Thực đơn cho mẹ sinh mổ: Mẹ nên và cần tránh những gì?

Thực đơn cho mẹ sinh mổ cần những gì? Mẹ nên ăn gì để nhanh liền sẹo, sữa mau về cho con bú. Cùng…

Phụ nữ sau khi sinh mổ có thể trạng hoàn toàn khác biệt với phụ nữ sau khi sinh thường, vì vậy thực đơn cho mẹ sinh mổ cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Nếu bạn còn đang băn khoăn món ăn nào mới thực sự phù hợp cho mẹ sau phẫu thuật thì hãy tham khảo những gợi ý của iPREG dưới đây nhé.

Khuyến cáo

Mẹ sinh mổ cần thời gian hồi phục lâu hơn sinh thường. Để vết mổ sau sinh chóng lành, trong thực đơn hằng ngày mẹ cần đặc biệt chú ý cách chọn thực phẩm phù hợp.

Dr. Trần Thành Nam – Tư vấn dinh dưỡng sau sinh.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Lên thực đơn cho mẹ sinh mổ cần lưu ý điều gì?

Không nên ăn trong 6 tiếng đầu sau khi mổ

Sau khi thực hiện cuộc đại phẫu thuật lấy thai nhi, dưới tác động của thuốc vẫn còn lưu lại, nhu động ruột của mẹ vẫn đang ở mức rất thấp, dạ dày hoạt động cực kỳ yếu, đường ruột cũng ứ ra nhiều khí. Mẹ cần nghỉ ngơi để phục hồi, nếu cho thức ăn vào dạ dày lúc này cơ thể sẽ càng mất thêm sức, thức ăn cũng khó mà tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, táo bón.

Ăn thực phẩm dễ tiêu trong tuần đầu tiên sau khi mổ

Tình trạng táo bón và khó tiêu vẫn sẽ kéo dài trong suốt tuần đầu tiên sau khi mổ nên bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa, nhuận tràng vào thực đơn cho mẹ sinh mổ là việc làm cần thiết. Lượng thức ăn trong thời gian này cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn ít vào mỗi bữa và nên ăn một cách nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.

Thay đổi đa dạng món ăn và tăng khẩu phần ăn trong thời gian sau

Mẹ sinh mổ có thể trạng hoàn toàn khác so với mẹ sinh thường vì vậy chế độ ăn uống cũng có sự khác biệt trong từng thời điểm sau sinh:

  • Ngày đầu tiên sau sinh: Khi đã qua 6 tiếng đầu, mẹ có thể uống nước lọc, nước đường và chỉ nên ăn những đồ mềm lỏng như súp, cháo loãng cho tới khi xì hơi mới bắt đầu ăn đặc hơn.
  • Tuần đầu tiên sau sinh: Mẹ có thể ăn uống bình thường nhưng nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu và không nên ăn quá no. Tình trạng táo bón sẽ nặng nhất trong tuần đầu tiên nên vẫn cần lên thực đơn cho các mẹ sinh mổ trong thời gian này thật kỹ lưỡng.
  • Thời gian sau: Mẹ có thể ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và tăng khẩu phần ăn hằng ngày, chỉ cần loại bỏ một số thực phẩm kiêng kỵ có hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Ăn gì sau khi sinh mổ? Tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia

Những thực phẩm cần cho thực đơn mẹ sinh mổ để nhanh liền sẹo, phục hồi sức khỏe

  • Thực phẩm giàu protein: Để vết mổ nhanh liền sẹo, việc bổ sung protein sau khi sinh mổ là rất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hình thành mô mới. Dưỡng chất này có mặt trong rất nhiều thực phẩm như: thịt, cá, trứng, thịt da cầm,đậu đỗ, các chế phẩm từ sữa ít béo như sữa chua ít béo, pho mát,…
  • Thực phẩm nhuận tràng: Mẹ sinh mổ có tình trạng táo bón rất nghiêm trọng, kéo theo vết khâu rất khó lành, thậm chí có thể rách, nhiễm trùng. Để giải quyết vấn đề này gia đình nên bổ sung các thực phẩm nhuận tràng vào thực đơn cho mẹ sinh mổ như khoai lang, đu đủ, chuối, sữa chua… Đồng thời mẹ cũng chú ý bổ sung nhiều rau xanh và nước mỗi ngày. Các bữa ăn chính nhất là bữa trưa và bữa tối nên có món canh để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Thực phẩm lợi sữa: Mẹ sinh mổ phải dùng kháng sinh nên sữa ban đầu sẽ tiết ra rất ít. Vì vậy bổ sung thực phẩm như cá hồi, rau xanh, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt…vào thực đơn lợi sữa cho mẹ sinh mổ là điều cần thiết.
  • Thực phẩm giàu khoáng chất sắt: Vì phải mổ nên mẹ mất một lượng máu khá lớn, để hỗ trợ và tái tạo lại lượng máu đã mất nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn cho mẹ sinh mổ: lòng đỏ trứng, hàu, gan bò, thịt đỏ.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Rau xanh trái cây vì các vitamin như A, B, C có vai trò hạn chế viêm nhiễm ở vết mổ, vitamin K có vai trò cầm máu, làm lành vết mổ nhanh chóng. Các vitamin khác cũng hỗ trợ trong việc hồi phục sức khỏe ở mẹ sinh mổ.

Những thực phẩm mẹ sinh mổ phải tuyệt đối kiêng kỵ

Mẹ sinh mổ nên kiêng những loại thực phẩm cản trở quá trình liền sẹo như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt bò, hải sản… Sau khi sẹo đã lành thì mẹ có thể cho các món này vào thực đơn cho mẹ sinh mổ. Các đồ ăn gây sắc tố đen sẽ khiến vết sẹo sâu hơn cũng nên kiêng kỵ.

Mẹ sau khi sinh mổ rất dễ bị táo bón, nguyên nhân là do áp lực trong ổ bụng giảm đột ngột dẫn đến nhu động ruột hoạt động chậm lại. Chình vì vậy, không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, loại có men vi sinh sống, thực phẩm chưa nấu chín như dưa giá, cà muối, tiết canh, rau sống… để tránh các vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng vết mổ.

Mẹ cũng nên loại thực phẩm cay nóng nhiều gia vị ra khỏi thực đơn cho mẹ sinh mổ vì có thể gây tích tụ nhiệt và làm cho vết mổ dễ bị sưng cũng như mưng mủ. Sau khi vết mổ đã lành và ổn định, mẹ có thể ăn nhiều thực phẩm hơn.

Những thực phẩm như lá lốt, rau cần tây, lá bạc hà, bắp cải, đồ khô, măng, mì tôm… có thể làm mất sữa. Mẹ sinh mổ sữa sẽ chậm về hơn mẹ sinh thường vì buộc phải dùng kháng sinh. Vì vậy, những thực phẩm gây mất sữa ở trên cũng cần được kiêng khem.

Muối cần được hạn chế cho vào món ăn trường hợp mẹ bị di chứng cao huyết áp sau khi mổ.

Xem thêm: Tư vấn: Mẹ sau sinh cần uống thuốc gì để tốt cho sức khỏe?

Gợi ý 10 thực đơn cho mẹ sinh mổ đầy đủ dưỡng chất

Thực đơn thứ nhất

  • Buổi sáng: Cháo cá hồi, sữa tươi
  • Buổi trưa: Canh rau ngót thịt nạc, gà rang nghệ, rau lang luộc, táo
  • Buổi tối: Tôm cá kho nghệ, canh đu đủ xanh nấu móng giò, lê

Thực đơn thứ hai

  • Buổi sáng: Ngũ cốc dinh dưỡng, sữa chua
  • Buổi trưa: Canh rau đay nấu mướp, thịt heo kho khoai tây, bông cải xanh luộc
  • Buổi tối: Tôm hấp nước dừa, canh xương bò hầm đậu đỏ, chuối

Thực đơn thứ ba

  • Buổi sáng: Cháo thịt bằm, nước ép
  • Buổi trưa: Thịt thăn ram nghệ tôm, củ cải luộc, thịt viên nấu đu đủ xanh, sữa chua
  • Buổi tối: Trứng gà luộc, thịt viên nấu bầu, bí luộc, táo

Thực đơn thứ tư

  • Buổi sáng: Cháo cà rốt
  • Buổi trưa: Thịt heo xào mướp, rau mồng tơi với tôm, mướp xào, cam
  • Buổi tối: Thịt kho củ cải, canh rau củ nấu xương, dâu

Thực đơn thứ năm

  • Buổi sáng: Súp cua, sữa đậu
  • Buổi trưa: Tôm đồng rang, mướp nấu gạch tôm, đậu xào, thanh long
  • Buổi tối: Gà rang gừng, bầu nấu mọc, quýt

Thực đơn thứ sáu

  • Buổi sáng: Bánh mì với trứng, nước chè vằng
  • Buổi trưa: Canh đậu đỏ mộc nhĩ hạt sen, thịt chân giò rim gừng, rau dền luộc, mít
  • Buổi tối: Gà tần thuốc bắc, canh hoa thiên lý thịt nạc, nho

Thực đơn thứ bảy

  • Buổi sáng: Bún chả cá, nước rau má
  • Buổi trưa: Canh bí đỏ, trứng luộc, tôm rim, chuối
  • Buổi tối: Su hào xào nạc băm, canh khoai tây cà rốt nấu sườn non

Thực đơn thứ tám

  • Buổi sáng: Cháo khoai lang
  • Buổi trưa: Nạc thăn rim, bí đao luộc, canh rau ngót chả viên, nhãn
  • Buổi tối: Rau lang xào tỏi, canh chân giò om chuối đậu, dưa hấu

Thực đơn thứ chín

  • Buổi sáng: Hủ tiếu, nước sâm
  • Buổi trưa: Cá quả om chuối, mướp xào, canh cà chua trứng, chè đỗ đen
  • Buổi tối: Nấm rơm kho tiêu, cá nục kho tiêu, canh tần ô

Thực đơn thứ mười

  • Buổi sáng: Cháo vừng đen
  • Buổi trưa: Chim câu hầm, canh rau lang, táo
  • Buổi tối: Thịt luộc, đậu xào bắp bò, canh rong biển đậu phụ

Trên đây là những gợi ý thực đơn cho mẹ sinh mổ đầy đủ dưỡng chất, loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm không tốt cho sự phục hồi sức khỏe của mẹ sinh mổ mà chị em có thể tham khảo. Phục hồi sau một cuộc phẫu thuật lớn không hề dễ dàng nhưng nếu mẹ và gia đình biết chăm sóc đúng cách thì sẽ rất nhanh quay trở lại cuộc sống bình thường.

Xem thêm: Cách nấu cháo gà ngon nhất cho cả nhà tại: https://sieungon.com

  • Thực đơn cho mẹ sinh thường: Mẹ nhanh về sữa, bé khỏe mạnh
  • Thực đơn giản cân sau sinh: Mẹ hết mỡ thừa, bé khỏe mạnh
  • Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
  • Kiêng cữ sau sinh: Cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
  • Sinh mổ lần 2: Thời điểm sinh và những lưu ý an toàn từ chuyên gia
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories