Trẻ mọc răng: Từ tháng thứ mấy, có những dấu hiệu gì?

Trẻ mấy tháng mọc răng, dấu hiệu trẻ mọc răng là gì? Cùng iPREG tìm hiểu lịch mọc răng ở trẻ chi tiết để…

Mọc răng là quá trình sinh lý hết sức bình thường mà mọi “bạn trẻ” đều phải vượt qua. Thông thường sốt là dấu hiệu trẻ mọc răng thường gặp, bên cạnh đó bé có thêm các biểu hiện khác như: quấy khóc, bỏ ăn,… do lợi sưng đau.

Trong nội dung dưới đây, mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết các vấn đề xung quanh câu chuyện trẻ mọc răng gồm: trẻ mấy tháng mọc răng, các dấu hiệu và phương pháp chăm sóc trẻ mọc răng khoa học tại nhà.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Thông thường, trẻ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên. Quá trình này sẽ kết thúc vào tháng thứ 30. Có một vài trẻ răng mọc sớm hơn khi mới 3-4 tháng tuổi, số khác lại mọc răng trễ hơn. Sự chênh lệch về cột mốc thời gian này là chuyện hết sức bình thường nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Đơn giản là vì thể trạng và sự phát triển ở mỗi bé là khác nhau mà thôi.

Trường hợp, trẻ đã hơn 18 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám và kiểm tra ngay. Khoảng 30 tháng tuổi, trẻ đã có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng được chia đều ở hàm trên và hàm dưới.

Trong quá trình trẻ mọc răng, bố mẹ cần lưu ý các khoảng thời gian sau đây:

Từ 6-9 tháng tuổi: Bốn răng cửa giữa

Răng cửa hàm dưới của trẻ sẽ nhú đầu tiên vào tháng thứ 6. Chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng gây đau đớn nhiều nhất. Nhiều bé có cảm giác khó chịu, cáu gắt thậm chí bỏ bú, một số trường hợp có thể sốt nhẹ. Sau đó, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi trẻ bước sang tháng thứ 8.

Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn

Từ 7-10 tháng: Hai răng cửa trên

Khi bé ở được 7-10 tháng tuổi, hai chiếc răng cửa ở trên sẽ mọc lên. Còn hai chiếc răng cửa dưới sẽ mọc lên muộn hơn khi bé bước vào tháng 16.

Từ 12-14 tháng: Bốn răng hàm sữa

Răng hàm sẽ dần dần xuất hiện sau khi răng cửa của trẻ mọc đầy đủ. 2 chiếc răng bên trong thuộc hàm trên sẽ mọc đầu tiên. Sau đó, hai chiếc răng hàm ở dưới đối diện với 2 chiếc răng hàm trên sẽ mọc tiếp theo. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, mẹ cần quan tâm, chú ý tới việc chăm sóc vệ sinh răng miệng ở bé.

Từ 16-18 tháng: Bốn răng nanh sữa

Khi trẻ được 16-18 tháng, chiếc răng nanh sữa hàm trên bắt đầu nhú mọc. Chiếc răng này sẽ lấp đầy khoảng trống giữa vị trí của răng cửa và răng hàm. Sau đó, hai răng nanh hàm dưới xuất hiện. Ở một vài trẻ phải đến tháng 22 tháng mới mọc đầy đủ bốn răng nanh sữa.

Từ 20-30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Trẻ bước sang tháng thứ 20, hai chiếc răng hàm dưới mọc, sẽ lấp đầy vị trí của hàm dưới. Sau đó, hai răng hàm phía trên của trẻ dần dần xuất hiện.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ

Những dấu hiệu trẻ mọc răng thường gặp

Sau khi xác định khoảng thời gian mọc răng ở bé, các mẹ cần phải nắm được một số dấu hiệu trẻ mọc răng, từ đó phát hiện và có cách chăm sóc sao cho phù hợp. Dưới đây là những biểu hiện trẻ mọc răng thường gặp nhất:

  • Bé chảy nhiều nước dãi: Khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, tuyến nước bọt ở khoang miệng của bé kích thích làm cho nước dãi tiết nhiều hơn. Thêm vào đó, chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa thật hoàn thiện cộng thêm khoảng miệng còn nông nên nước bọt dễ chảy ra ngoài. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
  • Xung quanh cằm và miệng nổi mẩn: Vùng da quanh miệng và cằm của bé bị nổi mẩn do nước dãi chảy nhiều. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh kỹ cho bé khi bé chảy nước dãi nhiều để tránh tình trạng này.
  • Bắt đầu có thói quen nhai cắn: Răng nhú làm cho hàm của bé khó chịu, ngứa ngáy. Vì vậy, bé cắn mọi thứ để giảm cảm giác này.
  • Bị sốt nhẹ: Hệ miễn dịch của trẻ thay đổi trong quá trình mọc răng nên khiến thân nhiệt của trẻ tăng nhẹ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5°C thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.
  • Dễ cáu, bú ít: Các cơn đau do mọc răng làm cho tâm trạng của bé không được tốt, dễ cáu kỉnh, lười bú, thậm chí bỏ bú. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác đi kèm như ngủ không ngon giấc, ho, phát ban, hay giật mình, tụ máu nướu răng,…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ mọc răng cho đúng cách

Để giúp bé có cảm giác thoải mái, xoa dịu cơn đau trong quá trình mọc răng, mẹ có thể bỏ túi một số cách chăm sóc đúng cách và khoa học sau đây:

Xoa dịu cơn đau ở trẻ

Khi trẻ mọc răng thường có cảm giác đau và nhức ở nướu. Vì vậy, để xoa dịu cơn đau cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Dùng bông gòn hay gạc mềm sạch thấm nước rồi massage quanh khu vực vùng nướu một cách nhẹ nhàng.
  • Dùng núm vú giả đặt trong ngăn mát tủ lạnh 20 phút, sau đó cho bé ngậm để xoa dịu cơn đau ở trẻ.

Xem thêm: Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết

Chú ý tới chế độ ăn uống ở bé

Thay vì cho trẻ ăn 3-4 bữa trong 1 ngày, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 6-8 bữa trong thời kỳ mọc răng của bé. Không nên ép trẻ phải ăn hết khẩu phần của mình nếu như trẻ không muốn.

Khuyến khích nấu thức ăn ở dạng băm, thái nhỏ để trẻ hình thành thói quen nhai. Nếu trẻ chán ăn có thể thay đổi khẩu vị liên tục để bé hào hứng. Nhiều mẹ cho rằng trẻ mọc răng cần ăn thực phẩm mềm, nhuyễn, không cần nhai là hoàn toàn sai lầm. Vì điều này có thể hình thành cho trẻ chứng biếng ăn, lười nhai, không thúc đẩy hệ xương hàm phát triển.

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung các loại nước ép để hơi mát trong tủ lạnh. Đồ uống này sẽ có tác dụng giúp cho phần nướu của trẻ đỡ sưng đau và khó chịu hơn. Cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ là cách để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh và hạn chế ốm vặt hơn:

  • Canxi nano: Thành phần chính cấu tạo nên răng là canxi. Một khi cơ thể bé thiếu hàm lượng canxi sẽ dẫn tới quá trình mọc răng chậm đi. Răng có thể yếu, kém và không khỏe. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung cho trẻ canxi nano. So với canxi thông thường thì canxi nano có khả năng hấp thu gấp 200 lần, do vậy cơ thể bé sẽ khỏe mạnh nhờ lượng canxi đầy đủ.
  • Vitamin D: Vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể bé hấp thụ tốt canxi và photpho. Vì vậy, cách tốt nhất mẹ bổ sung cho trẻ vitamin D tổng hợp để hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng chắc khỏe.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cung cấp cho trẻ hàm lượng magie, vitamin A, C,… thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng các loại thực phẩm như: trứng, gan, sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá, ghẹ, bề bề, các loại rau xanh đậm, các loại củ quả có màu đỏ hoặc vàng.

Xem thêm: Canxi cho bé: Tư vấn liều lượng và cách bổ sung từ chuyên gia

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau cho bé trong thời kỳ trẻ mọc răng. Chẳng hạn như:

  • Dùng nước lá hẹ xoa toàn bộ răng và lợi cho bé có tác dụng kháng viêm và sưng tốt, làm giảm cơn đau rõ rệt.
  • Thành phần đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt, mẹ có thể nấu với nước rồi dùng bông gạc thoa và massage nướu và lợi cho bé để trẻ được thoải mái hơn.

Xem thêm: Lê hấp đường phèn: Bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu quả

Quan tâm chế độ vệ sinh răng miệng ở trẻ

Chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé trong giai đoạn mọc răng là vô cùng quan trọng để trẻ có hàm răng trắng, khỏe. Bố mẹ nên làm sạch răng hằng ngày cho trẻ bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng. Nếu trẻ còn quá nhỏ chưa thể đánh răng, mẹ có thể dùng bông gạc thấm với nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng.

Tắm nước ấm cho trẻ

Nước ấm có tác dụng lưu thông máu, mang tới cảm giác thư giãn, dễ chịu. Mẹ có thể dùng nước ấm tắm cho bé để giảm cơn đau nhức ở nướu và lợi.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể bé

Nhiều trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt, đi ngoài, tiêu chảy sơ sinh. Điều này khiến cho cơ thể bé bị mất nước. Vì vậy trong giai đoạn mọc răng, mẹ bổ sung nước cho bé. Để kích thích vị giác, mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống nước ép trái cây và sữa,…

Một số lưu ý khi bé mọc răng bố mẹ cần chú ý

Mỗi trẻ mọc răng ở các thời điểm khác nhau, không có thời gian chính xác. Khi trẻ trong thời kỳ nhú răng có biểu hiện sốt cao, hãy đưa bé tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc một cách chính xác.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng quấy khóc của bé diễn ra liên tục, lại không chịu ăn trong một thời gian dài, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ, gây chậm tăng cân và sụt cân.

Khi mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở nướu và lợi nên thường hay đưa các đồ chơi vào miệng. Vì thế, mẹ hãy làm sạch, hong khô các vật dụng đó để đảm bảo vệ sinh, sạch vi khuẩn. Đừng cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật sắc nhọn, dễ làm tổn thương lợi và nướu.

Tránh để trẻ duy trì thói quen nhai một bên. Điều này sẽ làm cho hàm răng của bé dễ bị lệch, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vì lúc này răng trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Để bé có được hàm răng luôn khỏe mạnh, ngay từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên, hãy đưa trẻ tới nha sĩ để được thăm khám nha khoa định kỳ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về quá trình trẻ mọc răng và các điều bố mẹ cần biết. Mọc răng là giai đoạn đánh dấu về sự phát triển ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần chuẩn bị thật tốt các kiến thức hữu ích để trở thành người bạn đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” này.

Mẹ có thể tham khảo

  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học
  • Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Chuyên gia tư vấn
  • Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Phương pháp và những lưu ý
  • Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
  • Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Tư vấn liều lượng, cách dùng hiệu quả
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories