Thai giáo 3 tháng giữa: Kích thích trí não trẻ phát triển toàn diện

Bài viết tổng hợp các phương pháp thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ phù hợp nhất, mẹ hãy tham khảo để có thêm…

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn cơ thể mẹ đã thích nghi với sự xuất hiện của thành viên mới trong bụng. Lúc này các cơ quan bên trong dần hoàn thiện và bé yêu đã biết “ngóng chuyện” một cách thành thạo.

Do đó đây là khoảng thời gian lý tưởng để mẹ áp dụng những phương pháp thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ phù hợp. Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết phương pháp thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ qua bài viết dưới đây mẹ nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì giúp con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?

Ba tháng giữa thai kỳ mẹ gặp phải “phiền phức” gì?

Vượt qua 3 tháng đầu thành công, tuy nhiên tam cá nguyệt giữa lại đem đến nhiều “phiền phức” cho mẹ hơn. Lúc này các triệu chứng khó chịu “rủ nhau” lần lượt kéo đến. Mở đầu là tình trạng táo bón, khiến mỗi lần đi vệ sinh như nỗi ám ảnh “kinh hoàng”.

Tiếp đến là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt mỗi buổi sáng. Nguyên nhân là do lưu lượng máu thay đổi đột ngột nên mỗi sớm thức dậy mẹ sẽ cảm thấy choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Đây là tình trạng khá nguy hiểm nếu để mẹ ra ngoài một mình hay đang lái xe.

Không dừng lại ở đó, da dẻ trở nên sạm nám, những hố “núi lửa” thi nhau mọc chi chít lên mặt. Những vết rạn da bắt đầu xuất hiện, các đường sọc ngoằn nghèo trên bụng rồi kéo dài đến lưng, mông.

Nội tiết tố thai kỳ sản sinh dữ dội và chúng làm mẹ ngày càng căng thẳng. Mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày bỗng chốc đảo lộn, sự tự tin trước kia cũng bởi nguyên nhân này mà dần biến mất.

Có thể thấy, giai đoạn tam cá nguyệt giữa mẹ đã an tâm hơn về mối lo ngại sảy thai, nhưng lại đồng loạt xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Do vậy cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng là kiên trì áp dụng phương pháp thai giáo 3 tháng giữa mỗi ngày.

Xem thêm: Đối mặt các triệu chứng khó chịu tháng thứ 4, mẹ cần làm gì?

Tầm quan trọng của thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ

Tam cá nguyệt giữa là lúc em bé của mẹ đã hình thành gần đủ các cơ quan và đang bước dần vào quá trình hoàn thiện. Ngoài ra, các bộ phận như tai, mắt đã biết cảm nhận ánh sáng và trở thành một tên “hóng chuyện” chuyên nghiệp. Vì thế, mỗi hành động, lời nói của mẹ bé đều lắng nghe và tiếp thu chúng một cách tốt nhất.

Phương pháp thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ là việc làm hết sức cần thiết, bởi đó chính là sợi dây liên kết giữa bé và gia đình. Mỗi cái chạm nhẹ hay đối thoại của mẹ đều tác động đến hệ thống não bộ, từ đó hình thành nên những cử động thai máy đầu đời.

Bé sẽ biết vui chơi với mẹ, đối thoại cùng mẹ qua những cú đạp hay cái duỗi chân. Chính hành động đó là bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển về tư duy, đồng thời rèn luyện khả năng phản xạ đến khi bước ra thế giới bên ngoài.

Không những thế, sự phát triển từng ngày của con chính là “liều thuốc” giúp mẹ đẩy lùi các biến chứng thai kỳ. Bởi khi tâm trạng phấn khởi cơ thể mẹ sẽ tiết ra những enzym có lợi, chúng “đánh bại” sự mệt mỏi, uể oải bên trong và đem đến nguồn năng lượng tích cực.

Xem thêm: Nhạc thai giáo và những điều mẹ bầu nên biết để con thông minh

Phương pháp thai giáo tháng thứ 4

Khuôn mặt “bé yêu” lúc này đã hoàn thành đầy đủ các bộ phận. Mẹ sẽ khá thích thú khi nhìn hình siêu âm thấy con đang mút tay thoăn thoắt. Xúc giác, thính giác bắt đầu biết nghe ngóng những âm thanh của thế giới bên ngoài.

Thai giáo bằng cách đối thoại

Mẹ vẫn tiếp tục duy trì phương pháp thai giáo này và tăng tuần suất nhiều hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra, nếu như bố là người thực hiện thì hiệu quả sẽ tăng gấp nhiều lần. Bởi giọng nói của bố có sự trầm ấm nhất định, âm thanh nhẹ nhàng sẽ giúp bé ghi nhớ sâu hơn vào bộ não nhỏ bé của mình. Từ đó tăng cường khả năng ngôn ngữ, trí tuệ cũng như hình thành nhân cách sau này.

Ngoài ra khi bố trò chuyện cùng con, mẹ bầu cũng được tác động. Mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn vì có người đồng hành bên cạnh, thắt chặt tình cảm gia đình. Nhờ tâm trạng thoải mái mà các triệu chứng “đáng ghét” biến mất lúc nào mẹ cũng không hay.

Bố có thể thực hành đối thoại bằng những câu đơn giản như: “Con yêu à! Hôm nay bố dẫn hai mẹ con ra ngoài chơi nhé, con có nghe thấy tiếng chim hót không, con có thấy hôm nay mẹ mặc bộ váy này trông thật xinh đẹp,…” và những câu tràn ngập cảm xúc như thế. Những lời nói yêu thương này sẽ lan truyền nhanh chóng và làm bé cảm thấy yên bình.

Xem thêm: Chăm sóc cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt cho mẹ tháng thứ 4

Phương pháp thai giáo tháng thứ 5

Trong thời gian mang thai tháng thứ 5, thính giác bé gần như đã phát triển hoàn chỉnh và “nghe ngóng” một cách điêu luyện. Vì thế hãy tăng tần suất đối thoại, cộng thêm cho bé nghe những âm thanh bên ngoài mẹ nhé!

Thai giáo bằng nhạc

Đây là giai đoạn hoàn toàn lý tưởng để mẹ thực hành thai giáo bằng cách cho bé nghe nhạc. Những âm thanh líu lo của tiếng chim hót, tiếng gà gáy sáng sớm hay tiếng nước chảy róc rách, sẽ làm đầu óc non nớt của bé trở nên phong phú hơn.

Chắc chắn những âm thanh đầu đời này sẽ lưu trữ rất sâu vào bộ nhớ. Đến khi bước ra thế giới bên ngoài, bé nghe lại âm thanh ấy và cảm thấy chúng thật gần gũi với mình.

Nghiên cứu của đại học Harvard còn chỉ ra, những âm thanh bé nghe được sẽ kích thích đến các giác quan. Bé bắt đầu có xu hướng chuyển động theo giai điệu bài hát, còn biết cử động nhanh hơn khi âm thanh dồn dập. Sau này khi những giai điệu ăn vào tiềm thức, bé có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không được bố mẹ tạo thói quen này.

Mẹ nên cho bé nghe những bài nhạc có giai điệu du dương với âm thanh vui tươi, nhạc giao hưởng hay nhạc không lời là sự lựa chọn hợp lý. Nhạc buồn, nhạc rock không được khuyến khích, bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bé. Hơn thế nếu mẹ nghe nhạc với âm thành dồn dập, ngôn từ mạnh bạo sẽ khiến bé bị rối loạn cảm xúc, từ đó tác động đến hành vi sau này.

Xem thêm: Nhạc cho thai nhi giúp kích thích phát triển trí não mẹ nên biết

Những bài nhạc thai giáo 3 tháng giữa gợi ý cho mẹ

  • Bài nhạc “Vũ điệu chim khuyên” của Jonasson với âm điệu vui tươi thích hợp cho bé nghe lúc sáng sớm.
  • Bài nhạc “From the New World” với âm điệu chậm rãi, tạo cho bé tính kiên trì biết chờ đợi.
  • Bài nhạc “Peter and the worf” của Sergei Prokofiev giúp bé trở nên mạnh mẽ hơn vì âm điệu hào hùng.
  • Bài nhạc “ Brahms’ Lullaby” với âm điệu tha thiết, thúc đẩy cảm xúc dâng trào bên trong. Sau này bé sẽ là một người tình cảm giàu lòng nhân ái.

Thai giáo bằng đọc sách

Ngày nay, phương pháp thai giáo bằng cách đọc sách được nhiều mẹ trẻ áp dụng. Bởi không những làm tâm trạng mẹ trở nên vui hơn, mà nó còn giúp mẹ có thêm nguồn kiến thức bổ ích. Cách nuôi dạy con, hay phương pháp sinh nở chắc chắn mẹ sẽ “nằm lòng”.

Việc mẹ đọc sách mỗi ngày còn giúp bé ghi nhớ được nhiều từ vựng. Sau này khả năng ngôn ngữ sẽ hình thành rất nhanh, không chừng đến 2 tuổi là bé có thể đối loại lưu loát với mẹ.

Một số loại sách hay gợi ý cho mẹ

  • “Dạy con từ trong bụng mẹ”: chia sẽ tất tần tật những phương pháp thai giáo hay ho, bổ ích.
  • “Cẩm nang mang thai và sinh con”: giúp mẹ hiểu thêm những rủi ro lúc mang thai và cách phòng tránh hiệu quả.
  • “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”: bật mí cách nuôi dạy con từ lúc mới lọt lòng, phản đối cách chờ đợi khi con đi học mới bắt đầu dạy dỗ.
  • “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng”: nói về cách chăm sóc con và tâm lý của những bậc phu huynh lần đầu lên chức.

Xem thêm: Tâm lý tháng thứ 5: Hãy cẩn thận nếu mẹ bị stress

Phương pháp thai giáo tháng thứ 6

Ở tháng thứ 6 mang thai, thị giác của bé lúc này đã cảm nhận được tia sáng và có thể bắt đầu những cử động đầu tiên. Vì thế phương pháp thai giáo bằng hành động và ánh sáng là lựa chọn cực kỳ hợp lý.

Thai giáo bằng ánh sáng

Như đã nói ở trên, thị giác bé lúc này bắt đầu cảm nhận được ánh sáng và bé có thể mở mắt ti hí. Mẹ thử thai giáo bằng cách mở áo và chiếu rọi một chiếc đèn pin vào bụng. Ngay lập tức “tên nhóc con” hóng chuyện sẽ lân la di chuyển đến gần chỗ có ánh sáng.

Mẹ nên thực hiện chậm rãi động tác và sử dụng ánh sáng chuyên dụng. Tránh ánh sáng quá mạnh vì chúng khiến giác mạc bé bị tổn thương. Mẹ nhớ kiên trì thực hiện mỗi ngày để đón nhận sự kỳ diệu, đồng thời phát huy toàn bộ năng lực của thị giác.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6: Ăn gì mẹ khỏe bé ngoan?

Thai giáo bằng trò chơi

Mẹ sẽ khá ngạc nhiên với phương pháp thai giáo này, bởi mẹ nghĩ thai nhi làm sao có thể chơi cơ chứ. Nhưng các chuyên gia đã khẳng định, “bé yêu” ở giai đoạn giữa có năng lực cảm giác siêu phàm và có thể đón nhận mọi hành động từ mẹ. Do đó mẹ nên thử nhằm huấn luyện phản xạ của bé, hơn thế còn giúp bé nâng cao sức khỏe thể chất.

Đầu tiên mẹ cần nằm ngửa ra giường, thả lỏng toàn thân và đặt tay lên bụng. Lưu ý thực hiện lúc tâm trạng thoải mái nhất có thể. Sau đó khi con bắt đầu thai máy, mẹ sẽ “đáp trả” bằng cách đánh vào vị trí vừa mới bị đạp. Và cứ như thế “tiếp chiêu” khi bị con “trả đũa”.

Nhưng khi mẹ cảm giác bé phấn khích quá thì nên dừng lại, bởi tác động liên tục có thể làm bé bị ảnh hưởng. Lúc này nên thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi.

Lưu ý trò chơi chỉ dành cho những mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, còn mẹ bầu đã từng bị động thai hoặc dọa sảy không nên thực hiện trò này.

Trên đây là những phương pháp thai giáo gợi ý cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ nên tham khảo và thực hiện thường xuyên để kích thích các giác quan phát triển nhanh chóng. Lời khuyên cho mẹ, dù đã đến giai đoạn an toàn nhưng vẫn phải tác động nhẹ nhàng, nếu không sẽ khiến “bé yêu” của mẹ cảm thấy khó chịu.

Mẹ có thể tham khảo

  • Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé
  • Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Tư vấn hữu ích từ chuyên gia
  • Lịch khám thai đầy đủ ba tháng giữa thai kỳ
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ tư: Hết nghén
  • Xem rốn biết sinh con trai hay con gái: Mẹ đã thử?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories