Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Hăm tã là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh). Đâu là nguyên nhân, cách điều trị…

Theo thống kê, cứ 4 bé sơ sinh sẽ có 1 trẻ bị hăm tã. Tình trạng này gia tăng nhiều hơn vào mùa nắng nóng khiến bé khó chịu, quấy khóc và bỏ bú. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân trẻ bị hăm tã và cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất chưa? Hãy cùng iPREG tìm hiểu ngay dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Trẻ sơ sinh bị hăm tã (Diaper rash) vì một số nguyên nhân chính như:

  • Vùng da luôn ẩm ướt: Mẹ thường xuyên mặc tã cho bé và không vệ sinh đúng cách khiến vùng da luôn ẩm ướt chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ.
  • Tã không khô thoáng: Nhiều bà mẹ chọn nhầm tã kém chất lượng, không khô thoáng, vải thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm, non nớt của trẻ nên rất dễ dẫn đến hiện tượng hăm, tấy đỏ khiến bé đau rát, khó chịu.
  • Lạm dụng phấn rôm: Một trong những cách trị hăm tã được nhiều bà mẹ tin dùng đó chính là phấn rôm. Tuy nhiên, phấn rôm chỉ mang đến tác dụng làm dịu vết hăm tã tạm thời. Nếu mẹ quá lạm dụng thì sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng hăm nặng hơn.
  • Cọ xát nhiều với tã: Một số trẻ hiếu động sẽ tương tác với mẹ rất nhiều. Điều này sẽ dẫn đến việc vùng da nhạy cảm của bé cọ xát nhiều với tã khiến da tấy đỏ. Nếu mẹ không vệ sinh thường xuyên, đúng cách thì lâu ngày da bé sẽ bị hăm.

Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh: Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ bầu

Triệu chứng nhận biết trẻ bị hăm tã

Trẻ sơ sinh bị hăm tã nếu được phát hiện sớm sẽ dễ điều trị và không gây ra những cơn đau kéo dài cho trẻ. Vậy triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua là gì?

  • Da bị tấy đỏ: Dấu hiệu nhận biết sớm khi bé bị hăm tã đó chính là da tấy đỏ. Đầu tiên, vùng da ở hậu môn của bé sẽ tấy đỏ và lan dần xuống mông, đùi. Tiếp theo, da sẽ chuyển sang màu đỏ đậm hơn, có mùi khai, loét, rỉ nước. Nặng hơn nữa sẽ chảy máu dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Đặc biệt, khi bé đi vệ sinh sẽ cảm thấy đau rát, giật mình thường xuyên và thỉnh thoảng khóc thét lên vì khó chịu.
  • Trẻ quấy nhiều: Bé bị hăm tã sẽ rất đau rát nên thường xuyên quấy khóc. Chưa kể, ban đêm khi mẹ quấn tã và nước tiểu chạm đến vùng da tổn thương khiến bé giật mình liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Điều này làm bé yêu của mẹ trở nên gắt gỏng hơn, khó chịu hơn.
  • Chán ăn: Bé đau, khó chịu kèm theo mất ngủ, mệt mỏi sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ bú là điều dễ hiểu. Mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để khắc phục tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ nhằm mang lại sự thoải mái cho bé yêu.

Xem thêm: Tại sao bé khóc? Hiểu đúng để nuôi con tốt hơn

Mách mẹ cách trị hăm tã cho trẻ an toàn tại nhà

Khi trẻ sơ sinh bị hăm, mẹ hãy sử dụng những nguyên liệu an toàn dưới đây để điều trị vùng da bị tổn thương.

Dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa tinh chất kháng nấm, kháng khuẩn và làm lành vết thương cực kỳ hiệu quả. Mẹ chỉ cần vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ sạch sẽ, lau khô và thoa một lớp mỏng dầu dừa lên.

Sau đó, để da của bé được khô thoáng và thẩm thấu dầu dừa một cách tốt nhất. Mỗi ngày, mẹ thực hiện thoa từ 2 – 3 lần để đạt hiệu quả trị hăm cao nhất. Một lưu ý nhỏ dành cho mẹ đó chính là lựa chọn dầu dừa nguyên chất. Hoặc nếu mẹ có thời gian, hãy tự nấu dầu dừa để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bé yêu.

Sữa mẹ

Sữa mẹ là một trong những phương thuốc trị hăm tã cho bé tuyệt vời mà mẹ không nên bỏ qua. Trong sữa mẹ không chỉ có dưỡng chất cần thiết mà còn chứa kháng sinh tự nhiên, có công dụng diệt khuẩn, làm sạch da, hỗ trợ làm giảm tình trạng tấy đỏ khi hăm tã.

Sau khi vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ, mẹ hãy nhỏ vài giọt sữa mẹ vào và để khô tự nhiên. Mẹ nên nhớ, dùng sữa mẹ nặn trực tiếp vào vùng da tổn thương và không để sữa mẹ quá lâu trong nhiệt độ phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Xem thêm: Bảng so sánh sữa mẹ và sữa công thức: Cách kết hợp 2 loại sữa hiệu quả

Bột yến mạch

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên lựa chọn biện pháp trị hăm tã cho trẻ nhỏ như thế nào vừa an toàn, tiết kiệm mà hiệu quả lại nhanh thì hãy cân nhắc đến bột yến mạch nhé.

Trong yến mạch có chứa protein giúp làm dịu, bảo vệ da. Đặc biệt, chất saponin có trong yến mạch sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn trên da cực kỳ tốt. Mẹ chỉ cần bỏ một muỗng yến mạch khô hòa vào nước tắm của bé và ngâm bé khoảng 10 – 15 phút.

Sau đó, mẹ tắm lại cho bé bằng nước sạch và lau khô vùng da bị hăm tã. Thực hiện tắm bột yến mạch từ 1 – 2 lần mỗi ngày thì tình trạng hăm da sẽ giảm rất nhanh.

Lô hội

Lô hội là nguyên liệu dễ kiếm và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh. Đặc tính của lô hội là chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, vitamin E có trong lô hội còn là phương thuốc thần kỳ giúp giảm nhanh những vết tấy đỏ, tổn thương da mà mẹ có thể tin tưởng được.

Mẹ cắt một lát lô hội, dựng đứng lên để mủ vàng chảy ra hết. Tiếp theo, cắt phần thịt lô hội thành lát mỏng, thoa nhẹ lên vùng da bị hăm của trẻ và để khô tự nhiên. Chỉ cần thực hiện 1 lần/ngày là tình trạng hăm tã sẽ được cải thiện rõ rệt.

Dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng để trị hăm tã cho con và đã thành công. Tràm trà có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn cao nên mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc điều trị vùng da bị tổn thương do hăm.

Mẹ sử dụng 3 giọt tinh dầu tràm trà, thoa nhẹ lên vùng da tổn thương của bé. Nên nhớ, chỉ thoa một lớp mỏng và không cần massage để tránh bé bị đau rát, khó chịu. Sau 3 – 4 ngày, tình trạng hăm da, tấy đỏ sẽ giảm nhanh chóng.

Xem thêm: Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết

Hướng dẫn mẹ điều trị hăm tã bằng thuốc tây hiệu quả

Nếu tình trạng hăm tã của bé nặng và không có tiến triển khi mẹ áp dụng những biện pháp kể trên thì mẹ có thể cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ và điều trị bằng thuốc tây để giảm nhanh tình trạng đau rát cho bé.

  • Thuốc bôi: Một số loại mỡ, kem bôi bảo vệ da sẽ được bán theo đơn và bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách sử dụng kỹ lưỡng nhất. Mẹ nên lựa chọn những tuýp kem có chứa thành phần như kẽm oxide, petrolatum nhằm bảo vệ da bé một cách tốt nhất. Ngoài ra, thuốc bôi có thành phần lanolin, paraffin, dimethicone cũng được bác sĩ khuyên dùng khi trẻ bị hăm tã nặng.
  • Kem bôi kê đơn: Trong trường hợp bé hăm tã do nhiễm nấm men thì bác sĩ sẽ kê đơn kem bôi 2 – 3 lần/ngày. Sản phẩm này có chứa corticoid hoặc kháng sinh giúp bảo vệ da, làm lành vết thương và kháng khuẩn rất hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc bôi, kem bôi kê đơn thì mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không lựa chọn những loại thuốc có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hay các chất có thể gây kích ứng cho da của bé.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân và cách chữa đơn giản

Những lưu ý khi trẻ bị hăm tã

Trẻ sơ sinh bị hăm tã thì mẹ cần chăm sóc kỹ lưỡng và lưu ý những vấn đề dưới đây:

Tuân thủ nguyên tắc ABCDE (air out the skin: Làm thoáng bằng cách tháo bỏ bỉm, tã – barrier: Sử dụng các loại mỡ, kem bôi tốt cho da – clean: Làm sạch da thường xuyên – disposable diapers: Cân nhắc cho bé dùng loại tã một lần, khô thoáng – educate: Tìm hiểu cách phòng ngừa tái phát hăm tã).

Không sử dụng phấn rôm: Phấn rôm chỉ làm dịu vùng da tổn thương tạm thời và có thể gây bít tắc lỗ chân lông nên mẹ tuyệt đối không sử dụng khi bé bị hăm tã. Nên thay thế phấn rôm bằng các tinh chất tự nhiên tốt cho bé như dầu dừa, tràm trà,…

Không dùng sữa tắm có hóa chất: Khi bé yêu bị hăm tã thì mẹ chỉ nên vệ sinh vùng da tổn thương bằng nước ấm mà thôi. Sau đó, lau khô và thoa một lớp mỏng các tinh chất tự nhiên, kem mỡ, kem bôi an toàn cho làn da của bé.

Không sử dụng khăn ướt có cồn: Khăn ướt có cồn là nguyên nhân chính khiến tình trạng hăm da ở trẻ nhỏ nặng hơn. Mẹ nên lựa chọn khăn mền, lau nhẹ và giúp da bé khô thoáng.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Cách phòng ngừa trẻ bị hăm tã

Để bảo vệ bé yêu tránh bị hăm tã thì mẹ nên thực hiện đúng theo nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Thay tã thường xuyên: Mẹ cần kiểm tra tã của bé thường xuyên và thay ngay khi cảm thấy tã đã đầy. Trước khi thay tã mới thì nên vệ sinh vùng da của bé bằng nước ấm, lau khô rồi mới mang tã mới.

Xem thêm: So sánh các loại tã bỉm sơ sinh: Hãy là mẹ bỉm thông thái

Vệ sinh bằng nước ấm: Thay vì lựa chọn các sản phẩm làm sạch da hay sử dụng khăn ướt thì mẹ nên ưu tiên nước ấm để vệ sinh da của bé. Nước ấm không chỉ bảo vệ da mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ tốt.

Không nhất thiết dùng tã cả ngày: Nếu mùa hè nắng nóng, mẹ nên dành cho con khoảng thời gian vui chơi, thoải mái mà không cần mặc tã cả ngày. Việc mặc tã thường xuyên sẽ khiến bé bí bách, khó chịu và gia tăng tình trạng hăm tã.

Chọn loại tã phù hợp cho bé: Hãy cân nhắc lựa chọn loại tã khô thoáng, mềm mại, dịu nhẹ, không chứa các chất làm hại da. Và đặc biệt là quan sát phản ứng của da bé với loại tã đang dùng để chọn đúng tã phù hợp nhất cho bé yêu của mình nhé.

Sử dụng kem chống hăm chất lượng: Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại kem chống hăm. Nhưng mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng, thành phần và hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Ngoài ra, mẹ cũng nên ưu tiên các tinh chất như dầu dừa, tinh dầu tràm trà và các mẹo trị hăm dân gian để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ.

Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh bị hăm tã để cho mẹ tham khảo. iPREG hi vọng mẹ sẽ có đầy đủ kiến thức và biết cách chăm sóc bé yêu tốt nhất nhằm hạn chế tối đa tình trạng hăm tã, tổn thương vùng da nhạy cảm của bé.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Thuốc kháng sinh cho trẻ: Tư vấn cách dùng và liều lượng
  • Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Tư vấn liều lượng, cách dùng hiệu quả
  • Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
  • Chăm sóc toàn thân cho bé, mẹ đã làm đúng cách?
  • Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories