Tiếng khóc của bé hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Tiếng bé khóc khi đói, khi đau ốm, khi ị, hay gắt ngủ,… là…
Tiếng khóc của trẻ là yếu tố gây lo lắng, căng thẳng cho nhiều bậc cha mẹ. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Để hiểu tiếng khóc của bé và có cách ứng xử hiệu quả, phụ huynh hãy theo dõi bài viết dưới đây của iPREG.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
Tại sao bé khóc?
Cha mẹ muốn hiểu tiếng khóc của bé thì trước tiên phải biết được nguyên nhân khiến bé khóc. Thực tế cho thấy khóc là cách giao tiếp của trẻ với cha mẹ khi chưa thể nói thành lời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé cất tiếng khóc, bao gồm tác động bên ngoài và lí do bên trong cơ thể bé.
Sau khi bị ngã, bị va đập, bị thương bé sẽ cất tiếng khóc. Ngoài ra, bé đói, buồn ngủ, vặn mình, đau ốm hoặc tã ướt,… cũng sẽ quấy khóc. Tiếng khóc của bé trong trường hợp ấy chính là cách bé biểu đạt nhu cầu của và cảm xúc bản thân.
Hiểu tiếng khóc của bé như thế nào
Từ một số lí do liệt kê bên trên, bạn có thể hiểu tiếng khóc của bé theo những biểu hiện sau:
Tiếng khóc của bé khi đói
Nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ sơ sinh khóc phần lớn là do đói. Tiếng khóc của bé khi đói có thanh độ thấp, có nhịp điệu. Bé mở mắt to, há miệng khóc ngắn, ngắt ngừng chút rồi tiếp tục khóc. Nếu mẹ băn khoăn luống cuống để bé chờ lâu, tiếng khóc sẽ ngày càng to, lặp đi lặp lại. Thậm chí có khi bé còn gào thét, gắt gỏng.
Ngoài khóc, bé có thể mút ngón tay hoặc dò dẫm tay đến ngực mẹ. Cha mẹ hãy kiểm tra lại thời gian cho bé ăn. Nếu thời gian đã dài thì cho bé ăn tiếp. Thời gian chưa lâu thì có thể do lượng thức ăn chưa đủ, cần bổ sung thêm.
Xem thêm: Cho bé bú như thế nào mới đúng cách: Hướng dẫn chi tiết
Bé khóc khi gắt ngủ
Ngoài lúc đói, bé nhiều khi khóc là do khó ngủ, gắt ngủ. Bé gắt ngủ thường rất cáu kỉnh. Bạn thấy mắt bé vừa nhắm vừa mở, mếu máo khóc nhưng không chảy nước mắt. Tiếng khóc không lớn mà có vẻ phụng phịu, khó chịu kèm theo hành động dụi mắt, kéo tai, chu môi.
Ban đầu thường là tiếng hậm hực không đều nhịp, kế tiếp vỡ ra tiếng nức nở, khóc to hơn và lâu hơn chút. Lúc đó chắc chắn bé đang bắt đầu buồn ngủ. Mẹ nên tạo không gian yên tĩnh, vỗ nhẹ lưng và ru bé. Bé sẽ thôi khóc và nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Tiếng khóc của bé khi ị, tã ướt
Tã lót, quần áo ẩm ướt do bé ị hoặc tè dầm sẽ khiến bé thấy khó chịu và khóc lên. Trường hợp này, tiếng khóc của bé sẽ vang lên đột ngột, không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Ví dụ như khi đang ăn, đang chơi đùa, bé đột nhiên rặn và khóc. Người bé uốn éo, co quắp. Tiếng khóc ngắn và đứt quãng.
Khi đang bú sữa, bé sẽ ngừng bú, đỏ mặt lên. Sau đó mới bật khóc và đào thải nước tiểu, phân ra ngoài. Ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu này và kịp thời thay tã lót, quần áo hoặc cho bé đi vệ sinh. Việc này sẽ khiến bé thoải mái và khỏe mạnh hơn.
Bé khóc do bị đau
Dù bé sơ sinh hay vài tuần tuổi cũng không tránh được va chạm nhẹ hoặc côn trùng đốt. Trường hợp bé khóc thét đột ngột, có xu hướng dữ dội, càng khóc cường độ càng lớn. Ba mẹ cần kiểm tra cơ thể bé vì khi đó chắc chắn bé bị đau rồi.
Ngoại trừ việc bị ngã, côn trùng đốt thì có thể do tư thế ngồi/nằm, quần áo không thoải mái. Hãy nhanh chóng tìm ra vấn đề và giải quyết để tránh thương tật lớn hơn cho bé.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, mẹ nên ăn gì?
Bé khóc khi bị kích thích
Ánh sáng quá mạnh, âm thanh quá ồn ào hay việc bị di chuyển giữa mọi người dễ khiến bé bị kích thích. Bé sẽ đột nhiên cất tiếng khóc. Tiếng khóc của bé có vẻ cáu kỉnh, đan xen lẫn tiếng cười. Thậm chí có khi còn gào lên dữ dội.
Biểu hiện đi kèm là quay đầu khỏi nơi có quá nhiều kích thích. Bạn hãy để bé có không gian yên tĩnh hơn, tránh hiện tượng quá khích.
Tiếng khóc của bé khi bị ốm
Bạn đã đáp ứng hết nhu cầu cơ bản của bé mà bé vẫn tiếp tục khóc thì khả năng cao bé đang bị ốm. Do vấn đề sức khỏe, tiếng khóc của bé sẽ yếu ớt hơn nhiều so với bình thường. Âm vực thấp như những tiếng rên khe khẽ. Những tiếng nấc nho nhỏ thỉnh thoảng có thể phát ra ở mũi.
Phụ huynh cần nhanh chóng tìm kiếm các dấu hiệu bệnh tật. Chẳng hạn như kiểm tra xem bé có bị đầy hơi, có sốt hay cổ họng sưng đỏ hay không. Nếu bé khóc mãi không hết, ăn uống kém hoặc ói mửa, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
Bên cạnh những biểu hiện trên đây, vấn đề tâm lý hoặc hội chứng khóc dạ đề. Trong bất kỳ tình huống nào, cha mẹ cũng nên bình tĩnh và tìm cách dỗ bé. Trường hợp không thể giải quyết, bạn hãy tìm đến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu tiếng khóc của bé tốt hơn. Từ đó việc chăm sóc cho bé yêu sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ hữu ích.
Mẹ có thể tham khảo
- Phương pháp E.A.S.Y là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?
- Tắm cho bé thế nào mới đúng cách? Có thể mẹ chưa biết
- Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
- Bé ốm vặt phải làm sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm lời giải
- Trầm cảm sau sinh: đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?