Trầm cảm khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Trầm cảm gây nhiều biến chứng nguy…
Theo nghiên cứu của American Congress of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), tỷ lệ bà bầu đối mặt với chứng trầm cảm khi mang thai lên đến 25%. Con số này không thể xem thường và ngày càng tăng nhanh đến mức báo động.
Cùng iPREG tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả trầm cảm khi mang thai qua bài viết dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm được xem là một căn bệnh về tâm lý. Khi mắc bệnh, mẹ bầu có những biến đổi về mặc cảm xúc và hành động, đôi lúc không thể làm chủ được bản thân. Tuy trầm cảm chỉ là vấn đề rối loạn tâm lý, nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọng.
Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
Nguyên nhân hàng đầu của chứng trầm cảm khi mang thai phải kể đến là do nội tiết thai kỳ gia tăng đột ngột làm cơ thể mẹ không kịp thích ứng. Sự thay đổi của hormone khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Từ một người thường ngày mạnh mẽ bỗng chốc “đa sầu đa cảm”. Dường như mọi hành động đều làm mẹ suy nghĩ và đặc biệt sẽ “bốc hỏa” nếu nghe thấy lời nói tiêu cực từ bất cứ ai.
Vì tâm hồn nhạy cảm nên lúc nào mẹ cũng phiền muộn, mọi thứ xung quanh trở thành tiêu cực trước mắt. Chẳng may hôm nay chồng đi làm về muộn thì hàng trăm câu hỏi đặt ra trong đầu mẹ. Tất nhiên sự mâu thuẫn là không tránh khỏi. Nếu một ông bố hiểu chuyện sẽ thông cảm cho mẹ, ngược lại không chịu nỗi áp lực mà có những cãi vả thì chắc chắn sẽ làm mẹ càng thấy tủi thân.
Dấu hiệu trầm cảm thai kỳ
Theo chuyên gia, trầm cảm khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt cuối. Đây là giai đoạn mà người mẹ thường có nhiều trăn trở về con của họ nhất. Nếu 3 tháng đầu lo sợ sảy thai, thì 3 tháng cuối lại bất an khi con sắp sửa chào đời. Đặc biệt khi bác sĩ cảnh báo “con yêu” có nguy cơ gặp dị tật, chắc chắc rằng mẹ sẽ “bỏ ăn bỏ ngủ” và suốt ngày chìm trong âu lo.
Ngoài ra trầm cảm khi mang thai còn tìm đến là do yếu tố di truyền. Nếu trước kia gia đình đã có người bị, thì khả năng mẹ mắc bệnh là tương đối cao. Hơn hết những mẹ bị lạm dụng tình dục hoặc có quá khứ đau buồn cũng dễ bất ổn tâm lý hơn so với người bình thường.
Lưu ý: Mẹ đừng quá xem thường căn bệnh tâm lý này, bởi hơn 57% mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sinh non nếu bị trầm cảm khi mang thai. Không những thế con sinh ra thường chậm phát triển, khả năng trí tuệ lẫn thể chất đều thua kém những bạn cùng trang lứa.
Mẹ có thể tham khảo chuyên mục: Tâm lý bà bầu, để có những tư vấn tâm lý thai kỳ phù hợp.
Biểu hiện bệnh trầm cảm khi mang thai
Trên thực tế nhiều mẹ không phát hiện ra mình đã bị trầm cảm, cứ nghĩ đó là cảm xúc thông thường. Lâu ngày dài tháng bệnh tình càng nặng, từ đó kéo theo cả hệ lụy về sau.
Dưới đây là một số biểu hiện trầm cảm khi mang thai thường gặp:
Buồn bã và khóc vô cớ
Một trong những biểu hiện mẹ sắp bị trầm cảm khi mang thai là hay buồn khóc vô cớ. Bình thường người bị trầm cảm rất hay yếu đuối, chỉ cần một vấn đề nhỏ nhặt cũng có thể tủi thân. Thậm chí khi không có chuyện gì vẫn lăn đùng ra khóc.
Đặc biệt, mọi người xung quanh thường xuyên là “thùng rác” để mẹ bầu trút giận. Tuy nhiên, đó chỉ là tâm lý bất ổn của mẹ, do đó mọi người hãy để ý và quan tâm mẹ nhiều hơn nhé.
Rối loạn giấc ngủ
Những mẹ mắc bệnh trầm cảm thường không tìm thấy được giấc ngủ ngon. Mẹ có thể thức đến sáng mà không có triệu chứng buồn ngủ, nếu ngủ thì hay bị thức giấc nửa đêm. Mặc dù đã cố tình bố trí phòng ốc thoáng mát, nhiệt độ thích hợp nhưng tình trạng vẫn không khả quan là mấy. Có những mẹ vì mất ngủ triền miên mà sử dụng đến thuốc an thần.
Nếu mẹ bị mất ngủ trong thời gian dài, không những bệnh tình chẳng hề thuyên giảm mà còn làm cơ thể suy nhược. Em bé trong bụng vì thế cũng bị ảnh hưởng xấu từ mẹ.
Trí nhớ suy giảm hay mất tập trung
Bỗng chốc từ một người cẩn thận luôn nhớ rất kỹ mọi thứ, bỗng dưng hôm nay lại rất dễ quên. Thậm chí mẹ có thể không nhớ nỗi điều quan trọng nhất là ngày sinh của mình hoặc lịch khám thai định kỳ cho con. Ngay cả số điện thoại người chồng thân thuộc mẹ cũng quên bẵng.
Ngoài ra mẹ còn hay lơ đễnh trong những công việc quen thuộc. Vấn đề quên tắt bếp là chuyện thường ngày.
Mệt mỏi kéo dài
Đây là một trong những dấu hiệu dễ khiến mẹ nhầm lẫn nhất, bởi mẹ cứ nghĩ mình mệt là do mang bầu. Tuy nhiên luôn đối mặt với những cảm xúc tiêu cực làm mẹ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Ngày qua ngày cơ thể cứ thế mà mất dần đi sức sống, nguồn năng lượng dự trữ cũng không đủ làm mẹ trở lại trạng thái ban đầu.
Xem thêm: 10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu
Cảm thấy vô dụng, có suy nghĩ tiêu cực
Mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai luôn cảm thấy bản thân vô dụng. Mẹ còn có thể suy diễn mình không có khả năng làm mẹ, hoàn toàn bất lực với việc chăm con. Những suy nghĩ tiêu cực cứ thế mà ám ảnh trong đầu. Đến lúc đỉnh điểm mẹ chỉ muốn tìm đến cái chết để buông xuôi tất cả. Đây là trường hợp đáng sợ và là mối lo ngại nhiều nhất của những gia đình có bà bầu bị trầm cảm.
Giải pháp điều trị trầm cảm khi mang thai hiệu quả
Trầm cảm khi mang thai là một căn bệnh tâm lý rất đáng lo ngại, đằng sau đó là những sự cố đau lòng. Ngay từ bây giờ, khi thấy mình có một trong những dấu hiệu trầm cảm phía trên, hãy sử dụng các phương pháp chúng tôi liệt kê sau đây.
Ăn socola đen
Trong socola đen có flavonoid, chính chất này có thể giúp mẹ xua tan triệu chứng trầm cảm khi mang thai. Theo trường Đại học Luân Đôn, có đến 80% phụ nữ nước này khỏi bệnh trầm cảm nhờ tiêu thụ socola đen mỗi ngày. Thực tế còn cho thấy, mẹ bầu có sở thích với socola đen thường ít đối mặt với bệnh trầm cảm hơn những người không có thói quen này.
Ngoài ra socola đen còn có tác dụng làm giãn cơ và nở mạch máu giúp mẹ đẩy lùi nguy cơ tiền sản giật. Do đó, hãy tạo thói quen sử dụng mỗi ngày một viên socola mẹ nhé. Tuy nhiên, với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ, socola đen sẽ không là giải pháp hiệu quả. Xem tiếp nhé.
Tìm người đồng cảm
Khi cảm thấy bản thân chất chứa quá nhiều nỗi buồn, cách tốt nhất mẹ nên tìm người tâm sự. Mẹ hãy nói hết những ưu tư, muộn phiền của mình, chắc chắn tâm trạng sẽ vơi bớt phần nào. Và cứ như thế, mỗi khi cảm xúc tiêu cực kéo đến mẹ hãy tìm người sẽ chia. Chẳng bao lâu mẹ sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Tự tìm niềm vui cho bản thân
Khi suy nghĩ tiêu cực đến gần, mẹ hãy xua tan nó bằng cách làm việc khác. Nếu có việc để làm, đảm bảo mẹ không còn thời gian liên tưởng về những âu lo. Mẹ có thể nấu món mình thích, đan áo cho con, đọc sách…Tạo niềm vui cho bản thân bằng cách ra ngoài mua sắm, họp mặt bạn bè hoặc tham gia những lớp học thai sản bổ ích.
Mẹ cũng nên tạo thói quen ngủ sớm, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập luyện thể thao. Thiết lập chế độ sống khoa học cũng là một cách để đánh bại chứng trầm cảm.
Sự quan tâm của gia đình
Tình cảm gia đình chính là liều thuốc tốt nhất để mẹ vượt qua trầm cảm. Minh chứng thực tế cho rằng, những phụ nữ mắc trầm cảm thường khỏi bệnh rất nhanh nhờ có sự quan tâm của gia đình. Vì thế người thân hãy luôn quan sát, theo dõi xem mọi biểu hiện khác thường của mẹ. Từ đó chủ động hỏi han, đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Vai trò lớn nhất vẫn là người “đầu ấp tay gối” với mẹ, bố cố gắng về sớm hơn để chăm sóc người phụ nữ của mình. Động viên, khích lệ tinh thần và cho mẹ thấy bố chính là chỗ dựa vững chắc bảo vệ mẹ qua những sóng gió.
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc cải thiện tâm lý trước khi mang thai
Tìm gặp bác sĩ tâm lý
Khi đã thử hết mọi cách nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, lúc này mẹ nên đến gặp bác sĩ tâm lý. Tại đó chuyên gia sẽ hỏi kỹ từng triệu chứng của mẹ nhằm hiểu rõ hơn về mức độ bệnh, từ đó có phác đồ điều trị chi tiết.
Nếu bệnh tình quá nặng chuyên gia sẽ kê thuốc cho mẹ, nhưng tác dụng phụ mang lại cũng khó tránh khỏi.
Cách tốt nhất để đánh bại trầm cảm khi mang thai là mẹ không phải chịu cô đơn một mình. Bởi thế gia đình hãy là nguồn động lực giúp mẹ trị bệnh, đồng thời luôn tạo niềm vui xen lẫn tiếng cười để mẹ có thể vượt qua thai kỳ một cách suôn sẻ.
Mẹ có thể tham khảo
- Trầm cảm sau sinh: đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?
- Tâm lý mang thai tháng thứ 3: Mẹ đang gặp nhiều bất ổn?
- Tháng thứ 4 thai kỳ tâm lý mẹ bất ổn phải làm sao?
- Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu
- Rỉ nước ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh