Thuốc sắt cho bà bầu: Loại nào tốt, tác dụng phụ ra sao?

Thuốc sắt cho bà bầu có hai dạng chính là viên và nước, mẹ nên tìm hiểu để bổ sung sắt kịp thời, tránh…

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến khi mang thai. Việc không bổ sung đầy đủ sắt ngoài làm tăng nguy cơ thiếu máu ở mẹ, còn khiến thai nhi chậm lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau sinh. Vì thế, bổ sung sắt thông qua sử dụng các loại thuốc sắt cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ là điều bắt buộc.

Trong nội dung dưới đây, iPREG giới thiệu tới mẹ các loại thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất được chuyên gia khuyến nghị. Bên cạnh đó, chúng tôi hướng dẫn chi tiết cách bổ sung và liều lượng phù hợp để mẹ có phương pháp uống sắt khi mang thai khoa học. Bài viết được kiểm duyệt bởi bác sĩ Trần Thành Nam.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Sắt cho bà bầu: Liều lượng bổ sung hiệu quả từ chuyên gia

Thừa sắt gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc sắt cho bà bầu. Trong quá trình sử dụng, có thể dùng kèm vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt, tránh dùng đồng thời canxi sẽ làm giảm đáng kể lượng sắt được cơ thể hấp thu, gây tồn dư ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai kỳ.

Dr. Trần Thành Nam – Tư vấn thai kỳ.

Tìm hiểu về sắt và thuốc sắt cho bà bầu

Sắt là thành phần chính trong cấu tạo của các hemoglobin có trong hồng cầu. Cơ thể mẹ khi mang thai cần tạo ra thêm 50% lượng máu, để cung cấp đủ cho thai nhi trong bụng. Vì thế sắt ngoài vai trò vận chuyển oxy nuôi các tế bào, còn giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh suốt giai đoạn thai kỳ.

Lợi ích mà sắt đem đến cho bà bầu

  • Sắt có chức năng rất quan trọng trong việc tạo máu ở mẹ bầu. Cung cấp đầy đủ một lượng máu cần thiết để nuôi lớn thai nhi.
  • Bảo vệ cơ thể, tạo ra một hệ miễn dịch khỏe mạnh đồng thời chống lại các vi khuẩn có hại.
  • Sắt cũng có vai trò trong việc chuyển hóa carotein thành vitamin A, giúp mắt sáng khỏe và có ích cho sự phát triển của em bé.

Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bà bầu thiếu sắt

Như đã đề cập ở trên, sắt có ảnh hưởng rất quan trọng đối với thại phụ. Vì thế nếu không bổ sung đủ sắt, sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

  • Thai nhi thiếu sắt ở 3 tháng đầu có nguy cơ chết lưu cao, mẹ dễ dàng sinh non thậm chí sảy thay. Mẹ bầu còn có khả năng băng huyết gây tử vong cho cả 2 người.
  • Em bé trong bụng thiếu chất, dễ suy dinh dưỡng, gây còi xương, chậm phát triển sau này.
  • Mẹ bầu thiếu sắt dễ dẫn đến các triệu chứng, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên ngất xỉu, suy nhược cơ thể trầm trọng.

Thừa sắt gây ra hậu quả gì?

Nếu thiếu sắt sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu thì thừa sắt cũng nguy hại không kém. Khi mẹ bầu thừa sắt thường có những biểu hiện như: buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu. Và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như:

Tiểu đường thai kỳ

Khi bổ sung một lượng sắt dư thừa. Chúng trở thành những chất có hại, tích tụ trong cơ thể và ức chế hoạt động của hoocmone insullin. Hoocmone này có chức năng cân bằng lượng đường trong máu. Nếu insullin bị ngăn cản hoạt động, lượng đường trong máu tăng và gây ra bệnh lý tiểu đường thai kỳ.

Hình thành các sắc tố xấu cho da

Thừa sắt sẽ khiến mẹ bầu có làn da xấu, thâm sạm trong quá trình mang thai. Ngoài nguyên nhân thay đổi các hoocmone trong cơ thể, mà còn do thừa sắt gây tích tụ trên da . Làm da trở nên sần sùi xấu xí, không được hồng hào trắng mịn.

Xem thêm: Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay khi mang thai: Cách điều trị hiệu quả

Ngộ độc

Sắt nếu vượt mức cho phép ở liều cao, gây hậu quả nghiêm trọng nhất là ngộ độc cho người phụ nữ. Những thai phụ có biểu hiện môi tím tái, co giật, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng không ngừng,… là những dấu hiệu nặng nề của ngộ độc sắt. Ngoài ra sắt dư thừa còn làm cản trở quá trình tạo máu tự nhiên ở thai nhi, gây nguy cơ sinh non, tệ hơn là tử vong sau đó.

Thuốc sắt cho bà bầu có mấy dạng?

Thông thường, lượng chất sắt được bổ sung qua các bữa ăn hằng ngày chỉ chiếm khoảng 20% tiêu chuẩn. Vì thế mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt từ những thực phẩm chức năng (thuốc sắt). Trên thị trường thuốc sắt được chia làm 2 dạng chính:

  • Thuốc sắt dạng ống: Sắt dạng ống được sử dụng rộng rãi trên thị trường, bởi hàm lượng hấp thụ rất cao mà dạng này mang lại. Không những thế còn ít gây tác dụng phụ hơn những loại khác. Tuy nhiên mùi vị hơi khó uống nên gây khó chịu cho nhiều mẹ bầu.
  • Thuốc sắt viên: Được chế tạo thành dạng nén hoặc viên uống. Có mùi khá dễ chịu nên được bà bầu ưa chuộng. Tuy nhiên dễ gây tác dụng phụ làm mẹ bầu như táo bón, khó tiêu. Ngoài ra, viên nén thường khó hấp thụ gây ra tình trạng nóng trong người.

Giai đoạn và liều lượng bà bầu được dùng thuốc sắt

Giai đoạn bổ sung

Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa là nên bổ sung sắt trước khi mang thai 3 tháng để hỗ trợ kịp quá trình tạo máu bổ sung cho mẹ. Đồng thời, nên bổ sung xuyên suốt 40 tuần thai với liều lượng cho phép.

Liều lượng khuyên dùng

Tùy vào thời gian mang thai lượng sắt bổ sung sẽ có sự chêch lệch khác nhau:

  • 3 tháng đầu thai kỳ lượng sắt đề nghị mỗi ngày là 27mg.
  • 3 tháng giữa cần bổ sung khoảng 28mg sắt mỗi ngày.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối rất quan trọng cần bổ sung nhiều hơn mỗi ngày khoảng 30mg sắt.

Lượng sắt khuyến nghị trên bao gồm chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, kết hợp viên uống bổ sung. Lưu ý, tuyệt đối không nên sử dụng quá 45mg sắt trên ngày.

Ba loại thuốc sắt cho bà bầu được nhiều mẹ sử dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc sắt bổ sung. Dưới đây là một số loại gợi ý mẹ bầu tham khảo:

Viên nén Ferrovit

  • Đây là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Được nhiều mẹ bầu trên thế giới tin dùng. Thuốc ở dạng viên nén, dễ uống.
  • Ngoài thành phần sắt có trong sản phẩm (162 mg), loại thuốc này còn cung cấp thêm axit folic và vitamin B12 có ích cho mẹ bầu.
  • Vì là dạng viên nén nên tác dụng phụ có thể gây ra táo bón, khô da. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung thêm nước trái cây hoặc những loại rau củ chứa nhiều chất xơ.

Liều lượng: 1 đến 2 viên sau bữa ăn.

Thuốc sắt nước Fogyma

  • Sản phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam và nhập khẩu nguyên liệu từ Ý. Vì được chế phẩm ở dạng thuốc nước nên không gây các tác dụng phụ khác.
  • Hơn 90% bà bầu phản hồi là không có triệu chứng nào xảy ra sau khi uống loại dược phẩm này.
  • Tuy nhiên sản phẩm hơi khó uống mẹ bầu nên lưu ý!

Liều lượng: 1 đến 2 ống mỗi ngày.

Thuốc sắt Chela Ferr Forte

  • Sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ Ba Lan, được châu Âu chứng nhận là dược phẩm an toàn.
  • Ngoài hàm lượng sắt có trong sản phẩm, những khoáng chất khác như axit folic, vitamin C và các loại vitamin B cũng có trong bảng thành phần.
  • Những phụ nữ mang thai có tình trạng thiếu sắt và axit folic cao. Sản phẩm này là lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Liều lượng: 1 viên mỗi ngày.

Những lưu ý khi chọn thuốc sắt cho bà bầu

  • Nên xem kĩ thành phần và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
  • Kiểm tra kĩ mã vạch và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng.
  • Xem kĩ những tác dụng phụ có thể xảy ra có phù hợp với thể trạng mẹ bầu.

Bà bầu nên ăn gì để bổ sung sắt?

  • Nếu thể trạng mẹ bầu khỏe mạnh và không bị hành nghén. Có thể bổ sung sắt bằng những thực đơn có chứa thực phẩm từ nguồn gốc động vật. Chẳng hạn như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá hồi, khi nấu chín có thể cho lượng sắt dao động từ 1 đến 2mg sắt.
  • Những thực phẩm từ thực vật như ngũ cốc, bánh mỳ, bơ đậu phộng, rau dền cung cấp cho cơ thể từ 1,2 đến 3,5mg sắt.
  • Cần lựa chọn các thực phẩm tươi sống và rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Sau khi xem hết bài viết này, chắc hẳn mẹ bầu đã biết thêm công dụng và những tác hại nếu không biết sử dụng sắt đúng cách. Mong rằng các mẹ có thêm kiến thức trong việc chọn lựa các loại thuốc sắt cho bà bầu và không quá lạm dụng gây nên hậu quả nghiêm trọng cho mình.

Mẹ có thể tham khảo

  • Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Điểm danh 10 cái tên nổi bật
  • 4 món ăn cực kỳ giàu sắt giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu
  • Thiếu máu sau sinh: Nguyên nhân và cách bổ sung sắt hiệu quả
  • Thuốc kẽm cho bà bầu: 5 thương hiệu uy tín và liều dùng cụ thể
  • Thuốc canxi cho bà bầu: Loại nào tốt, liều lượng ra sao?
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories