Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Điểm danh 10 cái tên nổi bật

Bài viết tổng hợp 10 loại thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Mẹ hãy tham khảo để lựa chọn những thực phẩm tối…

Khi mang thai, mẹ bầu cần một lượng sắt nhiều hơn người bình thường để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Thiếu sắt là tình trạng chung phổ biến gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu sắt cho bà bầu là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là một số gợi ý iPREG khuyến nghị về nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Sắt cho bà bầu: Liều lượng bổ sung hiệu quả từ chuyên gia

Tại sao sắt lại đặc biệt quan trọng cho bà bầu?

 

Tạo nguồn máu cho mẹ

Sắt là nguồn dưỡng chất thiết yếu vô cùng quan trọng cho mẹ mang thai. Chúng tạo ra hemoglobin của hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu khi mang thai chính là do không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Nhu cầu sắt của thai phụ sẽ gấp đôi một người phụ nữ bình thường. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ lượng sắt mẹ rất dễ thiếu máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tránh các biến chứng khi mang thai

Nếu được cung cấp đủ sắt, mẹ sẽ trải qua một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Đồng thời, tránh được những biến chứng thường gặp do thiếu sắt như sau:

  • Vỡ ối sớm, thai lưu ở giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Nhau bong non, tăng nguy cơ sinh non gấp 2 lần ở giai đoạn cuối.
  • Khi chuyển dạ dễ bị kéo dài thời gian, dễ băng huyết, nhiễm trùng sau sinh.
  • Có nguy cơ cao tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối.
  • Sau sinh cơ thể suy nhược, thiếu sữa nuôi con, dễ mắc trầm cảm,…

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?

Giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

Trong suốt thời gian mang thai, bé hấp thụ chất dinh dưỡng chuyển từ mẹ theo đường máu. Vì thế, khi đủ sắt, lượng máu của mẹ dồi dào sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dung nạp dưỡng chất của thai nhi. Thiếu máu thiếu sắt có thể đe dọa đến sức khỏe của bé:

  • Tăng nguy cơ tử vong trước hoặc ngay sau sinh.
  • Trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, suy giảm thể lực, sức khỏe yếu kém.
  • Trí tuệ chậm phát triển.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?

Qua đây, chúng ta nhận ra rằng không nên để tình trạng thiếu sắt của mẹ trở nặng. Những hậu quả ở trên có thể để lại di chứng lâu dài. Vậy làm cách nào để nhận biết bà bầu đang thiếu sắt nhằm bổ sung kịp thời? Hãy dựa theo một số dấu hiệu được đề cập ngay sau đây.

Những dấu hiệu bà bầu bị thiếu sắt

 

Khi mẹ bầu thiếu sắt sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sức chịu đựng kém đi
  • Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, dễ bị ngất hơn
  • Da mặt tái xanh hoặc phớt vàng
  • Khó thở
  • Bàn tay, bàn chân trở nên lạnh hơn

Các dấu hiệu trên đây rất dễ gặp nhưng lại khiến mẹ bầu khó nhật biết. Nguyên nhân là bởi khi mang thai, việc cảm thấy mệt mỏi là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe. Việc xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng chính xác. Ngoài ra, khi xuất hiện những dấu hiệu trên hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Top 10 thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Bác sĩ Tâm cho biết, thực phẩm là nguồn bổ sung sắt dồi dào và tốt nhất cho cả mẹ và bé. Vì thế, chế độ ăn hằng ngày cần thêm vào 10 loại thực phẩm giàu sắt cho bà bầu dưới đây:

Thịt đỏ (Thịt bò, thịt heo,..)

Thịt bò, thịt heo,… là những loại thịt đỏ phổ biến, cung cấp lượng sắt vô cùng dồi dào. Thịt có màu càng sẫm càng chứa nhiều sắt. Nhóm thực phẩm này tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn giàu sắt của mẹ.

Việc của mẹ là lựa chọn những loại thịt an toàn, tươi ngon để sử dụng. Tuyệt đối không dùng thịt quá hạn, thịt không rõ nguồn gốc xuất sứ. Rất nguy hiểm cho sức khỏe hai mẹ con.

Xem thêm: 4 món ăn cực kỳ giàu sắt giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu

Nội tạng động vật

 

Nội tạng động vật như thận, não, tim, đặc biệt là gan chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng vô cùng bổ dưỡng. Chúng còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như protein, vitamin A, B, choline,…

Vitamin A trong gan động vật rất nhiều. Tuy nhiên, thừa vitamin A gây nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Do đó, mẹ không nên ăn quá nhiều gan hoặc các món làm từ gan như pate. Chuyên gia khuyến nghị mẹ chỉ nên sử dụng 200-300g gan động vật mỗi tuần.

Xem thêm: Lượng calo trong thức ăn, bảng tính nhu cầu calo chi tiết

Hải sản thân mềm có vỏ

Nghêu, sò, ốc, hến,… là nguồn cung cấp sắt hoàn hảo cho cơ thể mẹ bầu. Ngon miệng, đa dạng trong chế biến cũng là một ưu điểm của nhóm thực phẩm này. Tuy nhiên, hải sản thường rất kén người dùng.

Trong quá trình sử dụng, mẹ hãy ăn theo cách thăm dò. Nếu không có dấu hiệu bất thường nào mẹ có thể yên tâm sử dụng. Trường hợp cơ thể nổi mề đay, phát ban, ngứa da,… hãy dừng ngay.

Một số loại rau xanh

Cải bó xôi, bông cải xanh là nhóm thực vật có nguồn sắt khá nhiều. Hơn nữa, chúng còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin, chất xơ,.. Các loại rau cho bà bầu này cũng chứa ít calo nên không gây tăng cân mẹ nhé.

Rau củ quả luôn là tốt trong bất kỳ trường hợp nào. Nhưng khi mang thai, mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại thực vật như: rau dăm, rau ngót, đu đủ xanh, nhãn,… Chúng là nguyên nhân gây ra những cơn gò tử cung có thể khiến mẹ bị sảy thai.

Một số loại đậu

Không thể thiếu trong top các thực phẩm giàu sắt cho bà bầu chính là các loại đậu. Đậu Hà Lan, đậu nành,… là nguồn chứa sắt và protein tuyệt vời. Có thể nói đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của mẹ.

Ngoài ra mẹ cũng có thể lựa chọn các sản phẩm được chế biến từ hạt đậu khô như: đậu hũ, tào phớ, sữa soya,… Đều ngon miệng, dễ ăn và rất tốt cho cả mẹ và bé.

Một số loại hạt

 

Hạnh nhân, óc chó,… là nguồn thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên có trong thực đơn hằng ngày. Tiện sử dụng, thơm ngon lại chứa nhiều sắt, Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết tại: 9 loại hạt tốt nhất cho bà bầu được chuyên gia khuyến nghị sử dụng

Bí đỏ, hạt bí đỏ

Bí đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác bên cạnh chất sắt. Khi đi chợ, mẹ nhớ chọn quả chín vì chúng chứa nhiều canxi, sắt. Quả chín cũng chế biến được nhiều món hơn.

Hạt bí ngô không chỉ giàu sắt mà còn cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết như vitamin K, kẽm, magie,.. Bên cạnh việc ngừa thiếu máu, hạt bí ngô còn làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm và tiểu đường thai kỳ.

Socola đen

Như hạt bí ngô, socola đen cũng là thức ăn vặt vừa ngon miệng, vừa giàu chất sắt. Ăn socola còn ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Yến mạch

Ăn yến mạch không chỉ bổ sung sắt, ngừa thiếu máu mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sự chế biến đa dạng của yến mạch như cháo, ngũ cốc,… sẽ khiến bữa ăn của mẹ bớt nhàm chán. Hơn nữa, yến mạch thơm bùi lại kiểm soát cân nặng cực tốt mẹ nhé.

Chuối

Ăn chuối mỗi ngày sẽ bổ sung thêm lượng sắt cần thiết cho mẹ. Thêm vào đó, công dụng chữa táo bón của loại trái cây này vô cùng tuyệt vời. Tiêu hóa cũng là một vấn đề mẹ hay gặp khi mang thai nên đừng bỏ qua thực phẩm này nhé.

Chất dinh dưỡng cần nhiều thời gian để chuyển hóa từ thức ăn vào cơ thể. Vậy làm thế nào để hấp thụ tối đa chất sắt có trong các nhóm thực phẩm? Hãy lưu ý những ghi chú sau đây.

Xem thêm: Bổ sung sắt cho bé: Liều lượng và cách bổ sung hiệu quả

Làm sao để hấp thụ tối đa chất sắt từ thực phẩm?

 

Khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm trên là không giống nhau. Mẹ bầu vẫn nên ưu tiên bổ sung lượng sắt từ nguồn động vật nhiều hơn. Mách một mẹo nhỏ nữa cho mẹ để việc hấp thụ chất sắt trở nên hiệu quả. Bổ sung vitamin C song song với việc tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt. Các loại trái cây như: cam, bưởi, dâu, kiwi,… chính là nguồn cung vitamin C vô cùng dồi dào.

Mẹ cũng nên hạn chế cung cấp chất sắt đồng thời với các chất làm ức chế hấp thụ sắt. Tannin có trong trà, phytat có trong ngũ cốc thô, caffeine trong cà phê, nước ngọt là những chất như vậy. Tốt nhất là nên sử dụng chúng cách nhau một khoảng thời gian.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Có thể thấy rằng, chất sắt từ nguồn gốc thực vật khó hấp thụ hơn. Trong quá trình chế biến, lượng sắt cũng mất đi nhiều. Chính vì vậy, viên uống vitamin ra đời nhằm tạo thêm một nguồn cung khác cho mẹ. Nhưng liệu có thực sự an toàn, hãy đến phần tiếp theo nhé.

Bổ sung bằng các loại thuốc sắt cho bà bầu

Mẹ thiếu sắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ riêng chế độ ăn uống. Do vậy, nhiều khi đã lên thực đơn rất khoa học, đảm bảo đủ dưỡng chất, nhưng mẹ vẫn thiếu sắt. Điều này đồng nghĩa với việc hàm lượng sắt trong thực phẩm không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của mẹ.

Giải pháp lúc này là gì? Thuốc sắt cho bà bầu chính là lựa chọn hoàn hảo để cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết. Mặc dù được chứng minh tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của mẹ mang thai. Nhưng trước khi sử dụng, mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Đồng thời, khám sức khỏe kỹ lưỡng để xem lượng sắt đang thiếu có nhất thiết phải dùng thuốc không. Nếu phải bổ sung thì sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao hãy tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là 10 thực phẩm giàu sắt cho bà bầu được khuyên dùng bởi các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng. Đừng quên thay đổi cách chế biến mỗi ngày để bữa ăn trở nên phong phú hơn. Nếu xuất hiện các dấu hiệu thiếu sắt hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn bổ sung kịp thời vì một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Mẹ có thể tham khảo

  • Axit Folic là gì? Bổ sung axit Folic cho bà bầu như thế nào?
  • Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
  • Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Tư vấn hữu ích từ chuyên gia
  • Thuốc magie cho bà bầu và những lưu ý cần phải nằm lòng
  • Thực phẩm chức năng cho bà bầu: Cách bổ sung khoa học
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories