Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm. Cùng iPREG tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết…

Mang thai là một chặng đường gian nan, mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ như: thai ngoài tử cung, chửa trứng, nhau tiền đạo,… Các tai biến sản khoa luôn chực chờ gây áp lực không nhỏ cho thai phụ. Một trong số đó có thể kể đến hội chứng tiền sản giật.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có hơn 500.000 sản phụ tử vong do các biến chứng thai kỳ và sinh nở. 5% bà bầu mắc bệnh, 17% trong số này tử vong, đây là những con số đáng báo động. Đặc biệt hơn, các dấu hiệu tiền sản giật rất khó để phát hiện, gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Vậy tiền sản giật là gì? Có thể chuẩn đoán và điều trị hay không? Nên thực hiện xét nghiệm khi nào? Tất cả sẽ được bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG chia sẻ trong nội dung dưới đây. Mẹ hãy tham khảo để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Các biến chứng và cách phòng tránh tiền sản giật hiệu quả

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (tên tiếng Anh: Preeclampsia – WHO) là một trong rất nhiều biến chứng thai kỳ thường gặp. Điểm khác biệt là được đặc trưng bởi tình trạng cao huyết áp khi mang thai. Biến chứng này gây tổn thương trực tiếp tới các cơ quan bên trong cơ thể, chủ yếu bao gồm gan và thận. Đây là thông tin quan trọng để nhận biết các dấu hiệu tiền sản giật mà chúng tôi sẽ đề cập ở mục tiếp theo.

Tiền sản giật thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3 khi mà trọng lượng cơ thể thai phụ tăng nhanh, kéo theo những vấn đề nghiêm trọng của đường huyết. Cũng có những ghi nhận bà bầu bị tiền sản giật ở sau tuần thứ 20 thai kỳ, trường hợp này thường hiếm gặp. Một vài báo cáo cũng cho thấy mẹ bầu bị tiền sản giật trong khoảng 48 giờ sau khi lâm bồn. Tuy nhiên, các triệu chứng sau sinh thường sẽ tự mất khoảng vài tuần sau đó.

Hội chứng tiền sản giật là nguyên nhân hàng đầu của biến chứng thai kỳ nguy hiểm – SẢN GIẬT. Theo các chuyên gia, sản giật vô cùng nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Như chúng tôi đề cập phía trên, 17% bà bầu mắc tiền sản giật biến chứng thành sản giật gây tử vong nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiền sản giật khi mang thai, tuy nhiên tập trung chủ yếu là do lưu lượng máu đến nhau thai bị giảm. Ghi nhận ở những thai phụ mắc hội chứng này cho thấy, các mạch máu (xuất hiện từ đầu thai kỳ, có chức năng đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả) không hoạt động đúng chức năng vốn có. Chúng thường có đường kính nhở hơn, bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn làm giảm lượng máu lưu thông.

Một khi đường dẫn truyền bị ảnh hưởng, máu không đủ cung cấp cho thai nhi khiến huyết áp thai phụ gia tăng để bơm bù lượng máu còn thiếu. Lúc này bà bầu rất dễ mắc chứng tiền sản giật. Bên cạnh đó cũng có những ghi nhận nguyên nhân gây chứng tiền sản giật là do:

  • Lưu lượng máu tới tử cung không đủ
  • Tổn thương mạch máu
  • Suy giảm hoặc tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể
  • Thai phụ mang một số gen bất thường khi mang thai.

Dấu hiệu tiền sản giật thường gặp

Huyết áp tăng gây tiền sản giật

Theo báo cáo, các dấu hiệu tiền sản giật thường không xuất hiện hoặc rất mờ nhạt ở một số thai phụ. Dấu hiệu thường gặp nhất đó là tăng huyết áp. Tuy nhiên, sự gia tăng áp suất đường huyết lại không nhiều khiến các mẹ bầu chủ quan. Điều này là vô cùng nguy hiểm nếu gặp chuyển biến xấu thành sản giật.

Quan trọng nhất là bà bầu cần phải được kiểm tra huyết áp thường xuyên trong suốt thai kỳ. Nếu huyết áp vượt ngưỡng 140/90 mmHg trong 2 lần đo liên tiếp cách nhau 4 giờ, mẹ nên tới bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.

Bất thường trong kết quả xét nghiệm nước tiểu và máu

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai rất quan trọng, được các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên thực hiện. Kết quả sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không qua việc đối chiếu lượng protein dư thừa trong nước tiểu (tên gọi khác là protein niệu).

Ngoài ra, nếu làm các xét nghiệm huyết đồ, mức độ tiểu cầu cũng suy giảm rõ rệt (giảm tiểu cầu). Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến huyết áp thai phụ bị thay đổi.

Đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu tiền sản giật

Nếu mẹ bị đau đầu không rõ nguyên nhân, kèm theo huyết áp tăng cao đột biến, rất có thể mẹ đã bị tiền sản giật. Lúc này cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đau đầu khi mang thai thường ít khi xảy đến đặc biệt là những tháng cuối, nếu có mẹ hãy chủ động hướng xử lý hiệu quả.

Khả năng thị lực bị hạn chế

Ghi nhận nhiều thai phụ bị tiền sản giật có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân chủ yếu là do huyết áp gia tăng đột biến.

Dấu hiệu tiền sản giật – buồn nôn

Huyết áp gia tăng khiến tuyến yên bị thay đổi. Cơ thể lúc này không tự ổn định khiến mẹ liên tục cảm thấy buồn nôn và nôn. Như chúng tôi đã phân tích, hội chứng tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 thai kỳ, đây cũng là thời điểm hầu hết bà bầu đã hết ốm nghén. Do đó, sẽ là bất thường nếu mẹ bị nôn ói ở giai đoạn này.

Chức năng gan và hô hấp suy giảm

Gan và thận là 2 bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp khi thai phụ mắc tiền giản giật dẫn đến chức năng bị suy giảm rõ rệt. Mẹ có thể bị đau bụng trên (thường ở vị trí bên dưới xương sườn bên phải). Ngoài ra, lượng nước tiểu sau mỗi lần vệ sinh cũng giảm đáng kể.

Tăng cân đột ngột

Dấu hiệu này sẽ rất khó để mẹ có thể đối chiếu, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Ở thời điểm này sự gia tăng khối lượng cơ thể thai phụ rất nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn là một bà bầu có mức độ tăng cân vừa phải thì nếu tăng quá 2kg/tuần sẽ không bình thường. Bạn cần tới bệnh viên nhanh chóng để kiểm tra.

Khó thở, chân tay sưng phù

Rất nhiều trường hợp thai phụ mắc tiền giản giật bị khó thở. Một phần do huyết áp tăng nhanh, mặt khác kết quả X Quang phổi xuất hiện dịch lỏng tích tụ trong phổi.

Chân tay phù nề là một tình trạng không quá xa lạ với phần lớn bà bầu. Để xác định mình có mắc tiền sản giật hay không, mẹ cần để ý tới chân, tay và mặt. Nếu các vị trí này bị sưng phù đột ngột, hãy tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Khi nào mẹ cần tới bệnh viện điều trị tiền sản giật?

Khám thai định kỳ là việc làm quan trọng mà mọi mẹ bầu cần thực hiện. Trong mỗi lần thăm khám, các xét nghiệm nước tiểu, máu sẽ giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ. Mẹ cần đặt lịch khám mỗi tháng một lần duy trì trong suốt thai kỳ. Gia tăng tần suất khám ở những tháng cuối nhằm hạn chế ở mức thấp nhất những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình mang thai mẹ gặp các vấn đề sau cần phải tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời:

  • Đau đầu bất chợt: Cơn đau dữ dội với mật độ dày đặc.
  • Tầm nhìn suy giảm: Khả năng thị giác giảm, không nhìn được hoặc nhìn mờ.
  • Đau bụng trên: Tập trung ở phần bụng phải, dưới xương sườn.
  • Thở dốc: Chức năng hô hấp giảm sút.

Nhìn chung, các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nhức người,… là những dấu hiệu thai kỳ phổ biến. Do đó, để phân biệt với những dấu hiệu bệnh lý là rất khó. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên tham vấn ý kiến chuyên gia nếu cơ thể có những thay đổi bất thường.

Đối tượng dễ mắc tiền sản giật

Theo thống kê, 5% thai phụ mắc hội chứng tiền sản giật khi mang thai. Đây là một con số rất lớn bởi tập đối tượng bệnh lý rộng. Dưới đây là những thai phụ có nguy cơ cao mắc tiền sản giật. Mẹ hãy tham khảo để đối chiếu, cụ thể:

Thai phụ đã có tiền sử tiền sản giật

  • Bạn đang mang thai lần 3, tỷ lệ mắc tiền sản giật ở lần mang thai này là 30% nếu bạn đã bị tiền sản giật ở lần mang thai trước đó.
  • Nếu bạn bị tiền sản giật ở khoảng thời gian cuối thai kỳ trước đó, khả năng tái mắc chỉ ở mức 13% – khá thấp.
  • Nếu đã bị tiền sản giật ở mức nặng trước tuần thứ 29 thai kỳ, lần mang thai tiếp theo nguy cơ tái mắc sẽ rất cao – trên 40%.

Tiền sử gia đình bị tiền sản giật

Nhiều ghi nhận cho thấy, nếu trong gia đình (mẹ/chị/em gái) đã từng bị tiền sản giật, nguy cơ bạn mắc hội chứng này sẽ tăng cao khi mang thai. Hãy thận trọng và thăm khám định kỳ.

Người bị tăng huyết áp mãn tính

Như đã phân tích, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn tới hội chứng tiền sản giật khi mang thai. Nếu bà bầu bị tăng giảm huyết áp mãn tính, nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Thai phụ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, đặc biệt trong tam cá nguyệt cuối.

Mang thai lần đầu có nguy cơ tiền sản giật cao hơn

Phụ nữ mang thai lần đầu đối diện với rất nhiều nguy cơ không chỉ riêng tiền sản giật. Vấn đề này được lý giải là do kiến thức thai sản chưa vững khiến thai phụ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn đoán và xử lý.

Mang thai đôi hoặc đa thai

Mang thai đôi hay đa thai đồng nghĩa với việc lượng máu và dinh dưỡng mẹ bầu cung cấp cho thai nhi lớn hơn rất nhiều. Điều này vô hình chung làm gia tăng khả năng các mạch máu tới nhau thai bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ tiền sản giật thai kỳ cũng tăng theo.

Tiểu đường, thừa cân khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ, béo phì khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Không những thế, người bị tiểu đường còn đối mắt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, sinh non, thậm chí sảy thai.

Độ tuổi mang thai không phù hợp cũng tăng nguy cơ tiền sản giật

Các báo cáo của WHO đã chỉ ra, phụ nữ mang thai quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc quá muộn (sau 35 tuổi) có nguy cơ rất cao mắc tiền sản giật. Ngoài ra, thai phụ mang thai lớn tuổi cũng phải đối diện với hội chứng Down rất dễ gặp cho con về sau.

Mẹ có thể xem chi tiết tại: Giải đáp: Độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai cho bố mẹ

Khoảng cách giữa hai lần mang thai

Chuyên gia thai sản khuyến cáo, khoảng cách giữa 2 lần sinh phù hợp nhất là từ 2 đến 9 năm. Dưới 2 năm hay trên 10 năm sẽ làm tăng nguy cơ thai phụ mắc hội chứng này.

Để nắm rõ thời điểm mang thai lại và những lưu ý quan trọng, mẹ có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: “Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp“.

Các nguy cơ mắc tiền sản giật khác

Người bị đau đầu mãn tính (đặc biệt là đau nửa đầu), tiền sử bệnh gan và thận, có xu hướng phát triển máu đông vón cục hoặc lupus ban đỏ,… đều là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tiền sản giật khi mang thai.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và dấu hiệu tiền sản giật thường gặp. Chúng tôi hy vọng mẹ đã tìm hiểu được những thông tin cần thiết. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, nhiều niềm vui.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Sảy thai: Các nguyên nhân sảy thai dễ gặp nhất mẹ cần biết
  • Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Rối loạn tiền đình: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả
  • Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và chế độ ăn khoa học
  • Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories