Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Phương pháp và những lưu ý

Tắm cho bé sơ sinh là việc làm thường nhật, tuy nhiên nhiều mẹ ít kinh nghiệm lại không có phương pháp tắm phù…

Đối với những người lần đầu lên chức bố mẹ, quá trình chăm sóc con gặp rất nhiều vấn đề. Theo kinh nghiệm iPREG tổng hợp từ trên 10.000 mẹ bỉm, chăm bé cần rất nhiều bước như: tắm gội, cho con ăn, ngủ, rèn luyện cơ thể,… Trong nội dung này, hãy cùng bác sĩ Đặng Thanh Tâm tìm hiểu kỹ cách tắm cho trẻ sơ sinh. Để trở thành các ông bố, bà mẹ thông thái, hãy học từ những điều cơ bản nhất bạn nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết

Tại sao bố mẹ cần học cách tắm cho trẻ sơ sinh?

Như các bạn đã biết, trẻ sơ sinh là một cá thể độc lập nhưng hầu như mọi hoạt động của bé đều cần sự trợ giúp từ bố mẹ. Trong đó có việc tắm rửa. Lúc mới sinh, cơ thể bé còn non yếu, rất dễ bị tấn công bởi những tác động xấu từ môi trường. Do đó, bố mẹ cần phải đảm bảo cho bé môi trường phát triển an toàn nhất.

Cũng giống như hầu hết các bộ phận khác, da trẻ sơ sinh rất mềm, khá mẫn cảm với môi trường. Bé rất dễ bị hăm tã, phát ban,… Lúc này, việc chăm con mà quan trọng nhất là cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn là tối quan trọng.

Trong thời gian ở cữ, cả mẹ và bé cần phải kiêng cữ, tránh tiếp xúc môi trường độc hại. Tuy nhiên, quá trình bài tiết, đào thải tế bào chết,… khiến cơ thể bé luôn trong trạng thái “lấm bẩn”. Vì thế, tắm rửa và vệ sinh là việc làm cần thiết.

Hiểu được cách tắm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ chăm con khoa học, đảm bảo bé luôn được an toàn. Có nhiều ghi nhận, do việc tắm rửa sai cách dẫn đến nhiều nguy hại cho bé như: viêm tai giữa, cảm lạnh, ngạt thở,… Dưới đây là những vật dung quan trọng nhất bố mẹ cần chuẩn bị trước khi tắm cho con.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học

Chuẩn bị gì trước khi tắm cho trẻ sơ sinh?

Cha mẹ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các vật dụng, đồ đạc cần thiết trước khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối tránh tình trạng để trẻ tắm xong rồi mới bắt đầu chuẩn bị khiến bé bị cảm lạnh. Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị cho bé được chúng tôi tổng hợp lại gồm có:

Các vật dụng cần thiết

  • Quần áo, bao chân, bao tay cùng mũ đội đầu: Đây đều là những vật dụng tối thiểu cần phải có. Để biết thêm thông tin chi tiết, mẹ có thể tham khảo tại đây.
  • Bông gòn và cồn sát trùng 70°: Để vệ sinh vùng rốn cho bé. Việc vệ sinh vùng rốn rất quan trọng nhưng mẹ tuyệt đối không được thực hiện quá nhiều. Bác sĩ khuyến nghị, chỉ cần vệ sinh khi thấy bẩn và tối đa 1 lần/tuần.
  • Tã lót cho bé: Bỉm, tã lót là hai đồ dùng không thể thiếu cho bé sơ sinh. Mẹ cần chuẩn bị trước khi tắm.
  • Khăn xô sạch cỡ nhỏ và cỡ lớn: Các loại khăn lau phải thật khô, đảm bảo độ mềm mại vì da bé rất mẫn cảm. Mẹ hãy dùng khăn nhỏ để lau và khăn cỡ lớn để cuốn sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong.
  • Dung dịch vệ sinh: Sữa tắm, dầu gội đầu, phấn rôm và dầu thoa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Đảm bảo mua từ những thương hiệu uy tín, nếu bé bị kích ứng trong quá trình sử dụng mẹ hãy dừng ngay và nhờ tư vấn từ chuyên gia.
  • Chậu tắm: Để tiết kiệm chi phí, mẹ có thể sử dụng chậu tắm cỡ lớn, phù hợp khi bé lớn. Chỉ nên dùng chậu nhựa có chất liệu an toàn. Chậu kim loại không tốt cho trẻ sơ sinh mẹ cần nhớ.

Đảm bảo nhiệt độ

  • Nhiệt độ nước tắm: Nước ấm có nhiệt độ khoảng 36- 37°C. Bạn có thể dùng khuỷu tay để kiểm tra độ ấm của nước, tránh trường hợp nước tắm quá nóng hoặc quá nguội gây ảnh hưởng cho trẻ.
  • Phòng tắm sạch sẽ, kín gió, có đủ ánh sáng: Đặc biệt, nhiệt độ của phòng phải nằm trong ngưỡng từ 29 đến 30°C. Không được bật điều hòa hay quạt gió trong quá trình bé đang tắm.
  • Sử dụng thêm đèn sưởi: Ngoài ra, vào mùa đông cha mẹ có thể bật thêm máy sưởi để làm ấm cơ thể của bé.

Xem thêm: Tư vấn: Có nên dùng nước xả vải cho quần áo trẻ sơ sinh?

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chính xác và khoa học

Một trong những vấn đề quan trọng nhất về cách tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào chính là tư thế khi tắm. Các bậc phụ huynh trước hết cần lựa chọn cho mình một chỗ ngồi thật thoải mái trên những chiếc ghế thấm. Sau đó, bạn hãy ẵm bé trên cánh tay trái hoặc cánh tay phải một cách nhẹ nhàng.

Phần đầu của trẻ cần nằm gọn và ở giữa lòng bàn tay của người bế, phần lưng thì nằm trên cánh tay bạn bế trẻ. Bên cạnh đó, phần mông của bé được đặt lên đùi của người bế. Đảm bảo bế đúng theo tư thế này, trẻ sẽ ngoan ngoãn hợp tác với bạn trong suốt quá trình tắm, không hề quấy khóc cũng như cảm thấy khó chịu trong người.

Xem thêm: Tìm hiểu về quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho mẹ bỉm sữa

Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh bao gồm 5 bước tuần tự theo quy trình dưới đây:

Bước 1 – Rửa mặt cho bé

Cha mẹ hãy dùng khăn xô thấm ướt bằng nước ấm, vắt khô khăn rồi nhẹ nhàng lau phần mặt, phần mắt, sống mũi, hai bên tai cùng cổ cho bé. Cần chú ý lau kỹ phần mắt vì trẻ rất hay có gỉ mắt.

Bước 2 – Gội đầu cho trẻ

Hãy sử dụng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái để bịt lỗ tai cho trẻ, tránh nước có thể tràn vào tai bé trong quá trình tắm gội. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng bông gòn để che tai cho bé tránh bị nước chảy vào trong. Khi gội đầu cần dùng một tay để gội cho bé bằng cách xoa nhẹ nhàng phần đầu để lấy đi những tế bào chết có trên đầu bé. Sau đó là sử dụng khăn xô khô lau đầu cho bé.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Bước 3 – Tắm toàn thân

Đây là khâu quan trọng nhất trong việc tắm cho bé như thế nào. Trước hết, cần cởi quần áo, tã lót ra khỏi người trẻ. Tiếp đó, để trẻ vào trong thau tắm, tắm toàn thân cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng hoặc với nước ấm không.

Khi tắm cha mẹ cần chú ý vệ sinh kỹ các kẽ trên cơ thể cũng như làm sạch vùng kín, bẹn, khủy tay, khủy chân, mông, nách,… trên cơ thể bé. Ngoài ra, đối với các bé sơ sinh chưa rụng rốn, cha mẹ cần tắm cẩn thận, tuyệt đối không tránh cho nước đọng ở phần cuống rốn của trẻ vì nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Bước 4 – Lau khô cơ thể cho bé

Sau khi việc tắm rửa hoàn tất, bạn cần nhanh chóng lau khô cơ thể bằng khăn xô sạch rồi thoa thêm phấn rôm vào các vị trí cổ, nách, ngực, bẹn, mông, khuỷu tay và khuỷu chân. Nếu bé chưa rụng rốn, mẹ nên dùng cồn 70 độ để vệ sinh rốn cho bé và thay gạc băng rốn. Trong trường hợp rốn của trẻ sưng tấy, chảy mủ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Bước 5 – Mặc quần áo cho trẻ

Chúng tôi đã có bài viết về cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết theo liên kết phía dưới:

Xem thêm: Cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh, vài chia sẻ mẹ cần lưu ý

Những lưu ý cần nhớ sau khi bé tắm xong

  • Thời điểm tắm cho bé phù hợp nhất là trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn no từ 1 đến 2 tiếng. Điều này giúp bé tránh được việc bị trớ cũng như ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Nếu bạn chưa quen với việc tắm cho bé như thế nào, cha mẹ có thể lau người để bảo vệ làn da non nớt của trẻ.
  • Thời gian tắm không nên kéo dài quá lâu.
  • Không nên tắm cho trẻ quá nhiều lần trong ngày, chỉ nên tắm khoảng 1 đến 2 lần 1 ngày.
  • Cha mẹ hãy cùng trò chuyện với bé khi tắm để tăng thêm tình cảm gắn bó giữa bé và cha mẹ.

Xem thêm: Sữa công thức cho trẻ sơ sinh: So sánh 6 thương hiệu nổi bật

Như vậy, bài viết đã tổng hợp lại thông tin về cách tắm cho trẻ sơ sinh. Hi vọng các bậc phụ huynh đã có được cho mình nhiều kiến thức hữu ích và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong những bài viết tiếp theo.

Mẹ có thể tham khảo

  • Hiểu đúng tiếng khóc của bé để nuôi con tốt hơn
  • Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
  • Những lưu ý khi chăm trẻ từng mùa mà phụ huynh cần biết
  • Trầm cảm sau sinh: Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?
  • Mẹo hay giúp bố giải quyết các vấn đề tâm lý mẹ nuôi con nhỏ
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories