Bà bầu bị táo bón khi mang thai là nỗi ám ảnh của phần lớn thai phụ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng…
Bà bầu bị táo bón khi mang thai là nỗi ám ảnh của phần lớn thai phụ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, mà còn gây ra nhiều phiền toái kèm theo các hệ lụy khác nhau. Vậy làm sao để chữa táo bón khi mang thai? Bà bầu bị táo bón nên ăn gì? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết ở nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì? Cách phòng tránh ra sao?
Nguyên nhân bà bầu bị táo bón khi mang thai
Trong suốt thai kỳ, thai phụ thường gặp phải nhiều biến đổi về tâm lý, sức khỏe,… Đặc biệt, sự xuất hiện những triệu chứng khó chịu làm cuộc sống mẹ bầu giảm sút. Một bệnh lý cũng không phải hiếm gặp là táo bón khi mang thai. Bà bầu bị táo bón có thể làm cho hậu môn viêm nhiễm. Thậm chí nguy hại hơn, mẹ dễ sinh non hoặc sảy thai . Những nguyên nhân cơ bản khiến bà bầu bị táo bón thai kỳ gồm:
Thay đổi hormone
Để đảm bảo chu trình mang thai, hàm lượng hormone Progesterone được tiết ra nhiều hơn so với bình thường giúp tăng cường co bóp vùng chậu. Điều này đảm bảo cơ thể mẹ luôn sẵn sàng khi xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh.
Đồng thời với đó, nhu động ruột hoạt động kém khiến khả năng phân hủy và đẩy thức ăn ra ngoài bị hạn chế. Vì vậy, bà bầu bị táo bón khi mang thai thường xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ.
Tử cung càng ngày mở rộng
Để thích nghi với sự hiện diện của bào thai, tử cung là cơ quan thay đổi nhiều nhất. Việc tử cung càng ngày càng mở rộng gây áp lực lên ruột. Đồng thời theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển, dần dần chèn ép đường tiêu hóa.
Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết
Ít vận động
Với tâm lý sợ tác động tới thai nhi, nhiều mẹ bầu ít hoặc không vận động. Bên cạnh đó trong giai đoạn cuối thai kỳ, việc tăng cân nhanh chóng khiến bà bầu khó di chuyển. Điều này làm cho động ruột hoạt động chậm lại, dẫn tới hiện tượng bà bầu bị táo bón khi mang thai.
Vận động khoa học luôn được các chuyên gia khuyến nghị. Dù ở bất kỳ thời gian nào (trước, trong và sau khi mang thai hay lúc bị ốm nghén), thực hiện các bài tập phù hợp sẽ giúp mẹ giải phóng năng lượng, đốt cháy lượng calo nạp vào. Qua đó, quá trình dung nạp dưỡng chất mới cân bằng, thể chất đảm bảo giúp tâm lý ổn định. Quá trình mang thai và nuôi con lúc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu là chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn uống. Trong giai đoạn ốm nghén, việc ăn uống khó khăn khiến nhiều thai phụ đã bổ sung vitamin và chỉ sử dụng một số loại thực phẩm nhất định. Đồng nghĩa cơ thể thiếu dưỡng chất, khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém và dẫn tới táo bón khi mang thai.
Mẹ luôn muốn thai nhi được phát triển toàn diện. Vì thế mà nạp vào cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất như: sắt, canxi, kẽm… một cách thiếu kiểm soát. Tình trạng dư thừa sẽ làm cho phân cứng, khó đi vệ sinh và dẫn tới táo bón.
Xem thêm: Canxi cho bà bầu: Bổ sung canxi đúng cách như thế nào?
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra còn có một số lý do khác làm cho bà bầu bị táo bón khi mang thai. Có thể kể đến như:
- Nhịn đi vệ sinh
- Tình trạng căng thẳng, stress, áp lực và lo lắng kéo dài
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng
- Đường ruột kích ứng, rối loạn tiêu hóa
- Bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai kỳ
Xem chi tiết: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và chế độ ăn khoa học
Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi mang thai, việc bà bầu bị táo bón không gây nguy hại tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Táo bón là nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh non, thai nhi suy dinh dưỡng,… Mỗi khi đi đại tiện, mẹ bầu phải rặn nhiều và mạnh, điều này vô cùng nguy hiểm, có thể sảy thai.
Ngoài ra, táo bón còn là tiền đề dẫn tới các bệnh lý phát sinh như: trĩ, nứt hậu môn, viêm nhiễm, đại tiện máu,… làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời, việc tích tụ, tồn đọng phân lâu trong ruột gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Không những vậy, bà bầu bị táo bón khi mang thai cũng khiến vùng bụng thường xuyên đau, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý.
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng táo bón khi mang thai. Vậy để hạn chế táo bón, bà bầu nên ăn gì?
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì để kích thích đường ruột? Rau xanh, hoa quả,… thực phẩm giàu chất xơ, giúp cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động dễ dàng hơn. Chất xơ có tác dụng hút nước, làm phân mềm, dễ bài tiết và đào thải ra ngoài. Trong chế độ ăn uống thường ngày, mẹ nên chọn và sử dụng các loại thực phẩm như: rau mồng tơi, rau đay, rau lang, ngô,…
Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế hoặc tránh tuyệt đối những loại sản phẩm có tính kích ứng cao như: rau ngót, rau dăm, một số loại hải sản chứa thủy ngân,… Nếu đã mắc táo bón, chuyên gia khuyến nghị mẹ chỉ nên ăn các thực phẩm lành tính như: thịt lợn (heo), cá nước ngọt (cá trắm, chép), đậu hũ,… Trong chế biến cũng cần loại bỏ các món ăn nhiều dầu mỡ.
Việc này giúp ổn định đường ruột, quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi. Quá đó, làm giảm tình trạng táo bón khi mang thai.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Uống nhiều nước mỗi ngày
Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và dễ đi vệ sinh, bà bầu bị táo bón cần uống nhiều nước mỗi ngày. Bác sĩ Tâm khuyến khích thai phụ nên uống khoảng 2,5-3 lít/ngày. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thường xuất hiện ốm nghén, bà bầu cần bù đắp liên tục lượng nước để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh nước, thai phụ có thể kết hợp các loại nước trái cây như: nước lựu, nước cam,… để kích thích vị giác.
Các loại trà kích thích tiêu hóa
Bên cạnh bổ sung nước, các chuyên gia cũng khuyến nghị bà bầu bị táo bón khi mang thai nên sử dụng các loại trà hỗ trợ đường tiêu hóa. Mẹ có thể uống trà bồ công anh, trà hoa cúc,… sau mỗi bữa ăn nhằm kích thích nhu động ruột. Ngoài ra khi sử dụng trà, triệu chứng chướng bụng, đầy hơi ở mẹ bầu sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Những dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
Vận động ra sao khi bị táo bón?
Ngoài chế độ ăn, vận động luôn là giải pháp điều trị hiệu quả trong phần lớn các bệnh lý thai kỳ bà bầu thường gặp. Vận động khoa học giúp mẹ tăng cường sức khỏe, làm quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những phương pháp tập luyện, massage phù hợp nhất cho bà bầu bị táo bón khi mang thai.
Thực hiện massage vùng bụng
Một cách cải thiện tình trạng táo bón ở bà bầu được bác sĩ Tâm đánh giá cao, đó là thao tác massage vùng bụng. Việc dùng lực ở các ngón tay và bàn tay xung quanh vùng bụng làm giảm hiện tượng khó chịu, chướng bụng,… Tuy nhiên, nếu thực hiện quá mạnh có thể gây nguy hiểm tới em bé trong bụng. Mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Cách tốt nhất là mẹ hãy chọn dịch vụ massage tại nhà hoặc tới các trung tâm trị liệu uy tín. Kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn sẽ giúp mẹ thư giãn đẩy lùi táo bón. Thai nhi được massage đúng cách cũng thoải mái hơn, kích thích tứ chi phát triển.
Tập thể dục, vận động đều đặn
Ngoài các cách trên, bác sĩ Tâm còn khuyên bà bầu tích cực vận động, tập thể dục. Để tăng khả năng co bóp của nhu động ruột, bạn có thể đi bộ hoặc tập yoga cho bà bầu. Mỗi ngày vận động đều đặn còn giúp cho tinh thần thai phụ thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
Vận động cũng là cách hay làm tăng sự gắn kết giữa mẹ với bé. Trong mỗi bài tập hay lúc đi bộ, mẹ hãy tâm sự cùng con. Lúc này, bé sẽ hiểu được vì sao mẹ làm vậy và hợp tác để mẹ vận động được dễ dàng.
Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu
Thay đổi tư thế khi đi vệ sinh
Tư thế ngồi khi đi vệ sinh đóng vai trò quan trọng. Việc bà bầu thay đổi tư thế giúp quá trình đi đại tiện được nhanh chóng. Mẹ bầu ngồi nghiêng người về phía trước, hai khuỷu tay chống lên đầu gối. Tư thế này sẽ đẩy phân dễ dàng ra ngoài.
Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Để giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bà bầu tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Tốt nhất là vào buổi sáng. Việc nhịn đi vệ sinh, độc tố tích tụ trong ruột có thể hấp thụ ngược, ảnh hưởng tới mẹ và bé. Đồng thời khiến cho phân trở nên cứng, nguy cơ cao khiến bà bầu bị táo bón, bệnh trĩ, tiểu són và các vấn đề về hậu môn.
Nghỉ ngơi, thư giãn
Giai đoạn mang thai, tâm lý không ổn định, lo lắng, stress,… là biểu hiện thường gặp ở thai phụ. Đây cũng là nguyên do làm cho tình trạng táo bón khi mang thai trở nên tồi tệ. Lúc này hãy thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Mẹ bầu không nên làm việc quá sức, kết hợp với việc nghe nhạc, xông tinh dầu,… để đầu óc được thảnh thơi.
Một số lưu ý nếu bà bầu bị táo bón khi mang thai
Đến đây, hẳn mẹ đã biết cách điều trị và nên ăn gì nếu bị táo bón rồi phải không? Tuy vậy, khi chữa táo bón, bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau để quá trình đạt hiệu quả cao:
- Hãy đi khám ngay nếu táo bón kèm theo các triệu chứng đau bụng, khó chịu, không đại tiện được dù nhiều lần ra vào nhà vệ sinh.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc chưa kê toa rõ ràng. Cách tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
- Tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây táo bón như chúng tôi đã liệt kê phía trên.
- Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu vận động nhiều hơn vừa đẩy nhanh quá trình sinh nở vừa hạn chế táo bón hiệu quả.
Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?
Trên đây là các thông tin chia sẻ nếu bà bầu bị táo bón khi mang thai. Mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, vận động khoa học,… để giảm và ngăn ngừa tình trạng táo bón, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Khi mắc phải vấn đề về đường tiêu hóa, nếu nặng hãy đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám, nếu để lâu ngày, kinh niên ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Chúc hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh, nhiều niềm vui!
Tham khảo thêm
- Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
- Giải đáp: Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn không?
- Dinh dưỡng tháng thứ 6: Bà bầu ăn gì để vào con?
- Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị
- Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa: 10 tư thế hiệu quả nhất mẹ cần biết