Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé

Phương pháp thai giáo 3 tháng cuối cụ thể và chính xác nhất từ các chuyên gia của iPREG. Mẹ hãy tham khảo để…

Thật không phóng đại khi nói thai giáo 3 tháng cuối là bước ngoặt lớn để chuẩn bị cho sự chào đời của con yêu. Thai giáo giai đoạn này không những giúp mẹ “vượt cạn” suôn sẻ, mà nó còn hỗ trợ thai nhi hoàn thiện về mặt tinh thần và thể chất. Vì thế “bỏ túi” thêm những phương pháp thai giáo 3 tháng cuối hay ho là việc mẹ nên làm.

Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết cách thai giáo 3 tháng cuối giúp con yêu phát triển vượt bậc về trí tuệ và thể chất mẹ nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem lại: Thai giáo 3 tháng giữa: Kích thích trí não trẻ phát triển toàn diện

Sức khỏe mẹ ở 3 tháng cuối đã ổn định chưa?

Trước tiên xin chúc mừng mẹ nhé! Mẹ đã vượt qua hơn nữa chặng đường rồi đấy! Giờ đây là lúc mẹ cần tăng tốc để chuẩn bị chào đón “con yêu” đến với thế giới.

Những tháng cuối này có lẽ mẹ sẽ vất vả hơn nhiều! Bụng ngày càng to, đồng nghĩa những khó khăn cũng tỉ lệ thuận theo. Mỗi sáng bước xuống giường là cả gánh nặng. Mẹ dường như rất khó để giữ thăng bằng, vì vòng bụng đã thành “chướng ngại vật” cản trở.

Phù nề cũng bắt đầu sưng to hơn, kéo theo là những cơn đau nhức từ sáng đến chiều. Đã thế, mẹ còn bị mất ngủ bởi chứng tiểu đêm. Phải vất vả lắm mới có được giấc ngủ ngon, ấy vậy mà cơn buồn tiểu cứ “làm phiền” khiến mẹ không tài nào chợp mắt.

Ba tháng cuối thai kỳ phải xưng danh mẹ bầu là “siêu nhân” mới xứng, bởi người thường làm sao một lúc có thể chống chọi quá nhiều trở ngại như vậy. Chưa kể việc ăn uống cũng khó khăn, đã thế đến đêm còn gặp chứng khó tiêu, táo bón. Nói đến đây các mẹ đã thấy mình thật phi thường phải không?

Nhưng iPREG biết được bí kíp để mẹ vượt qua mọi trở ngại là gì rồi! Có phải là từng cử động nhỏ của con, tiếng thai máy đều đặn hằng ngày hay những cú đạp liên hoàng khi mẹ xoa bụng. Tất cả chính là động lực giúp mẹ trở nên mạnh mẽ và các triệu chứng “cỏn con” ấy chẳng thể làm khó được người “anh hùng” này.

Mẹ cũng nên quan tâm bản thân nhiều hơn ở giai đoạn cuối. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và đừng quên thực hiện các hoạt động thai máy mỗi ngày.

Xem thêm: Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường!

Lợi ích khi mẹ thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ

Đến giai đoạn cuối cùng, giờ đây “nhóc con” đã trở thành một thai nhi chính hiệu. Các cơ quan, hệ thống bên trong đều phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng cho lúc chào đời. Mẹ có thể thấy bé siêng năng cử động hơn, hay mút tay và thường xuyên đùa nghịch cùng mẹ. Không những biết lắng nghe, mà “hắn” còn biết đồng cảm với những gì mẹ đối thoại.

Giống như hai giai đoạn trước, thai giáo lúc này cũng có ý nghĩa là sợi dây liên kết tình cảm giữa hai mẹ con. Nhưng khác ở chỗ, tam cá nguyệt cuối bé đã lớn hơn cho nên khả năng lắng nghe và thấu hiểu được nâng lên nhiều bậc. Những bài nhạc, từng lời văn,… bé sẽ tiếp thu nhanh chóng. Bộ não dường như không bỏ sót một chi tiết vụn vặt nào.

Ngoài ra, những cảm xúc tích cực khi mẹ thực hiện thai giáo 3 tháng cuối còn tiếp thêm nguồn sức mạnh. Chính điều này đã giúp mẹ nâng cao sức khỏe thai kỳ và là nguồn động lực cho quá trình “vượt cạn” suôn sẻ.

Xem thêm: Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để vượt cạn thành công?

Phương pháp thai giáo tháng thứ 7

Thai giáo bằng cách đọc sách nâng cao

Tam cá nguyệt giữa, iPREG đã hướng dẫn mẹ thai giáo bằng cách đọc sách. Khi mang thai tháng thứ 7, mẹ có thể nâng cao phương pháp này lên. Thay vì lúc trước đọc những bài thơ, bài văn ngắn, thì giai đoạn này mẹ nên đọc tiểu thuyết hay những tác phẩm văn học nổi tiếng.

Do hệ thống não bộ đã dần đi vào ổn định, nên mẹ cứ yên tâm bé sẽ hiểu được những điều mẹ kể. Ngoài ra, việc thay đổi loại sách là phương pháp giúp bé nâng cao khả năng tư duy. Đó chính là bước đệm cho năng lực sáng tạo sau này của bé.

Thai giáo bằng cách nghe nhạc nâng cao

Ở giai đoạn trước mẹ đã thai giáo nghe nhạc. Trong tháng 7, mẹ sẽ đưa phương pháp này lên bằng cách nâng cao loại nhạc. Nếu giữa tam cá nguyệt mẹ hay nghe nhạc vui tươi với những âm thanh gần gũi hàng ngày, thì lúc này mẹ sẽ nghe những loại nhạc có cảm xúc dạc dào hơn.

Dựa trên nền tảng lúc trước, bé sẽ cảm nhận một cách chân thật nhất, từ đó đọng lại vào tim và hình thành nên tính cách sau này.

Lưu ý nâng cao loại nhạc không có nghĩa là mẹ phải nghe những giai điệu quá buồn, đậm chất bi thương. Đồng thời, nhạc với ngôn từ mạnh bạo cũng không tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, phương pháp thai giáo này thực hiện thành công là nhờ vào cách chọn nhạc của mẹ.

Xem thêm: Nhạc thai giáo và những điều mẹ bầu nên biết để con thông minh

Phương pháp thai giáo tháng thứ 8

Các phản ứng của bé khi mang thai thứ tháng 8 đã nhanh nhạy hơn và còn biết dỗi hờn. Vì thế mẹ nên tăng tần suất thai giáo mỗi ngày.

Thai giáo 3 tháng cuối bằng cách hội họa

Mẹ đừng nghĩ “bé cưng” sẽ không thấy được hình ảnh qua những bức tranh của mẹ nhé! Tuy không thể thấy trực tiếp, nhưng mọi suy nghĩ trong đầu mẹ, bé đều cảm nhận được. Do đó thai giáo bằng hội họa chính là cách gián tiếp dạy bé thỏa sức sáng tạo qua những bức tranh đầy màu sắc.

Theo các chuyên gia, thai giáo bằng tranh vẽ cực kỳ hiệu quả, bởi nó kích thích não bộ suy nghĩ và tự giác làm việc. Kết quả khảo sát cho thấy rất nhiều mẹ bầu hài lòng với phương pháp này.

Chị Hoa (Cần Thơ) cho biết:

“Khi tôi có bầu thằng cu, tôi rất thích vẽ tranh. Ban đầu tôi hay cùng con xem những bức tranh nổi tiếng trên thế giới. Sau đó tôi bắt đầu tập vẽ, thói quen kiên trì đến lúc tôi gần sinh. Dường như em bé trong bụng tôi rất thích phương pháp này, bởi nó cứ đạp liên tục mỗi lúc tôi vẽ. Ngạc nhiên ghê! Ngay từ lúc 2 tuổi là bé biết lắp ráp mô hình, đến 3 tuổi thích khám phá những điều mới lạ và khả năng sáng tạo kéo dài đến lúc lớn.”

Thai giáo 3 tháng cuối bằng cách rèn luyện tư duy

Ở những tháng cuối, “bé cưng” của mẹ đã đủ khả năng suy nghĩ. Cho nên, đây là thời điểm thích hợp để mẹ cùng bé thai giáo 3 tháng cuối bằng cách rèn luyện tư duy. Thực tế mà nói, nếu mẹ siêng năng suy nghĩ thì bé cũng nhận được thói quen tốt từ mẹ, ngược lại mẹ lười suy nghĩ thì bé cũng lười theo.

Không chỉ suy nghĩ thông thường, mẹ nên suy nghĩ ở những bậc cao hơn. Ví dụ như thực hiện một bài toán khó hay giải đố những câu hỏi hóc búa. Ngoài ra trò chơi trí tuệ cũng là một gợi ý hay cho mẹ. Mẹ có thể chơi xoay khối Rubik, xếp hình, Sudoku….

Một vài câu đố vui gợi ý cho mẹ

  • Người nào mà cơm đến há miệng, áo đến giơ tay? (em bé)
  • Tại sao ếch có thể nhảy cao hơn cây? (vì cây không biết nhảy)
  • Một người đàn ông cộng một phụ nữ sẽ thành gì? (thành hai người)
  • Cơ quan lớn nhất của con người là gì? (lá gan vì gan to bằng trời)
  • Đi, đứng, nằm đều ngồi là con gì? (con ếch)

Chắc chắn sau khi giải những câu đó thú vị này, cả hai mẹ con đều phì cười cho xem. Mẹ nhớ rủ bố cùng chơi để thêm phần thú vị nhé!

Phương pháp thai giáo tháng thứ 9

Khi mang thai tháng thứ 9, mẹ vẫn thực hiện các phương pháp thai giáo kể trên, nhưng giảm bớt tần suất. Thay vào đó là cân bằng chế độ sinh hoạt thường ngày.

Thai giáo tháng thứ 9 qua cách ăn uống

Người Nhật thường áp dụng thành công phương pháp thai giáo này ở tháng cuối. Họ quan trọng việc dinh dưỡng đủ chất cho con nhưng không quá tải. Mỗi bữa ăn của mẹ bầu Nhật vẫn đảm bảo ba bữa chính, đồng thời kết hợp với ba bữa phụ. Họ không ăn quá nhiều tinh bột vào tháng này, thay vào đó ăn rất nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đề kháng, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sinh nở.

Xem thêm: Dinh dưỡng khoa học nhất cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 9

Thai giáo 3 tháng cuối qua cách sinh hoạt

Đến giai đoạn “nước rút” mẹ không cần nghe nhạc, đọc sách nhiều như trước nữa, vẫn duy trì nhưng sẽ giảm tần suất. Phương pháp thai giáo cần nhất lúc này là đảm bảo ngủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan nhất có thể. Tránh những cảm xúc tiêu cực, vì nó tác động trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ của mẹ.

Bên cạnh đó mẹ vẫn thường xuyên cùng con đối thoại. Đặc biệt những lúc chuẩn bị đồ đi sinh, mẹ sẽ giới thiệu từng món đồ cho con nghe. Ngoài ra mẹ phải siêng năng vận động, tập luyện nhẹ nhàng các động tác yoga, đi bộ hay tắm nắng mỗi sáng để xương chậu mở đều.

Xem thêm: Bật bí những bài tập vận động cho mẹ bầu vượt cạn thành công

Thai giáo 3 tháng cuối sẽ tăng cường độ khó và đòi hỏi sự chăm chỉ từ mẹ. Nhưng đừng vì thế mẹ nản lòng mẹ nhé, chỉ còn chút nữa là mẹ đã tiến gần đến đích. Hãy cố gắng kiên trì ở giai đoạn cuối này và đừng quên đồng hành cùng iPREG để góp nhặt thêm những kiến thức bổ ích.

Mẹ có thể tham khảo

  • Thai giáo 3 tháng đầu: giúp con yêu phát triển vượt bậc
  • Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết
  • Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 7 mẹ cần đặc biệt quan tâm
  • Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
  • Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories