Trẻ sơ sinh bị táo bón: Những dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị táo bón là bệnh lý thường gặp. Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu để…

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng giống như khi trẻ bị tiêu chảy, không nhiều bố mẹ hiểu rõ thông tin bệnh lý cũng như cách điều trị hiệu quả. Theo bác sĩ Tâm tại iPREG, táo bón ở trẻ sơ sinh là bệnh khá lành tính. Vì vậy mà cách chữa và phòng tránh cũng tương đối đơn giản nếu gia đình nắm vững những thông tin chi tiết chúng tôi cung cấp dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm


ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón thường gặp

 

Táo bón (Constipation in Infants) là tình trạng phân trở nên khô cứng, khó thải ra ngoài, đồng thời làm giảm số lần đại tiện chỉ còn khoảng 3 – 4 lần/tuần. Để đẩy phân ra ngoài, trẻ phải dùng sức để rặn, gây đau đớn, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: trẻ biếng ăn chậm lớn, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, rối loạn chức năng vị tràng,… Vì vậy, nhận biết sớm trẻ mắc bệnh có thể làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Ở tuổi này, trẻ chưa biết nói, vì vậy bố mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh:

Tần suất đi ngoài ít hơn

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi đại tiện từ 2 – 3 lần/ngày. Nếu tần suất này giảm dần còn 1 – 2 ngày mới đi ngoài một lần, nhất là trẻ mới sinh dưới 1 tháng tuổi thì nhiều khả năng là trẻ đã bị táo bón.

Phân cứng và vón thành cục

Trẻ sơ sinh bị táo bón phân sẽ có hình viên nhỏ, có màu đen hoặc xám, khô và không có độ ẩm. Trường hợp trong phân có lẫn máu thì chứng tỏ hậu môn của bé bị tổn thương do táo bón.

Trẻ quấy khóc, bỏ bú, chán ăn

Trẻ thường xuyên quấy khóc, bú ít, chán ăn và tỏ ra khó chịu cũng là một biểu hiện để nhận biết trẻ đã bị bệnh.

Đầy bụng, khó tiêu

Vì thức ăn vào ruột không được tiêu hóa nên bụng của bé luôn trong tình trạng phình to, khi sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé đang bị khó tiêu, chướng bụng, dấu hiệu sớm của bệnh táo bón.

Xem thêm: Vitamin D cho trẻ sơ sinh: Cách bổ sung an toàn từ chuyên gia

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón

 

Táo bón là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, vì vậy nguyên nhân gây bệnh xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé, cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống thiếu hợp lý của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho bé. Trong khi 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng nhất của trẻ chính là sữa mẹ. Do vậy, việc ăn uống thiếu hợp lý, không điều độ của mẹ sẽ là tác nhân gián tiếp gây nên bệnh táo bón nơi trẻ.

Thông thường thực đơn gây táo bón sẽ có nhiều đồ ăn cay nóng, khó tiêu, giàu đạm nhưng ít chất xơ từ rau xanh, củ quả. Bên cạnh đó, ăn uống thiếu chất, không đủ bữa cộng thêm ngủ nghỉ không điều độ cũng góp phần làm giảm chất lượng sữa nạp vào cho bé, khiến bé dễ bị mắc bệnh hơn.

Chế độ ăn uống  của trẻ

Uống sữa công thức quá sớm

Theo các chuyên gia, trẻ uống sữa công thức quá sớm, nhất là giai đoạn dưới 6 tháng tuổi sẽ dễ có nguy cơ bị táo bón hơn trẻ chỉ uống sữa mẹ. Dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện nên có một số thành phần trong sữa ngoài trẻ không thể tiêu hóa được. Ngoài ra, nếu mẹ pha sữa không đúng công thức cũng có thể làm tăng khả năng trẻ bị táo bón rất cao.

Nhưng tại sao trẻ bú sữa mẹ thì nguy cơ bị táo bón thấp hơn? Vì trong sữa mẹ có các thành phần cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo, giúp trẻ có thể tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Vì vậy, ngay cả khi không đi đại tiện trong vài ngày, trẻ vẫn có thể đi ngoài ra phân mềm.

Xem thêm: Bảng so sánh sữa mẹ và sữa công thức: Cách kết hợp 2 loại sữa hiệu quả

Uống không đủ nước

Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng chưa phải là nguồn cung cấp đủ nước cho cơ thể. Việc uống không đủ nước, khiến cơ thể mất nước cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

Chế độ ăn dặm thiếu khoa học

Trường hợp trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì chế độ ăn thiếu chất xơ, rau xanh, trái cây,…. cũng là một tác nhân gây bệnh táo bón ở trẻ.

Một vài nguyên nhân khác từ bệnh lý

Bên cạnh các tác nhân bên ngoài thì trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón là do các bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của trẻ như: đường tiêu hóa bị tổn thương thực thể, dị tật bẩm sinh (đại tràng phình to, bệnh suy giáp trạng,…). Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị táo bón vì nguyên nhân này không cao nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng.

Xem thêm: Nứt đốt sống là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Cách chữa trị trẻ sơ sinh bị táo bón tại nhà

 

Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Trẻ bú mẹ mà bị táo bón thì mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế tình trạng táo bón của con và không để bệnh tái phát trở lại. Trong thực đơn hằng ngày mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, khoáng chất cũng như các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Tuyệt đối nên tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, khó tiêu hóa. Không nên sử dụng nước uống có cồn, có chất kích thích, thuốc lá,… vì đây cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Xem thêm: Thực phẩm cần tránh sau sinh: Tư vấn chi tiết từ chuyên gia

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé

Trường hợp trẻ dùng sữa công thức mà bị táo bón thì mẹ có thể đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn hoặc xem lại cách pha của mình. Mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại sữa phù hợp nhất.

Trường hợp trẻ thiếu nước, mất nước thì cho trẻ bú nhiều hơn, ngoài ra có thể bổ sung thêm nước lọc, nước trái cây (khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm).

Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Không nên cho trẻ uống đồ uống có ga, ăn nhiều các loại bánh kẹo có chứa cacao, đồ ăn có nhiều đường,…

Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Chuyên gia tư vấn

Tắm nước ấm

Tắm cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt ngâm hậu môn trong nước ấm sẽ có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Có thể ngâm hậu môn cho trẻ từ 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Massage bụng

Massage bụng cũng là phương pháp chữa trị táo bón khá hiệu quả. Cách thực hiện rất dễ. Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn rồi xoa nhẹ. Việc này sẽ giúp phần thức ăn khó tiêu trong bụng bé mềm ra và chuyển động dần xuống hậu môn. Lặp lại động tác này 3 phút/lần để kích thích trẻ đi ngoài dễ hơn.

Xem chi tiết: Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết

Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón cần nhập viện?

Trường hợp triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn hai tuần, đã áp dụng các cách chữa trị trên mà không khỏi. Đồng thời kèm thêm các dấu hiệu như: sốt, nôn ói, phân có lẫn máu, bụng bự lên, sụt cân hay nứt hậu môn thì bố mẹ nên đưa trẻ nhập viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể áp dụng các cách điều trị như: cho thuốc làm mềm phân, kích thích trẻ đi ngoài nhiều hơn. Nếu trẻ có ứ phân thì phải tiến hành sổ phân ngay. Ngoài ra có thể cho sử dụng một số loại thuốc khác như: Enterogermina, thuốc nhuận tràng, thuốc tăng cường nhu động ruột, men tiêu hóa cho trẻ,…

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị táo bón, mong rằng sẽ thật hữu ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc trẻ tại nhà nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh cũng như các biểu hiện bên ngoài để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế chữa trị ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé.

Mẹ có thể tham khảo

  • Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
  • Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học
  • Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ
  • Tư vấn: 10 cách gọi sữa nhanh về đơn giản mà hiệu quả
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories