Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một bệnh lý thường gặp. Nguyên nhân do đâu, trẻ mắc bệnh có sao không? Cách xử…

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng khá phổ biến khi hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Mặc dù sôi bụng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bé mệt mỏi, khó chịu; thậm chí quấy khóc, bỏ bú,… ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình phát triển sau này.

Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Nguyên nhân là gì? Cách xử lý ra sao? Mẹ đừng bỏ qua những chia sẻ của bác sĩ Đặng Thanh Tâm – iPREG dưới đây để hiểu hơn về chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Qua đó, tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất cho con ngay tại nhà.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua. Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp mẹ biết cách xử lý một cách nhanh nhất. Theo bác sĩ Tâm, dưới đây là 3 nguyên nhân chính:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do sữa mẹ có vấn đề

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ, trong đó, thực phẩm mẹ dung nạp mỗi ngày sẽ quyết định phần lớn đến nguồn dinh dưỡng mà bé yêu nhận được.

Nếu mẹ thường xuyên ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng đạm cao, dầu mỡ, cay nóng, các loại gỏi, thức ăn chín tái và một số trái cây có vị chua,… bé sẽ rất dễ gặp hiện tượng sôi bụng, đi ngoài, thậm chí tiêu chảy sơ sinh cực kỳ khó chịu khiến mẹ lo lắng.

Ngoài ra, với những mẹ nuôi con bằng sữa công thức thì việc tìm chưa đúng loại sữa phù hợp cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Chưa kể, cách pha sữa không khoa học, vệ sinh bình sữa không đảm bảo, thời gian trữ sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu và lượng sữa mẹ cho bé bú quá nhiều hay quá ít cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hóa của bé.

Xem thêm: Tư vấn: 10 cách gọi sữa nhanh về đơn giản mà hiệu quả

Bé bú không đúng cách dẫn đến sôi bụng

Nhiều trẻ bú sữa công thức hoàn toàn hoặc kết hợp song song giữa sữa công thức và sữa mẹ. Bé bú bình không đúng cách, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm khiến cho không khí đi vào dạ dày nhiều hơn bình thường dẫn đến tình trạng trẻ bị sôi bụng.

Ngoài ra, pha sữa không đúng tỷ lệ, dụng cụ pha chế không được làm sạch, mất vệ  sinh,… cũng là lý do làm cho trẻ bị sôi bụng, ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của bé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do hấp thụ lactose kém

Trong sữa và các sản phẩm từ sữa đều có thành phần lactose. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể do cơ thể không sản xuất đủ enzym để dung nạp lượng lactose tiết ra khiến chúng tích tụ ở ruột.

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần biết

Để có các biện pháp xử lý kịp thời thì điều đầu tiên mẹ cần làm đó chính là nắm được những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng dưới đây.

  • Bé khó chịu, quấy khóc và bỏ bú: Khi bị sôi bụng, trẻ sẽ bú ít hơn bình thường và quấy khóc cả ban ngày lẫn ban đêm. Nếu tình trạng này kéo dài thì bé sẽ mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng và sụt cân nhanh.
  • Bụng phát ra âm thanh ọc ọc: Nếu để ý kỹ, mẹ sẽ nghe được những âm thanh ọc ọc phát ra từ bụng của bé. Âm thanh tuy nhỏ nhưng lại khá thường xuyên nên mẹ cần lưu ý để nhanh chóng xử lý kịp thời nhằm giúp bé thoải mái hơn.
  • Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần: Ban đầu, trẻ chỉ bị chướng bụng, ợ hơi nhưng lâu ngày, mẹ sẽ nhận thấy bé tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần. Nếu mẹ không có giải pháp khắc phục sẽ dẫn đến mất nước, chán ăn và để lại nhiều di chứng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Những dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Tùy vào thể trạng và cơ địa của từng bé mà các biểu hiện sôi bụng kéo dài từ 1 tới 2 ngày hoặc lâu hơn. Bố mẹ cần lưu ý và can thiệp sớm để giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, phát triển nhanh về thể lực và chấm dứt triệu chứng sôi bụng càng sớm càng tốt.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ cần lựa chọn đúng biện pháp xử lý phù hợp, tốt nhất cho bé. Cụ thể có những cách điều trị cơ bản như sau:

Lựa chọn sữa công thức đúng cho bé

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do loại sữa công thức bé đang dùng không phù hợp. Khi lựa chọn sữa công thức cho bé, mẹ nên lưu ý những tiêu chí hàng đầu như tính mát, nhiều chất xơ và ít đường lactose. Mẹ cũng nên thử phản ứng của bé trước khi cho bé uống và chọn đúng loại sữa giúp bé hấp thu nhanh các dưỡng chất cần thiết bên trong.

Massage làm giảm chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Massage cho trẻ sơ sinh cũng là cách giảm tình trạng sôi bụng mẹ nên áp dụng. Mẹ massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ 10 tới 15 phút để bé thư giãn và thoải mái hơn. Kết hợp với massage thì mẹ nên vỗ ợ hơi sau khi bé xong để loại bỏ hết không khí dư thừa mà bé hít phải trong quá trình bú sữa mẹ.

Tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên vùng bụng của bé

Hơi ấm có thể kích thích làm cho vùng bụng của trẻ được thư giãn, giúp khí trong ruột dễ thoát ra bên ngoài. Đây cũng là cách được nhiều mẹ áp dụng cho trẻ khi gặp phải chứng sôi bụng, chướng bụng và đã thành công ngoài mong đợi.

Cho bé bú đúng cách và bế đúng tư thế

Lựa chọn đúng tư thế cho bé bú góp phần làm giảm chứng sôi bụng ở trẻ cực kỳ hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo cách cho bé bú dưới đây:

  • Nên nâng đầu của bé cao hơn bụng trong quá trình cho bé bú để tránh sữa bị trào ngược.
  • Cho bé ngậm kín cả quầng vú để ngăn chặn tình trạng hít quá nhiều không khí vào dạ dày.
  • Sau khi bé bú xong, hãy bế bé ngồi trên đùi, hướng lên trước 30 độ và vỗ lưng để bé ợ hơi trước khi cho bé nằm xuống.
  • Đặt bé nằm ngửa xuống giường và gập đầu gối bé liên tục để giảm triệu chứng sôi bụng.

Chú ý tới chế độ ăn uống của mẹ

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Đối với bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống sau sinh để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn và hạn chế các chất kích thích, nước uống có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Đặc biệt, không được ăn thực phẩm chưa được làm sạch, nhiễm khuẩn, thức ăn chưa chín,…

Xem thêm: Thực phẩm cần tránh sau sinh: Tư vấn chi tiết từ chuyên gia

Thăm khám kịp thời nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng kéo dài liên tục

Nếu mẹ đã áp dụng những cách kể trên nhưng tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng hơn thì mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. Mẹ nên nhớ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Để phòng ngừa tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:

Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cố gắng cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất, tăng sức đề kháng và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thụ và hệ tiêu hóa của bé. Vậy nên, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn chín uống sôi. Đặc biệt, mẹ nên tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây khó tiêu, các chất kích thích và đồ ăn chưa chín để bảo vệ đường ruột của bé.

Tìm hiểu tư thế cho bé bú đúng chuẩn

Nếu bé bú sai tư thế sẽ dẫn đến tình trạng không khí tràn vào dạ dày và gây ra hiện tượng sôi bụng. Đó là lý do mẹ cần tìm hiểu tư thế cho bé bú đúng chuẩn để giảm thiểu tối đa vấn đề sôi bụng ở trẻ nhỏ.

Vỗ ợ hơi sau khi cho bé bú

Cách tốt nhất để phòng ngừa chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh đó chính là vỗ ợ hơi. Không khí đi vào dạ dày trong quá trình bé bú không chỉ khiến bé dễ ọc sữa mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng sôi bụng không mong muốn. Mẹ chỉ cần cho bé ngồi lên đùi, hướng lên trước 30 độ và vỗ nhẹ ở phần lưng đến khi bé ợ hơi là được.

Tới đây, iPREG hy vọng mẹ đã tìm được những thông tin hữu ích về việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Những tháng đầu đời là thời gian khó khăn cho cả mẹ và bé, hãy chú ý tới từng biểu hiện dù là nhỏ nhất của con để kịp thời có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Chúc mẹ khỏe, bé ngoan!

Mẹ có thể tham khảo

  • Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân và cách chữa đơn giản
  • Enterogermina là thuốc gì? A-Z các thông tin quan trọng cần biết
  • Trung tâm tiêm chủng tại Hà Nội: 6 địa chỉ vàng mẹ cần biết
  • Bệnh tim bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Trẻ mọc răng: Từ tháng thứ mấy, có những dấu hiệu gì?
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories