Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm. Những dấu hiệu ra sao? Khi bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?…
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh không còn xa lạ với phụ nữ hiện đại. Các biến chứng bệnh lý đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy đâu là nguyên nhân? Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ như thế nào? Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu kỹ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Cẩm nang mang thai tháng thứ 5: Cảnh giác tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thai phụ cần biết chính xác được tại sao mình bị tiểu đường khi mang thai. Từ đó, mẹ sẽ có hướng điều trị tốt nhất và khắc phục những biến chứng bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
Nhu cầu đường tăng cao
Phụ nữ mang thai sẽ cần rất nhiều năng lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Nhu cầu này tăng dần theo từng giai đoạn. Ít ở những tháng đầu và tăng dần từ tháng thứ 4 trở đi. Khoảng thời gian thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ nhiều nhất thường rơi vào tháng thứ 5. Do lúc này, tình trạng ốm nghén đã hết hẳn, thai nhi phát triển nhanh khiến chế độ ăn của mẹ dễ mất kiểm soát.
Thông thường, cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tiết hormone để điều tiết lượng đường trong máu. Tuy nhiên, với một số người thì quá trình điều tiết diễn ra không thuận lợi. Điều này khiến cho lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp
Rối loạn nội tiết tố
Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng xảy ra do cơ thể mẹ bị rối loạn nội tiết tố. Khi mang bầu, nhau thai sẽ tiết ra một loại tiết tố hỗ trợ quá trình phát triển của bé. Những nội tiết tố này sẽ tác động xấu đến lượng insulin và gây ra hiện tượng rối loạn. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ bầu sẽ mắc bệnh tiểu đường trong suốt thai kỳ.
Nếu đang nghi ngờ mình bị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu thường gặp dưới đây để có biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp
Trên thực tế, bà bầu chỉ phát hiện mình bị bệnh khi tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Bởi bệnh diễn ra khá thầm lặng và nếu mẹ không biết thì sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh lý thường gặp:
Thường xuyên khát nước
Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, nếu cảm thấy thường xuyên khát nước, có thể mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Tình trạng khát nước diễn ra liên tục, kể cả những ngày thời tiết mát mẻ và mẹ không vận động gì nhiều. Đặc biệt, mẹ sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn vào buổi đêm. Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết mẹ cần lưu ý.
Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào buổi đêm
Nhiều bà bầu luôn nghĩ, đi tiểu nhiều khi mang thai là bình thường. Nhưng nếu để ý, mẹ sẽ thấy lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường. Số lần đi tiểu trong ngày không cố định, nhiều hơn vào buổi tối khiến mẹ bị rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, có những ghi nhận cho thấy, bà bầu đi tiểu 5 – 6 lần mỗi đêm.
Nguyên nhân khiến phần lớn thai phụ nhầm tưởng và xem tiểu nhiều lần là do hiện tượng són tiểu khi mang thai. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thai nhi phát triển nhanh, chèn em bàng quang khiến mẹ tiểu nhiều hơn là chuyện đương nhiên.
Vết thương lâu lành
Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu bị thương và vết thương lâu lành. Vùng kín mắc một số bệnh như nấm rất khó chữa. Lúc này, mẹ nên đặc biệt chú ý. Tiến hành làm ngay các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để biết mình có mắc bệnh hay không.
Nguyên nhân khiến những vết thương lâu lành là do lượng đường trong máu tăng cao làm giảm tỉ lệ bạch cầu. Bạch cầu như một “vệ binh dải ngân hà” giúp chúng ta chống lại những tác động xấu từ môi trường. Khi số lượng các “chiến binh” sụt giảm, thời gian cơ thể tự điều trị vết thương sẽ lâu hơn. Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà tiểu đường thai kỳ có thể gây ra cho người bệnh.
Xem thêm: Các loại xét nghiệm sàng lọc trước và trong khi mang thai
Sụt cân trầm trọng
Hầu như mọi bà bầu đều có xu hướng tăng cân khi mang thai. Nhưng nếu mẹ lại sụt cân không rõ lý do và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Đây chính là biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ không nên bỏ qua.
Ngoài những dấu hiệu chúng tôi đã liệt kê. Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ cũng là cơ sở để xác định tình trạng bệnh lý. Mẹ hãy tham khảo ngay dưới đây.
Những đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ
Không phải bà bầu nào cũng dễ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đối với những mẹ thuộc đối tượng dưới đây thì nên lưu ý và thăm khám thường xuyên.
Mang thai trên 30 tuổi
Những mẹ trên 30 tuổi mang thai lần đầu thì nên để ý các chỉ số tiểu đường trong thai kỳ. Bởi lúc này, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn và lượng đường trong máu cũng tăng cao hơn.
Xem thêm: Giải đáp: Độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai cho bố mẹ
Gia đình có người mắc tiểu đường type 2
Với những mẹ có người thân mắc bệnh tiểu đường type 2 thì càng phải lưu ý. Tiểu đường type 2 sẽ lây lan theo đường gen di truyền. Do đó, nguy cơ mắc bệnh của mẹ bầu trong trường hợp này cũng tăng cao.
Tiền sử tiểu đường trong lần mang thai trước
Trong lần mang thai trước, mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ. Vậy thì, trong lần mang thai này, tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn. Mẹ nên kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các chuyên gia khuyến nghị, nếu đã mắc bệnh, tốt nhất mẹ nên làm các xét nghiệm sàng lọc tiền thai kỳ. Qua lần xét nghiệm này, mẹ sẽ không chỉ giải quyết vấn đề tiểu đường mà hàng loạt các bệnh lý tiềm ẩn khác. Đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh cho cả hai mẹ con.
Tăng cân quá nhanh
Khi mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất và tăng cân quá nhanh thì tỉ lệ mắc bệnh cũng tăng cao. Năng lượng được cơ thể dung nạp sẽ chứa nhiều đường khiến lượng insulin tiết ra không đủ để giải quyết. Đó cũng là lý do khiến mẹ mắc bệnh tiểu đường nhanh hơn.
Em bé trước nặng hơn 4.1kg
Nếu bé con ở lần sinh trước nặng hơn 4.1kg thì lần này, nguy cơ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cũng tăng cao rõ rệt. Nguyên nhân bởi nguồn năng lượng mẹ cần sẽ cao gấp nhiều lần so với những mẹ bầu khác. Điều này khiến cơ thể rất khó để điều tiết lượng đường trong máu.
Bé tăng cân nhanh cũng có khả năng là do mẹ nạp dinh dưỡng quá nhiều, ít vận động khi mang thai. Để giải quyết tình trạng này, ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ cần phải theo dõi chỉ số chiều dài và cân nặng thai nhi thường xuyên. Nếu con phát triển bình thường, mẹ nên ăn uống vừa phải theo khuyến nghị của bác sĩ qua mỗi lần khám thai định kỳ.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm mẹ cần biết
Cũng như các loại bệnh lý khác, tiểu đường thai kỳ có hai mức độ nặng và nhẹ. Tất nhiên nếu thể nặng sẽ khó điều trị hơn thể nhẹ. Đây là cơ sở để mẹ vừng tin hơn nếu mắc bệnh. Khi đã phát hiện các dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên làm các xét nghiệm đường huyết để biết chính xác chỉ số tiểu đường thai kỳ của mình như thế nào. Dưới đây là các định lượng thuận tiện cho mẹ khi đối chiếu:
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Các chỉ số tiểu đường được coi là an toàn như sau:
- Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
- Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
- Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm
Nếu mẹ đi xét nghiệm và nhận kết quả như dưới đây thì mẹ đã bị đái tháo đường thai kỳ:
- Đường huyết lúc đói ≥ 150mg/dL.
- Đường huyết sau 2 giờ uống nước đường ≥ 140mg/dL.
Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ
Mẹ hoàn toàn có thể đo chỉ số tiểu đường trong thai kỳ tại nhà. Vậy, cách thực hiện như thế nào?
Trên thị trường có bán nhiều loại máy đo chỉ số tiểu đường. Mẹ chỉ cần chọn cho mình loại máy phù hợp và thực hiện đo tại nhà. Thời gian đo lý tưởng là trước bữa ăn, sau khi ăn 1 – 2 giờ, 1 giờ trước khi ngủ. Hoặc mẹ cũng có thể đo khi nào cảm thấy mệt và bị hạ đường huyết đều được.
Việc đo chỉ số tiểu đường trong thai kỳ nên được thực hiện thường xuyên. Bởi bệnh sẽ mang đến một số nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ chủ quan, sức khỏe của 2 mẹ con sẽ không tốt như mong đợi.
5 máy đo đường huyết tin cậy dành cho mẹ bầu
STT | Tên máy | Đơn giá (vnđ/sản phẩm) | Hình ảnh |
---|---|---|---|
1 | Accu Chek | 1.350.000 | ![]() |
2 | Omron | 1.450.000 | ![]() |
3 | Uright | 950.000 | ![]() |
4 | On Call Plus | 750.000 | ![]() |
5 | Ogcare | 800.000 | ![]() |
Những nguy hiểm tiềm ẩn cho mẹ và bé
Khi mắc tiểu đường thai kỳ thì cả mẹ và bé con trong bụng đều nguy hiểm. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến bé
Trong quá trình mang thai, mẹ dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân sau khi con chào đời. Hơn nữa, bé còn có nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, đường huyết cao hơn những trẻ khác.
Chưa kể, sau khi chào đời thì tình trạng tụt canxi của bé cũng rất đáng để lưu tâm. Thậm chí, mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đây là điều mà không người mẹ nào mong muốn.
Ảnh hưởng đến mẹ
Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ thì cân nặng của thai nhi cũng vượt quá tiêu chuẩn. Khi thai quá lớn, mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ đau lưng, trật khớp hoặc gãy xương. Mặt khác, bé quá to thì nguy cơ sinh mổ cũng tăng cao rõ rệt.
Thậm chí, nhiều mẹ mắc tiểu đường trong thai kỳ còn có thể sinh non. Sức khỏe của bé sinh non sẽ yếu hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Chỉ số tiểu đường tăng cao đến mức báo động thì mẹ còn chịu nỗi đau sảy thai, thai lưu. Tình trạng băng huyết sau sinh cũng là nỗi lo của những mẹ mắc tiểu đường trong thai kỳ.
Xem thêm: Các biến chứng và cách phòng tránh tiền sản giật hiệu quả
Phương pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả
Bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu như mẹ tuân thủ đúng những nguyên tắc dưới đây.
Duy trì cân nặng chuẩn
Mẹ không cần tăng quá nhiều cân trong quá trình mang thai. Mẹ chỉ cần dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để mẹ và bé phát triển khỏe mạnh. Thông thường, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nếu như mẹ tăng khoảng 8 – 10kg.
Xem thêm: Cách giảm mỡ bụng an toàn và hiệu quả từ chuyên gia
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Tùy vào cơ địa của mẹ, bác sĩ sẽ có tư vấn về khẩu phần ăn trong thời gian mang thai phù hợp. Mẹ chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc như: chia nhỏ thành nhiều bữa, bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn chất béo tốt cho sức khỏe và nạp đủ lượng đạm mà cơ thể cần thiết.
Tăng cường vận động hợp lý
Mẹ nên thường xuyên tập thể dục, vận động hợp lý giúp giải phóng lượng calo tồn dư. Tập Yoga trong thời gian mang thai cũng là giải pháp hiệu quả được nhiều chị em sử dụng. Đơn giản hơn, mẹ có thể đi bộ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Vận động được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Tuy nhiên, vận động khoa học thì không phải ai cũng biết. Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà mẹ cần thực hiện theo những phương pháp phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết, mẹ hãy tham khảo chuyên mục: Vận động bà bầu. Tại đây, chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều phương pháp vận động hiệu quả đã được các chuyên gia thể chất kiểm định.
Xem thêm: Tổng hợp các tư thế yoga cho bà bầu hiệu quả nhất
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Nếu chẳng may bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên tham khảo chế độ ăn dưới đây. Một chế độ ăn khoa học, đảm bảo dinh dưỡng luôn là điều mà mọi bác sĩ khuyến nghị. Quan trọng hơn, nếu ăn uống lành mạnh, mẹ có thể kiểm soát lượng đường trong máu cũng như cân nặng thai kỳ một cách dễ dàng.
Những thực phẩm mẹ nên ăn
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thai phụ bị đái tháo đường nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm và hoa quả. Một số thực phẩm tốt mẹ nên ăn như: thịt nạc, đậu hũ, cá, sữa không béo. Những thực phẩm ít đường như: gạo lứt, trái cây, rau xanh cũng rất tốt cho mẹ.
Tất cả các loại thực phẩm chúng tôi liệt kê phía trên đều rất tiện cho mẹ trong việc tìm kiếm cũng như chế biến. Việc quan trọng là mẹ cần chọn đơn vị cung cấp uy tín. Nếu chẳng may mua phải thực phẩm bẩn, tồn dư hóa chất sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe mẹ và bé.
Chọn được thực phẩm đã khó, chế biến càng khó hơn. Mẹ cần đảm bảo nguyên tắc: Ăn chín uống sôi, để tránh tình trạng ăn quá nhiều do luôn cảm thấy đói. Mẹ nên nắm rõ thành phần dinh dưỡng cụ thể trong từng loại thực phẩm. Quá trình chế biến cũng cần phải đảm bảo lượng dinh dưỡng tiêu hao ở mức thấp nhất.
Để có thông tin chi tiết, mẹ hãy tham khảo: Lượng calo trong thức ăn, bảng tính nhu cầu calo chi tiết
Những thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường nên tránh
Mẹ bầu bị tiểu đường nên tránh bánh kẹo, chè, nước ngọt có ga. Mẹ cũng không nên ăn quá mặn, không nên sử dụng đồ ăn đóng hộp. Thực phẩm nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, nội tạng, đồ ăn chiên xào mẹ cũng không nên ăn.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Bị tiểu đường thai kỳ nên làm gì sau sinh?
Những mẹ bầu bị tiểu đường thì nên cho bé bú sớm để tránh bé bị hạ đường huyết. Bé con của mẹ sẽ rất dễ mắc bệnh béo phì nên mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm tra lại lượng đường sau khi sinh khoảng 6 – 12 tuần. Điều này giúp mẹ kiểm soát được đường trong máu, đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Giảm cân sau sinh cũng là gợi ý tốt cho mẹ khi bị tiểu đường trong thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ không thực sự phức tạp như mẹ nghĩ. Điều quan trọng là mẹ cần bình tĩnh để khắc phục những nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng phương pháp vận động khoa học như chúng tôi đã đề cập, sẽ giúp mẹ giải quyết tiểu đường hiệu quả. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ có thể tham khảo
- Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?
- Dinh dưỡng tháng thứ 7: Bà bầu nên ăn gì để con hấp thụ tốt nhất
- Bài tập giảm mỡ bụng cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh
- Huyết áp tăng, giảm khi mang thai ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu?
- Phương pháp vận động tháng thứ 4 giúp mẹ bầu luôn trẻ khỏe