Tâm lý bà bầu tháng thứ 5: Hãy cẩn thận nếu mẹ bị stress

Tháng thứ 5, mẹ rất dễ bị stress do ảnh hưởng từ các yếu tố tâm lý cực đoan. Mẹ hãy thật bình tĩnh…

Mang thai tháng thứ 5, sức khỏe bà bầu đã khá hơn. Mẹ không còn phải vất vả khi phải “làm bạn” với toilet mỗi ngày nữa. Những cơn ốm nghén đã biến mất, thay vào đó là triệu chứng thèm ăn. Dường như “ăn cả thế giới” mới thỏa mãn được nhu cầu của mẹ.

Tuy nhiên, tâm lý bà bầu tháng thứ 5 trở nên bất ổn hơn. Thường cáu gắt, nóng giận, còn dễ tủi thân nữa. Nếu để tình trạng này kéo dài, chắc chắn sức khỏe thai nhi trong bụng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng iPREG tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu

Stress là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây stress, tùy vào từng nguyên nhân mà các dấu hiệu stress cũng khác nhau. Khi bị stress, trước tiên phản ứng cơ thể sẽ sốc, tủy thận tiết ra Catecholamine. Chất này làm nhịp tim đập liên hồi, huyết áp tăng nhanh, lượng máu cũng biến động.

Sau đó cơ thể có hiện tượng bảo vệ bằng cách phản ứng lại với các dấu hiệu stress. Chẳng hạn thượng thận tiết ra hormone có tác dụng kháng viêm, cân bằng lại tâm lý giúp quay về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên tình trạng stress liên tục kéo dài, cơ thể không còn sức lực chống chọi nữa, lúc này dần xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Trầm cảm: Dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị hiệu quả

Hậu quả khi bà bầu bị stress tháng thứ 5

Stress khi mang thai tháng thứ 5 thực sự là vấn đề rất kinh khủng. Không những làm tâm lý mẹ trở nên khủng hoảng, mà nó còn khiến sức khỏe thai nhi trong bụng bị tác động tiêu cực.

Thần kinh bị ảnh hưởng

Mỗi dây thần kinh bên trong đều thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, chúng liên kết dẫn truyền từ cơ thể đến tế bào não. Nếu mẹ bị stress kéo dài, các dây thần kinh có xu hướng rối loạn, dẫn đến không kiểm soát được hành động. Từ nguyên nhân đó khiến mẹ bị suy nhược, cơ thể mất ăn, mất ngủ kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau.

Dây thần kinh mang vai trò quan trọng, nhưng chúng sẽ chết hoàn toàn nếu bị tổn thương trong thời gian dài. Điều quan trọng nhất để bảo vệ chúng là mẹ phải thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

Tổn thương tâm lý

Khi bị stress “hành hạ” trong thời gian dài, tâm lý mẹ lúc này bị tổn thương quá nhiều. Mẹ thường xuyên nóng giận, quát nạt những người xung quanh, đôi khi lại ngồi khóc một mình. Khóc khi mang thai là dấu hiệu thường thấy nhất của các mẹ bầu bị stress. Tuy nhiên dù bất cứ lý do gì đi nữa thì khóc cũng tác động rất xấu đến sức khỏe em bé trong bụng.

Khi bị tổn thương tâm lý, không những thường xuyên khóc, mà mẹ chẳng thể làm chủ được hành động của mình. Giờ đây, thai phụ chỉ muốn thỏa mãn tâm trạng ngay lúc đó bằng cách hành hạ bản thân, phá vỡ mọi thứ xung quanh, thậm chí có thể hành động nông nổi.

Sinh non là điều khó tránh

Theo kết luận chỉ ra khi bị stress ở những tháng đầu, mẹ bầu thường có nguy cơ sảy thai gấp 3 đến 4 lần người thường. Nếu dấu hiệu này xuất hiện vào tháng giữa thai kỳ thì khả năng sinh non ở mức độ rất cao.

Điều này có thể giải thích, khi mẹ bị stress cơ thể sản sinh ra coticotrophin làm cản trở vận chuyển các chất dinh dưỡng từ mẹ vào bé. Dưỡng chất không được hấp thụ đủ để nuôi lớn thai nhi, khiến bé sinh ra thiếu tháng.

Chán ăn

Tuy bây giờ mẹ không còn phải “nôn thốc nôn tháo” bởi những cơn ốm nghén “ghé thăm”, nhưng tình trạng stress kéo dài cũng là lý do chính làm mẹ chẳng muốn bỏ thứ gì vào miệng.
Khi bỏ ăn thường xuyên, không những phải đối mặt với các nguy cơ viêm loét dạ dày, đau ruột thừa mà còn khiến thai nhi thiếu chất, chậm phát triển.

Xem thêm: Dinh dưỡng tháng thứ 5: Ăn gì để kiểm soát cân nặng hiệu quả?

Bị mọi người xa lánh

Đương nhiên là chẳng có ai muốn tiếp xúc với một người lúc nào cũng trong trạng thái khó chịu, bực bội. Mặc dù biết mẹ đang mang thai, nhưng mọi người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng cảm xúc từ mẹ.

Đối với chính bản thân, mẹ bầu cũng không muốn va chạm với thế giới bên ngoài. Suốt ngày vùi mình trong căn phòng tối om, bộc lộ cảm xúc nội tâm mà không cần chia sẻ. Nếu suốt ngày một mình, tình trạng căng thẳng không những chẳng thuyên giảm mà ngày càng tồi tệ hơn.

Hậu quả của stress đối với thai nhi

Chậm phát triển

Khi mẹ bị stress kéo dài, bản thân liên tục bỏ ăn hoặc bổ sung thiếu dinh dưỡng, làm các hoạt động trao đổi bên trong bị trì trệ. Giai đoạn này là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ ngưng nguồn dưỡng chất bất chợt thì thai nhi kém phát triển cũng là điều dễ hiểu.

Hạn chế quá trình hình thành ngôn ngữ

Các nghiên cứu chỉ ra trong quá trình mang bầu mẹ bị stress kéo dài, em bé sinh ra rất chậm nói, khả năng tiếp thu cũng như nhìn nhận vấn đề bị hạn chế. Bé sẽ không thể tương tác với ba mẹ một cách nhanh nhạy. Sau này khi lớn, quá trình học tập cũng tiếp thu kém hơn những bạn cùng trang lứa.

Cách khắc phục khi bị stress kéo dài

Từ những hậu quả nghiêm trọng khi bị stress, mẹ bầu nên có cái nhìn khách quan, từ đó tìm biện pháp đẩy lùi những điều không mong muốn xảy ra. Dưới đây là một số cách các mẹ có thể tham khảo giúp giải tỏa nguyên nhân do stress:

Bộc lộ cảm xúc khi tâm trạng bất ổn

Nếu mẹ muốn khóc thì cứ khóc đi nhé! Buồn hay tức giận cũng thoải mái hét to lên, sau đó bình tĩnh lại, tìm người đồng cảm. Chắc chắn khi cảm xúc được bộc lộ, tâm trạng được giải tỏa thì tâm lý cũng ổn định hơn.

Điều quan trọng nhất là bất cứ nỗi buồn nào cũng sẽ trôi qua, nếu mẹ biết cách chia sẻ cùng người khác. Mẹ cứ tưởng tượng khi nói ra, thì nỗi niềm chất chứa bao lâu cũng trôi đi theo lời nói, bởi thế cách tốt nhất để trị stress trước tiên là học cách chia sẻ.

Hình thành lối sống khoa học

Điều chỉnh lại cách sinh hoạt cũng là phương pháp hiệu quả giúp mẹ chống chế lại triệu chứng căng thẳng. Tập thói quen ngủ sớm mẹ nhé! Đi ngủ trước 10h, mẹ ngủ em bé trong bụng cũng được chợp mắt. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày đảm bảo sức khỏe mẹ được hồi phục nhanh chóng, các cơn đau nhức cũng dần biến mất.

Bên cạnh đó thường xuyên tìm niềm vui bằng cách đọc sách, nghe nhạc có âm hưởng nhẹ nhàng. Chọn những bộ phim hài hước để đốt cháy thời gian, đừng cho mình có thời gian rảnh. Nếu mẹ quá bận rộn với những việc nhỏ nhặt hằng ngày, thì các suy nghĩ tiêu cực cũng không có cơ hội kéo đến.

Tuyệt đối không được dùng chất kích thích để giải tỏa căng thẳng. Cố gắng ăn nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Mẹ phải ghi nhớ những điều mình làm đều có ảnh hưởng đến con, chắc chắn sẽ có động lực vượt qua. Hãy chứng minh, mình là mẹ bầu thông thái mẹ nhé!

Xem thêm: Chăm sóc cuộc sống cho mẹ bầu tháng thứ 5, để con khỏe mẹ vui

Trò chuyện cùng “con yêu”

Thai nhi đã hoàn thiện hệ thống thính giác và cảm nhận rõ rệt những âm thanh bên ngoài, bố mẹ nên hình thành thói quen trò chuyện với con mỗi ngày.

Khi sáng thức dậy xoa bụng bầu chào buổi sáng con yêu, chúc con ngủ ngon trước khi đi ngủ. Bất cứ nơi nào mẹ đi, mẹ có thể giới thiệu cho bé nghe. Ví dụ mẹ hãy nói: “Chào bé yêu, hôm nay chúng ta cùng đi siêu thị nhé! Mẹ muốn mua thêm vài bộ áo quần xinh xắn cho con của mẹ. Con có thích ra ngoài cùng mẹ không nè?”

Thói quen nói chuyện với con thường xuyên giúp bé dễ dàng nhận thức hơn. Thậm chí khi mẹ giới thiệu một địa điểm hằng ngày lui tới, bộ não bé bắt đầu ghi nhận. Sau này khi sinh ra vô tình nhắc lại chi tiết đó, bé cảm thấy quen thuộc ngay. Thật lạ kỳ phải không mẹ! Đó là bản năng vi diệu mà tạo hóa ban cho con.

Thai giáo với con bằng cách đọc sách, chơi trò chơi

Bất cứ lúc nào mẹ rảnh rỗi, chọn lấy một quyển sách hay, đọc thành tiếng cho bé nghe. Mọi nghiên cứu chứng minh, những điều mà mẹ nói bé đều ghi nhận một cách chi tiết, đó là lý do tại sao khi ra đời khả năng phản xạ của con rất nhanh nhẹn.

Mẹ nên chọn đọc truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hoặc truyện cười. Thơ văn cũng là ý kiến hay. Những quyển sách có yếu tố bi kịch không được khuyến khích vì nó tác động xấu đến tâm lý mẹ bầu.

Xem thêm: Thai giáo 3 tháng giữa: Kích thích trí não trẻ phát triển toàn diện

Trò chơi đạp bụng cùng con

Bật mí cho mẹ một trò chơi giúp tạo sự tương tác giữa hai mẹ con.

Trước tiên mẹ nằm ngửa ra giường, cơ thể thả lỏng hoàn toàn, miệng nở nụ cười tươi, tay xoa bụng nhẹ nhàng. Khi bé cảm nhận được hơi ấm từ tay mẹ, sẽ có xu hướng đáp trả bằng một cú đạp đáng yêu. Mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào vị trí chỗ đạp, giúp bé ngầm hiểu “mẹ đang trả lời mình đấy, dễ gì mình chịu thua”.

Lúc này “con yêu” đáp trả bằng nhiều cú đạp hơn, mẹ cũng đừng ngần ngại và tiếp tục trò chơi. Nhưng nếu cảm nhận bé đạp liên hồi, mạnh bạo thì có lẽ bé đang khó chịu không muốn tiếp tục nữa, mẹ ngừng lại nhé!

Lưu ý: Trò chơi này không dành cho những mẹ đang dưỡng thai hoặc có nguy cơ sinh non, hạn chế thực hiện tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

Mang thai thực sự là hành trình vô cùng khó khăn. Những tháng đầu lo lắng với nguy cơ sảy thay, ốm nghén triền miên. Tam cá nguyệt kế thì lại sợ bất ổn tâm lý, những nỗi ám ảnh liên tục kéo dài làm mẹ không thể ngủ yên ngày nào. Nhưng hãy luôn nhớ rằng mọi thứ xuất phát từ mẹ đều liên quan trực tiếp đến em bé trong bụng. Vì thế mọi khó khăn cứ thế mà “tặc lưỡi cho qua”.

“Người hùng thầm lặng” duy nhất của các mẹ vẫn là những đấng mày râu. Các ông bố hãy nhớ nhiệm vụ của mình là luôn quan tâm, che chở, để ý đến từng hành động nhỏ nhặt của mẹ bầu. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng có thể giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mẹ có thể tham khảo

  • Tâm lý mẹ mang thai tháng thứ 6: Học cách bình ổn cảm xúc
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ sáu
  • Triệu chứng khó chịu tháng thứ 5, giải quyết ra sao để mẹ luôn khỏe
  • Tuyệt chiêu vận động trong tháng thứ 5 giúp mẹ bầu luôn khỏe
  • Tầm quan trọng của việc cải thiện tâm lý trước khi mang thai
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories