mẹ bổ sung nước thường xuyên sẽ gia tăng quá trình sản xuất sữa và đảm bảo đủ lượng sữa cung cấp cho bé yêu.
Đặc biệt, uống nước kết hợp với ăn nhiều rau củ sẽ nâng cao chất lượng sữa mẹ, tốt cho đường ruột của bé và giảm tình trạng tiêu chảy rất tốt. Một số rau củ mẹ nên bổ sung như: bông cải xanh, cà rốt, củ dền, rau có màu xanh đậm,…
Bổ sung trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng trung hòa sữa mẹ rất tốt. Từ lâu, trà hoa cúc đã được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa như: khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,… nên mẹ có thể yên tâm sử dụng. Mẹ có thể uống trà hoa cúc thay nước trong những ngày bé bị tiêu chảy để nâng cao hiệu quả điều trị.
Xem thêm: Enterogermina là thuốc gì? A-Z các thông tin quan trọng cần biết
Thực hiện chế độ BRAT
Chế độ BRAT bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì. Đây là chế độ ăn được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng với công dụng dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và ít chất đạm giúp cho phân của trẻ được đặc hơn, bù đắp chất điện giải, bù nước và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Thực phẩm nên tránh
Ngoài thực phẩm nên ăn thì mẹ cũng cần tránh những nhóm thực phẩm dưới đây để kiểm soát nhanh tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này rất khó hấp thụ dẫn tới khó tiêu, ảnh hưởng đường ruột.
- Thực phẩm chưa chín: Gỏi cá, tiết canh, nem chua được xem là các món dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, thực phẩm chưa chín cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng tiêu chảy ở trẻ nặng hơn.
- Đồ chua: Trái cây có vị chua, thực phẩm muối chua sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường ruột của bé.
Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh: Cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Ngoài ra, mẹ nên tránh xa các nhóm thực phẩm nhiễm độc, dễ gây dị ứng, các chất kích thích, nước uống có gas,… gây tổn thương tới hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Trên đây là các thông tin chia sẻ về tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Hi vọng mẹ sẽ hiểu hơn và có hướng điều trị kịp thời để tránh những di chứng không mong muốn xảy ra.
Mẹ có thể tham khảo
- Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì? Cách phòng tránh ra sao?
- Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
- Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh an toàn ngay tại nhà
- Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh: Tỷ lệ, nhiệt độ phù hợp
- Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học