Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm là triệu chứng thường gặp nhưng mẹ không được chủ quan. Cùng iPREG tìm hiểu nguyên…
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không sâu giấc,… ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của con. Đây là bệnh lý thường gặp, mẹ cần bình tĩnh xử lý nhằm đảm bảo sức khỏe, tránh những biến chứng nặng hơn có thể xảy đến cho bé.
Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi qua chia sẻ của bác sĩ Đặng Thanh Tâm trong bài viết dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tìm hiểu về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau nên mẹ tuyệt đối không thể xem thường. Bệnh lý này gây ra tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn, ngăn bít bởi dịch nhầy khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.
Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi bị nghẹt mũi bởi giai đoạn này, trẻ chưa học được cách thở bằng miệng nên lượng oxy đi vào cơ thể không cung cấp đầy đủ nhu cầu cho bé. Tình trạng nghẹt mũi sẽ trở nên khó chịu nhất khi bé ngủ hay ăn uống nên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có hướng xử lý kịp thời.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, cảm cúm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp mẹ có biện pháp khắc phục nhanh, hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do dị ứng
Phấn hoa, lông động vật có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng và nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, khói thuốc lá, nước hoa, hóa chất cùng một số món ăn không hợp khẩu vị của bé cũng khiến trẻ bị dị ứng, tích tụ dịch nhầy trong khoang mũi.
Thay đổi thời tiết khiến trẻ bị nghẹt mũi
Hiện tượng nắng, mưa thất thường hoặc thay đổi môi trường sống đột ngột khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.
Hít nhiều bụi bẩn
Nếu không gian sống không được dọn dẹp thường xuyên, có nhiều bụi bẩn thì khoang mũi của bé sẽ tích tụ bụi bẩn từ từ dẫn đến nghẹt mũi, cảm cúm.
Bệnh do virus
Cơ thể bé bị virus xâm nhập khiến sức đề kháng suy giảm, khoang mũi chứa nhiều dịch nhầy lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm rất khó chịu. Ngoài ra, khi virus tấn công thì trẻ sẽ bị sốt và nghẹt mũi nhiều hơn bình thường.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do mắc dị vật
Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm kèm theo quấy khóc, khó thở, đau khi chạm vào mũi thì mẹ nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra xem mũi bé có vướng dị vật bên trong hay không. Nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường gặp
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dễ nhận biết gồm:
Trẻ bị nghẹt mũi dẫn đến ho
Dịch nhầy ở khoang mũi quá nhiều nên khi trẻ nằm ngủ, dịch lỏng này sẽ di chuyển xuống cổ họng và gây nên hiện tượng ho, có đờm. Hiện tượng ho sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm.
Xem thêm: Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ
Hắt hơi
Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do dị ứng bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,… thì sẽ kèm theo một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi.
Ngáy
Dịch nhầy khô lại khiến không khí đi vào đường thở khó khăn hơn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngủ ngáy, thở khò khè ở trẻ nhỏ.
Hơi thở nặng nề
Dấu hiệu mà mẹ dễ nhận biết nhất khi trẻ bị nghẹt mũi đó chính là hơi thở nặng nề, chảy mũi và quấy khóc.
Trẻ bị sốt khi mắc chứng nghẹt mũi
Khi trẻ mắc một số bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp thì nghẹt mũi thường đi kèm với tình trạng sốt cao. Vậy nên, mẹ cần nắm được những triệu chứng này để có hướng xử lý kịp thời nhất nhằm đảm bảo bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Thường thì trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm nhẹ, mẹ có thể xử lý tại nhà để khắc phục tình trạng này. Một số biện pháp mà mẹ nên áp dụng có thể kể đến như:
Hút mũi giảm nghẹt
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều dụng cụ hút, rửa mũi cho trẻ an toàn, mẹ có thể tin dùng. Mẹ chỉ cần chọn cho mình dụng cụ phù hợp với bé yêu và tiến hành hút mũi theo đúng hướng dẫn. Để yên tâm hơn thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi hút mũi cho bé.
Nhỏ nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, làm sạch niêm mạc mũi giúp bé dễ dàng hô hấp hơn. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa, sau đó nhỏ nước muối vào 2 bên hốc mũi và massage nhẹ nhàng. Biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi mẹ thực hiện tối đa 3 lần/ngày. Không nên lạm dụng bởi dung dịch nước muối có thể làm khô dịch mũi.
Nâng đầu cao khi ngủ
Khi trẻ nghẹt mũi, mẹ nên dùng gối hoặc khăn để kê cao đầu cho bé khi ngủ. Điều này không chỉ giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ, dễ thở hơn mà còn ngăn không cho dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm rất hiệu quả.
Xem thêm: Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
Loại bỏ chất nhầy
Dịch nhầy sau một thời gian nằm trong khoang mũi sẽ khô lại và đóng thành một lớp xung quanh mũi của bé khiến bé khó chịu. Mẹ hãy dùng một miếng tăm bông, tẩm nước muối sinh lý hoặc nước ấm và từ từ loại bỏ chất nhầy này để mũi bé được thông thoáng.
Xông hơi giảm nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Bình phun nước mát dùng để xông hơi cho trẻ nhỏ cũng loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ đó chính là bạn nên vệ sinh dụng cụ thường xuyên để tránh bụi bẩn và vi khuẩn tấn công trong quá trình sử dụng.
Vỗ nhẹ lưng
Khi trẻ nghẹt mũi, khó thở, tức ngực thì mẹ hãy vỗ nhẹ lưng để làm lỏng chất nhầy ứ đọng trong khoang mũi và ngực của bé. Mẹ đặt bé ngồi trên đùi, hướng lên trước 30° và tiến hành vỗ nhẹ đến khi hơi thở của bé nhẹ hơn, ít khò khè hơn là được.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cần đi khám bác sĩ
Nếu mẹ đã thực hiện những biện pháp kể trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm vẫn không thuyên giảm và có dấu hiệu kéo dài thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ. Ngoài ra, một số triệu chứng cho thấy bé cần được kiểm tra tổng quát mà mẹ không nên bỏ qua như:
- Trẻ sốt cao liên tục không bớt: Chất nhầy có màu xanh hoặc vàng, đặc quánh và xuất hiện nhiều cơn ho về đêm.
- Khó thở: Nếu mẹ phát hiện trẻ bị khó thở, thở nhanh thì không nên chủ quan. Nếu không kịp thời thăm khám bác sĩ và có hướng điều trị kịp thời thì trẻ sẽ bị suy hô hấp rất nguy hiểm.
- Phát ban: Nghẹt mũi, cảm cúm kèm theo triệu chứng sốt phát ban kéo dài, mẩn đỏ gây ngứa và khó chịu.
- Sưng mắt, mũi: Nhiều trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sưng trán, mũi, khó khăn khi ăn uống, mắt có màu đỏ,…
- Quấy khóc kéo dài: Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm kéo dài trên 1 tuần và bé thường xuyên quấy khóc thì mẹ hãy đưa bé đến cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị nhé.
Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Để phòng ngừa trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, cảm cúm thì mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Giữ nhà cửa sạch sẽ
Không gian sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé. Vậy nên, mẹ cần giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ và lưu ý một số vấn đề như:
- Không hút thuốc trong nhà và đặc biệt là không để bé tiếp xúc với tàn thuốc.
- Thảm lau chân phải sạch sẽ và giặt thường xuyên để tránh nguy cơ tiềm ẩn bụi bẩn.
- Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Những gia đình có sử dụng máy lạnh thì nên vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bên trong.
- Không cho bé tiếp xúc với thú cưng. Lông động vật là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng. Do đó, hãy để bé tránh xa thú cưng của bạn.
Bổ sung nước đầy đủ
Việc bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp khoang mũi của bé thông thoáng và hạn chế tình trạng nghẹt mũi rất tốt. Tất nhiên, mẹ chỉ nên bổ sung nước khi bé yêu đủ 6 tháng tuổi trở lên. Với những trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi thì mẹ nên cho bé bú nhiều cữ hơn khi bé bị nghẹt mũi, cảm cúm.
Hơn nữa, mẹ nên đảm bảo nguồn nước cho bé uống hợp vệ sinh, cho bé uống nước ấm và hạn chế uống nhiều vào ban đêm. Mẹ cũng có thể linh động bổ sung nước ép trái cây để bé hợp tác hơn nhé.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Chuyên gia tư vấn
Những lưu ý khi trẻ bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm khiến mẹ lo lắng và muốn nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo tốt nhất cho bé trong quá trình chăm sóc.
Không hút mũi bằng miệng
Vi khuẩn ở miệng người lớn có thể xâm nhập và khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ nặng hơn. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên hút mũi bằng miệng. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn sản phẩm hút mũi an toàn, chất lượng được bán tại các hiệu thuốc uy tín để tiến hành loại bỏ dịch nhầy trong mũi của bé.
Không tự ý cho bé uống thuốc điều trị nghẹt mũi
Nhiều mẹ khá chủ quan và cho bé uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này sẽ dẫn đến những tình trạng như thuốc phản tác dụng, bé bị dị ứng với thuốc hoặc liều lượng không đúng khiến bệnh càng nặng hơn.
Không cho bé đến chỗ đông người
Cơ thể bé đang mệt mỏi, sức đề kháng yếu nên việc đến chỗ đông người khi bé bị nghẹt mũi là không nên. Mẹ hãy tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ và để bé nghỉ ngơi bằng những giấc ngủ sâu. Điều này sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi được cải thiện nhanh chóng đấy.
Hy vọng với những chia sẻ như trên về căn bệnh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ sẽ hiểu hơn và có biện pháp điều trị kịp thời để giúp bé yêu phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. Hãy luôn chọn cho bé yêu những điều tốt nhất và một không gian sống lành mạnh, an toàn.
Mẹ có thể tham khảo thêm
- Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Phương pháp và những lưu ý
- Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Trẻ sơ sinh bị táo bón: Những dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
- Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?