Thai máy giúp mẹ cảm nhận rõ hơn những cử động của bé yêu trong bụng. Dựa vào số lần và cường độ các…
Thai máy giúp mẹ cảm nhận rõ hơn những cử động của bé yêu trong bụng. Dựa vào số lần và cường độ các cử động thai máy, mẹ sẽ nhận biết được tình trạng sức khỏe bé yêu đang diễn ra như thế nào. Thai máy được rất nhiều mẹ bầu sử dụng, nó như sợi dây vô hình liên kết tình mẫu tử. Vậy thai máy là gì? Thai bao nhiêu tuần thì máy? Dựa vào yếu tố nào để dự đoán tình trạng sức khỏe của bé qua thai máy?
Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết trong nội dung hôm nay. Quá trình biên soạn được sự hỗ trợ nhiệt tình của ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất
Thai máy là gì?
Thai máy nói một cách đơn giản là cử động của thai nhi. Khi bé yêu càng lớn, những cú hích đạp vào thành bụng mẹ là dấu hiệu thai nhi đang khỏe mạnh. Thai nhi ở giai đoạn 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động.
Thế nhưng, lúc này bào thai vẫn còn khá nhỏ, mẹ khó mà nhận biết được thai máy. Đặc biệt với các mẹ lần đầu mang thai, thường không chú ý đến các cử động đầu tiên của con. Do đó, sẽ mất khá lâu để mẹ có thể phát hiện con yêu đang thai máy.
Ở mỗi mẹ bầu cảm nhận về thai máy sẽ khác nhau. Việc theo dõi cử động thai nhi rất quan trọng. Mẹ cần chú ý để xác nhận và đếm số lần thai máy chính xác đảm bảo thai nhi khỏe mạnh. Khi thai nhi không còn thai máy hoặc máy rất yếu là những dấu hiệu bé đang gặp vấn đề lớn. Lúc này, mẹ cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.
Xem thêm: Tư vấn: Cách đọc kết quả siêu âm thai chính xác
Thai bao nhiêu tuần thì máy?
Thông thường, nếu bé phát triển ổn định thì khoảng tuần thứ 8 con sẽ bắt đầu có những hoạt động thai máy đầu tiên. Để nhận biết thai máy khi nào, mẹ bầu cần lưu ý sự phát triển của bào thai qua từng cột mốc như sau:
Thai máy ở giai đoạn đầu tiên (Tuần 7-8 thai kỳ)
Ở giai đoạn này mẹ khó cảm nhận những cử động của thai nhi. Thời điểm này những lần thai máy rất nhẹ. Có ngày thai máy thường xuyên, lại có ngày gián đoạn. Mẹ mang thai ở tuần thứ 7, 8 không nên quá lo lắng. Mỗi em bé sẽ có những cử động riêng. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là được.
Xem thêm: Mang thai tháng thứ 2: Thai nhi phát triển ra sao, mẹ có thay đổi gì?
Giai đoạn thai máy cảm nhận rõ ràng (Tuần 16-22 thai kỳ)
Thai máy ở tuần 16-22 của thai kỳ bắt đầu có những biểu hiện cụ thể. Mẹ cảm nhận rõ rệt các chuyển động từ không đều, đều, ít mạnh mẽ, cho tới mạnh và liên tục của thai nhi.
Thời điểm này, mỗi ngày sáng, trưa, tối hoặc ít nhất 1 lần mỗi ngày mẹ học cách theo dõi thai máy. Dành 30 phút liên tục đếm số lần cử động của thai nhi, hiểu rõ tình trạng sức khỏe của con yêu.
Lưu ý: Khi thai ngủ thường không có biểu hiện của thai máy. Thời gian trung bình thai nhi ngủ là từ 20 phút tới 2 giờ.
Giai đoạn thai máy mạnh mẽ (Tuần 30-38 thai kỳ)
Lúc này cử động thai rất rõ ràng và mạnh mẽ. Mẹ cảm nhận rõ từng nét động quẫy đạp, xoay trở mình của thai nhi. Nhiều mẹ bầu cảm thấy thích thú và phấn khích tự hỏi con yêu đang làm gì ở trong bụng khi liên tục trồi lên rồi tĩnh lại sau những cú đạp.
Tuy nhiên, mẹ cũng phải phân biệt hiện tượng thai máy và gò tử cung ở những tháng cuối của thai kỳ. Thông thường, thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng. Còn gò tử cung lại làm cho toàn bộ vùng bụng của mẹ bầu cứng lên. Lúc này, thai phụ cần tới cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên môn để thăm khám.
Xem thêm: Mang thai tháng thứ 8: Cẩn trọng khi mẹ bị rỉ ối liên tục
Thai máy như thế nào gọi là bình thường?
Sau khi nắm rõ khái niệm thai máy là gì? Thai bao nhiêu tuần thì máy? Lúc này, mẹ cần phân biệt các loại thai máy thường gặp để kịp thời phát hiện những bất thường và có hướng điều trị hiệu quả. Muốn biết tiếng thai máy chuẩn xác, cách tốt nhất mẹ nên lót dạ một chút gì đó, chọn nơi yên tĩnh và lắng nghe dấu hiệu thai máy.
Mỗi ngày, số cử động trung bình của thai nhi là 16-45 lần [*]. Khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần cử động là 50-75 phút [*]. Thai máy bình thường 3 lần mỗi ngày, có khi hơn 4 lần cử động trong 30 phút [*]. Thời gian ngủ của thai nhi, mẹ bầu sẽ không cảm nhận được thai máy.
Cách để theo dõi thai máy chính xác, mẹ lưu ý một số điều như sau:
- Sau khi mẹ ăn no là thời điểm thai nhi cử động tốt nhất.
- Mỗi ngày nên đếm thai máy 2-3 lần trong những khung giờ cố định.
- Nên đi tiểu trước khi đếm cử động thai nhi.
- Đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ cử động của bào thai.
- Trong 1 giờ đếm số lần thai máy để tiện theo dõi sức khỏe của bé.
Xem thêm: Mang thai đôi: Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý từ chuyên gia
Thai máy bất thường là gì? Xử lý như thế nào?
Những dấu hiệu được mô tả ở trên chứng tỏ thai máy bình thường. Nếu một ngày nào đó, thai nhi cử động nhiều hoặc ít hơn hẳn, thời điểm này báo động bào thai đang bất thường. Nếu thấy các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu cần lưu ý, khẩn trương thăm khám ngay lập tức, tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Thai không máy
Ở những tháng đầu, thông thường thai nhi ít cử động, hoặc mẹ khó cảm nhận thấy. Bỗng một ngày, thai nhi không cử động hoặc máy rất ít, mẹ hãy đi khám ngay.
Xem thêm: Dị tật thai nhi thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Nôn mửa, ngực không căng, âm đạo xuất huyết, tử cung co thắt
Khi mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng bất thường như:
- Nôn mửa
- Ngực không căng
- Âm đạo xuất huyết
- Tử cung co thắt
Đây là dấu hiệu báo động sức khỏe của mẹ và thai nhi đang bị đe dọa. Lúc này, thai nhi đang gặp phải vấn đề thiếu oxy, thiếu ối. Nguyên nhân có thể do mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia, thai quá ngày tuổi,….
Thai máy quá nhiều
Bào thai cử động quá nhiều đôi khi không phải là dấu hiệu tốt. Một ngày nào đó, thai máy đạp tới 20 lần trong một thời gian ngắn. Có thể do em bé đang stress hoặc mẹ đang gặp phải căng thẳng, áp lực.
Lúc này, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, để thai nhi hoạt động bình thường trở lại. Mẹ không cần phải lo lắng nhưng nếu thai vẫn cử động vẫn tăng nhanh, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.
Người mẹ cần đi bệnh viện ngay khi cử động thai nhi bất thường. Bên cạnh đó, thai phụ cần quan tâm tới nhiều vấn đề dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi thường ngày. Trong suốt quá trình mang thai, sức đề kháng bị suy giảm, khả năng thai kỳ mắc bệnh truyền nhiễm rất cao. Việc bổ sung dinh dưỡng đảm bảo đủ dưỡng chất giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
Mẹ nên bổ sung dưỡng chất từ các nguồn như: thịt, cá,… Các sản phẩm chế biến từ sữa như: trứng, sữa, ngũ cốc,… Bên cạnh đó, hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tinh thần hứng khởi, sẵn sàng chào đón con yêu chào đời.
Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?
Phân biệt thai máy và sôi bụng
Dấu hiệu cử động thai nhi ở mỗi mẹ khác nhau. Bé cử động thường xuyên, liên tục chứng tỏ nhóc tì đang phát triển tốt. Tuy nhiên, có những bạn lần đầu làm mẹ lại không phân biệt đâu là cử động thai, đâu là sôi bụng. Đôi lúc lại nhầm tưởng bản thân có vấn đề về đường tiêu hóa. Trên thực tế thai máy và sôi bụng khác nhau ở những điểm sau:
- Sôi bụng: Sự kết hợp âm thanh giữa thức ăn và nhu động ruột. Mẹ có cảm giác nước sôi ở trong bụng. Tuy nhiên tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn. Sôi bụng kèm thêm nhiều âm thanh khác nhau, mẹ cảm nhận sự khó chịu.
- Thai máy: Cũng có cảm giác như sôi nước, không có âm thanh hay cảm giác khó chịu, xuất hiện nhiều lần rải rác trong ngày.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả
Với mẹ đã sinh con lần đầu, khi mang thai lần hai sẽ phân biệt đâu là thai máy, đâu là sôi bụng. Bên cạnh đó, thai phụ có thành bụng dày khó theo dõi cử động thai nhi hơn so với thành bụng mỏng. Ngoài ra, lượng nước ối nhiều hay ít cũng tác động tới việc theo dõi cử động thai nhi. Để cảm nhận thai máy rõ ràng, mẹ hãy chọn một không gian yên tĩnh để lắng nghe và theo dõi.
Kết luận
Theo dõi cử động thai mỗi ngày là niềm hạnh phúc của mẹ bầu. Cảm nhận một sinh linh đang sống bên trong bụng một cách rõ ràng, hồi hộp, mong đợi chờ ngày con yêu chào đời quả là niềm vui khôn xiết.
Trên đây là các thông tin chia sẻ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn thai máy là gì. Để giúp con yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ bầu nên nâng cao kiến thức, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực lẫn trí tuệ.
[*] Số liệu dựa theo báo cáo nghiên cứu của FDA – Hoa Kỳ
Mẹ có thể tham khảo
- Triệu chứng khó chịu tháng thứ 5, giải quyết ra sao để mẹ luôn khỏe
- 5 dạng bất thường của dây rốn nguy hiểm mẹ phải ghi nhớ
- Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị
- Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Cách tính tuổi thai theo tuần cực kỳ chính xác mẹ bầu nên biết