Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Liều lượng và cách dùng HIỆU QUẢ

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh có 3 loại gồm: dạng bột, siro và viên nhét hậu môn. Bố mẹ cần cho bé…

Trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt vì nhiều nguyên nhân, xuất phát từ hệ miễn dịch của bé còn quá non yếu. Vậy, có nên ngay lập tức dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hay không? Liều lượng và cách sử dụng ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí qua những chia sẻ chi tiết của bác sĩ Trần Thành Nam iPREG ngay dưới đây.

Khuyến cáo

Bố mẹ và gia đình tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trong mọi trường hợp trẻ bị sốt (gồm trên 38.5°C và dưới 38.5°C). Một số loại thuốc chứa thành phần có thể gây kích ứng rất nguy hiểm cho bé. Hãy cho trẻ tới trung tâm y tế gần nhất để thăm khám.

Dr. Trần Thành Nam – Tư vấn medical sau sinh.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt

Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm tai giữa,… Trường hợp này trẻ thường sốt cao trên 38.5°C kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, ngủ li bì, khó thở,… Bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại tăng thân nhiệt để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ bị sốt do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân trẻ bị sốt thường gặp

  • Khi trẻ mọc răng: Từ 3 đến 9 tháng tuổi răng sữa của trẻ sơ sinh bắt đầu nhú lên. Việc mọc răng có thể khiến trẻ cáu kỉnh, quấy khóc thậm chí bị sốt nhưng chỉ ở mức nhẹ, thường là dưới 38.5°C.
  • Khi trẻ đi tiêm phòng: Từ dưới 1 tháng tuổi bố mẹ đã bắt đầu đi tiêm các vắc xin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng. Phản ứng phụ sau tiêm là vết tiêm có thể bị sưng đỏ và trẻ sơ sinh có thể bị sốt nhẹ, thường là dưới 38.5°C.
  • Khi trẻ mặc quần áo quá dày: Trẻ sơ sinh chưa thể tự điều tiết thân nhiệt nên rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín, nhất là ở trong một môi trường nóng. Trường hợp này trẻ cũng thường sốt nhẹ dưới 38.5°C và không quá nguy hiểm.
  • Khi trẻ bị nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị sốt. Việc tăng thân nhiệt là cách bé chiến đấu với nhiễm trùng bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

Xem thêm: Trẻ mọc răng: Từ tháng thứ mấy, có những dấu hiệu gì?

Thời điểm nào mới nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Không phải chỉ cần bị sốt là bố mẹ đã dùng ngay thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh mà không áp dụng các biện pháp khác. Để xác định thời điểm dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ cần sử dụng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ của con trẻ.

Khi trẻ sốt trên 38.5°C bố mẹ nên cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 39°C có thể dẫn đến co giật nên bên cạnh việc cho bé uống thuốc, bố mẹ dùng ngay một chiếc khăn mềm cho vào miệng trẻ để đề phòng trẻ cắn vào lưỡi.

Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, trẻ sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, kê đơn thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp cho trẻ.

Vậy nếu trẻ sốt dưới 38.5°C có nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không? Trường hợp này được xem là sốt nhẹ và trẻ chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt. Bố mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng các biện pháp khác như dùng khăn ấm lau khắp người bé (15 phút/lần) đến khi trẻ hạ thân nhiệt. Ngoài ra cần mặc cho bé quần áo thoáng mát, cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần bú hằng ngày.

Xem thêm: Men tiêu hóa cho trẻ: Công dụng và cách sử dụng an toàn

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng

Hiện nay nhiều ông bố bà mẹ hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng thuốc gì? Có ba loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng bởi nhiều bậc phụ huynh là thuốc dạng gói bột, siro và viên nhét hậu môn chứa 80mg Paracetamol trong thành phần. Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Xem thêm: Mách mẹ: Các bài thuốc dân gian cho trẻ hiệu quả nhất

Thuốc chứa Paracetamol 80mg

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia nhi khoa. Paracetamol có 3 hàm lượng tùy theo cân nặng của trẻ. Trong đó, loại 80mg là hàm lượng dùng cho trẻ sơ sinh có cân nặng từ 4 đến 6kg, gồm có ba loại:

Paracetamol dạng gói bột 80mg

Thuốc rất tiện lợi để sử dụng, chỉ cần pha với nước sôi để nguội là có thể cho trẻ uống, thuốc dễ dàng hấp thụ vào dạ dày nên chỉ cần sau 15 đến 30 phút thuốc đã có tác dụng hạ sốt ngay. Thuốc này thường có mùi hương của cam, chanh, dâu… và vị ngọt dịu phù hợp với khẩu vị của trẻ nên khá dễ uống.

Paracetamol dạng siro 80mg/5ml

Thuốc dạng siro thường rất dễ uống vì có rất nhiều mùi vị khác nhau ở dạng lỏng nên bố mẹ cho trẻ dùng khá tiện lợi. Hiệu quả hạ sốt dạng siro cũng tương tự như dạng bột.

Paracetamol dạng viên đạn 80mg

Thuốc dạng viên sử dụng bằng cách đặt ở hậu môn khi trẻ sốt kèm theo nôn mửa nhiều, không uống được hai dạng thuốc trên, trẻ co giật hoặc bố mẹ không muốn đánh thức con trẻ đang ngủ. Công dụng hạ sốt của thuốc dạng viên đạn chậm hơn hai loại thuốc dạng bột và siro, sau khoảng 30 đến 60 phút thuốc mới bắt đầu có tác dụng. Thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng hiệu quả.

Liều dùng với thuốc dạng viên đạn: Trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi cho dùng 80mg/giờ, tối đa là 320mg/ngày, trẻ sơ sinh từ 12 đến 36 tháng tuổi cho dùng 80mg/giờ, tối đa là 400mg/ngày. Khoảng cách giữa hai lần dùng là 4 đến 6 giờ.

Một số lưu ý khi dùng dùng thuốc chứa Paracetamol

  • Đối với dạng uống là bột và siro: Bố mẹ nên đong đếm liều lượng bằng dụng cụ đo chuyên dụng để cho bé uống chính xác hàm lượng, đồng thời tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
  • Đối với dạng viên đạn: Tuyệt đối không được uống thuốc này. Nếu thuốc bị mềm thì nên để thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để thuốc rắn lại dễ sử dụng hơn. Bố mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi đặt thuốc vào hậu môn bé và nên cho bé đi vệ sinh trước khi dùng thuốc loại này.

Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng cách

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không đúng cách không những không phát huy hiệu quả mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe còn non yếu của trẻ. Để an toàn cho trẻ cần dùng thuốc như sau:

Thời gian và độ tuổi sử dụng

  • Bố mẹ cần lưu ý chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5°C.
  • Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non yếu mà nguyên nhân gây sốt lại từ nhiều nguồn khác nhau, cho nên bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Khoảng cách giữa hai lần sử dụng thuốc ít nhất là 4 đến 6 giờ. Tổng liều dùng không quá 60mg/kg/24 giờ. Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh để tránh tình trạng trẻ bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Dù có dùng hai dạng thuốc khác nhau của cùng một loại, khoảng cách an toàn này phải luôn được tuân theo.
  • Khi bé sốt cao và không thể uống thuốc hãy sử dụng thuốc nhét hậu môn.

Liều lượng sử dụng

  • Liều lượng trung bình cho trẻ uống mỗi lần sốt là từ 10 tới 15mg/kg cân nặng. Cần dựa vào cân nặng thực của trẻ để sử dụng liều lượng thuốc hợp lý, không dựa vào số tuổi. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với phát huy công dụng.
  • Không nên sử dụng kết hợp hai loại thuốc của hai hãng thuốc khác nhau vì có thể làm tăng độc tính của thuốc.
  • Chú ý hạn sử dụng khi mua và dùng thuốc.

Xem thêm: Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ

Một số cách hạ sốt khác cho trẻ sơ sinh

Ngoài thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh, có những cách hạ sốt khác có thể kết hợp cùng để tăng hiệu quả hạ nhiệt. Đây cũng là các cách bố mẹ nên áp dụng nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C:

  • Cho trẻ bú sữa nhiều lần vì khi thân nhiệt tăng cao trẻ rất dễ mất nước.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để cơ thể tỏa bớt nhiệt, giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.
  • Hãy để trẻ nghỉ ngơi vì đa số trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thân nhiệt tăng cao. Trường hợp trẻ sốt nhẹ đây có thể là cách hiệu quả để thân nhiệt quay lại mức bình thường.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm đặc biệt những chỗ như trán, thái dương, nách, bẹn sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt.

Xem thêm: Enterogermina là thuốc gì? A-Z các thông tin quan trọng cần biết

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu bố mẹ để ý đến thời điểm dùng thuốc cũng như tuân thủ những quy tắc sử dụng thuốc từ chuyên gia. Trẻ sơ sinh nếu bị sốt thường sẽ rất dễ cáu kỉnh và quấy khóc, hiểu được tâm lý này bố mẹ nên đặc biệt quan tâm chăm sóc hơn để bé mau chóng khỏi bệnh.

Mẹ có thể tham khảo

  • Mẹ bị ốm sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Tư vấn: Mẹ sau sinh cần uống thuốc gì để tốt cho sức khỏe?
  • Bé ốm vặt phải làm sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm lời giải
  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học
  • Lê hấp đường phèn: Bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu quả
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay