Tắc tia sữa sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Tắc sữa sau sinh là triệu chứng thường gặp, đặc biệt đối với các mẹ sinh con lần đầu. Đâu là nguyên nhân, cách…

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng không còn quá xa lạ với nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, cách chữa trị ra sao thì không phải ai cũng nắm. Theo kết quả thống kê, có đến 70% mẹ bầu xử lý tắc tia sữa sai cách dẫn đến áp se vú, thậm chí gây viêm da, bỏng nặng. Hiểu được tầm quan trọng đó, bài viết hôm nay chuyên gia của iPREG sẽ hướng dẫn mẹ điều trị tắc sữa sau sinh bằng những phương pháp vô cùng hiệu quả.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Tư vấn: 10 cách gọi sữa nhanh về đơn giản mà hiệu quả

Tình trạng tắc tia sữa sau sinh là gì?

Theo tự nhiên sữa mẹ được sản xuất từ nang vú, men theo ống dẫn về khoang sữa và khi bé bú sữa sẽ tự động tiết ra. Tuy nhiên vì lý do nào đó, chẳng hạn nguồn sữa nhiều quá mức hoặc vệ sinh không đúng cách, khiến sữa bị ứ đọng lại bên trong ống dẫn. Lúc này tuyến sữa vẫn tiếp tục tạo sữa, nhưng nguồn sữa không thoát được ra ngoài làm bầu vú căng to gọi là tắc sữa sau sinh.

Các cấp độ tắc sữa sau sinh

Thông thường tình trạng tắc tia sữa sau sinh thường chia làm 5 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Khi cho bé bú mẹ cảm thấy ngực căng tức, đầu ti cảm giác âm ỉ và không có giọt sữa nào chảy ra. Phần lớn mẹ bầu gặp phải trường hợp này sau 2 ngày vừa mới “vượt cạn”.
  • Cấp độ 2: Mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, nhiệt độ lên 38℃, đầu vú ửng đỏ. Khi sờ xung quanh bầu vú xuất hiện những cục cứng, khu vực vú nóng hơn những vùng da xung quanh. Cấp độ 2 được nhận biết kể từ khi phát hiện cấp độ 1 khoảng 4 ngày.
  • Cấp độ 3: Biểu hiện như cấp độ 2 nhưng lúc này cảm giác đau nhức nhiều hơn. Các cục cứng xung quanh bầu vú ngày càng to, nhiệt độ có thể tăng đến 38,5℃, tuyến vú bắt đầu viêm và hình thành mủ bên trong. Kể từ cấp độ 2 sau khoảng 4 ngày, diễn biến nghiêm trọng hơn.
  • Cấp độ 4: Tình trạng sốt ngày càng trở nặng, cục cứng quanh vú xuất hiện nhiều hơn, to dần. Đặc biệt đầu vú ửng đỏ, nóng ran và khi bóp vào núm vú thấy dịch mủ chảy ra.
  • Cấp độ 5: Nếu mẹ bị tắc sữa đồng thời sốt cao gần 39℃, đây là giai đoạn nguy hiểm bắt buộc mẹ phải nhập viện. Vùng vú lúc này vô cùng đau nhức, cục cứng vẫn ngày một to, đầu vú biến dạng có thể chảy máu và chảy mủ khi bóp nhẹ.

Lý do nào khiến mẹ bị tắc sữa sau sinh?

Dinh dưỡng không đảm bảo khiến mẹ bị tắc tia sữa

Chế độ dinh dưỡng mẹ không đảm bảo đủ chất, dẫn đến tình trạng tuyến vú bị cản trở hoạt động gọi sữa. Dinh dưỡng nạp vào cơ thể cần tối thiểu 6 tháng để mang lại kết quả. Do đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học ngay từ lúc mới có những dấu hiệu mang thai đầu tiên.

Mẹ bị tắc sữa do ảnh hưởng tâm lý sau sinh

Quá căng thẳng cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bị tắc tia sữa sau sinh. Do đó mẹ tránh để đầu óc suy nghĩ quá nhiều, hạn chế để mình bị stress thường là nguyên nhân chính khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh.

Lượng sữa sản sinh với số lượng lớn nhưng em bé không bú hết, lúc này mẹ không vắt hết sữa ra dẫn đến hiện tượng sữa bị ứ đọng bên trong. Mẹ không biết cách vệ sinh núm vú, khiến vùng này bị viêm nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn.

Các yếu tố khách quan khác

Bẩm sinh đầu ti mẹ quá nhỏ hoặc bị thụt vào trong cũng là nguyên nhân lớn khiến tình trạng tắc sữa sau sinh xảy ra. Nếu tình trạng tắc tia sữa không được chữa trị kịp thời em bé của mẹ sẽ không có nguồn dinh dưỡng, đồng thời áp se vú căng tức gây viêm, thậm chí u xơ tuyến vú.

Sau khi sinh mẹ không day đầu vú, đặc biệt thời gian cho bé bú chậm trễ dẫn đến nguồn sữa tắc nghẽn. Mẹ cần lưu ý sau sinh khoảng 2 – 3 tiếng sữa bắt đầu về, lúc này nguồn sữa mẹ vô cùng đặc và chất lượng. Nếu mẹ không cho bé ti sữa sẽ tắc lại ở ống dẫn.

Xem thêm: Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tuyệt đối không nên làm 3 việc này khi bị tắc tia sữa

Có nhiều mẹ bầu vì quá hoảng loạn với tình trạng tắc sữa sau sinh nên áp dụng phương pháp chữa trị bằng mẹo dân gian. Việc làm này không những chẳng mang lại hiệu quả mà còn gây phản ứng ngược.

Uống ít nước để sữa đừng tiết ra

Do lượng sữa sản xuất quá nhiều nhưng không thể tiết ra khiến bầu vú căng tức. Lúc này mẹ lo sợ sữa vẫn tiếp tục tạo thành nên trì hoãn việc uống nước. Tuy nhiên việc làm này hoàn toàn phản tác dụng, hơn nữa còn khiến nhiệt độ cơ thể mẹ cao hơn.

Nước là chất điện giải chủ yếu của cơ thể, giúp giải độc gan, thanh lọc hệ bài tiết. Hạn chế hoặc ngừng uống nước chỉ khiến tình trạng tắc tia sữa của mẹ thêm trầm trọng. Bác sĩ khuyến nghị mẹ nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, đồng thời bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa để kích thích tuyến vú hoạt động hiệu quả sau sinh.

Xem thêm: Sữa cho mẹ sau sinh: Cách chọn lựa và liều lượng phù hợp

Sử dụng các loại lá đắp

Một số mẹ bầu được bày phương pháp chữa trị tắc tia sữa bằng cách đắp lá đinh lăng, lá bồ công anh,…. Tuy nhiên phương pháp này không làm tình trạng tắc sữa khỏi hẳn mà nó chỉ giúp bầu vú giảm bớt sưng to. Mặt khác, nếu như đắp sai cách hoặc không rửa sạch sẽ còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vú. Mẹ cần lưu ý tắc sữa chỉ hết khi lượng sữa ứ đọng được đẩy ra bên ngoài.

Nhờ chồng hút sữa

Có nhiều quan niệm cho rằng nhờ chồng dùng miệng hút hết sữa trong vú để giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế cách này càng làm ổ viêm lan rộng ra và khiến các cục cứng lây lan nhanh chóng.

Giải pháp hiệu quả nhất lúc này là mẹ nên tới bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ siêu âm và đưa ra phương án chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Xem thêm: Mẹo hay giúp bố giải quyết các vấn đề tâm lý mẹ nuôi con nhỏ

Cách chữa tắc sữa tia sau sinh an toàn cho mẹ

Cho bé ti hoặc hút sữa

Khi tuyến sữa bị tắc mẹ nên thường xuyên cho bé ti, mục đích để khai thông tuyến sữa. Lưu ý sẽ cho bé bú nhiều hơn ở bên bầu vú bị tắc, đồng thời điều chỉnh tư thế bé cho phần cằm và mũi hướng về ống dẫn. Cách này sẽ giúp nới lỏng ống dẫn sữa tạo điều kiện cho sữa dễ dàng thoát ra. Nếu bé không chịu ti mẹ có thể dùng máy hút sữa hoặc vắt hết nguồn sữa ứ đọng ra ngoài.

Massage và giữ vệ sinh bầu ngực

Mẹ áp dụng thường xuyên các bài tập massage để kích thích tuyến sữa hoạt động. Ngoài ra phương pháp này còn giúp mẹ phòng ngừa tình trạng ngực chảy xệ. Mẹ có thể tự học các động tác tại nhà hoặc đến trung tâm để nhờ sự trợ giúp.

Việc làm cần thiết là giữ vệ sinh bầu ngực kỹ lưỡng, tắm và lau rửa cơ quan này một cách cẩn thận. Lưu ý không dùng xà phòng có độ tẩy cao, thay vào đó sử dụng dầu oliu giúp bầu vú tăng cường độ ẩm và mềm mịn hơn.

Chiếu đèn hồng ngoại

Khi đã áp dụng mọi cách nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, lúc này mẹ cần đến bệnh viện để bác sĩ chữa trị. Tại bệnh viện, chuyên gia y tế sẽ dùng tia sáng hồng ngoại có tác dụng làm mềm mô, giúp ống dẫn sữa khai thông. Đồng thời sức nóng của đèn làm mẹ giảm đau, các cục cứng nhờ vậy cũng biến mất.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Điều quan trọng để chữa và ngăn ngừa tắc sữa là mẹ phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường ăn những món lợi sữa như chân giò, đủ đủ, móng heo…và uống thật nhiều nước. Ngoài ra mẹ nên bổ sung thêm dinh dưỡng từ sữa và viên uống chất năng để đủ đáp ứng cho nhu cầu của bé.

Thay đổi cách ăn mặc và lối sống

Hình thành lối sống khoa học cũng là cách tốt nhất để mẹ chữa trị tắc sữa sau sinh. Tránh những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng thường ngày, thay vào đó siêng năng tập luyện thể dục, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Hạn chế mặc những áo bó sát vì nó sẽ khiến bầu ngực mẹ bị chèn ép. Lời khuyên cho mẹ nên chọn những loại áo rộng rãi, có chất liệu an toàn nhằm mục đích giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Xem thêm: Thay đổi gì trong cuộc sống và công việc trước khi mang thai?

Gợi ý động tác massage vú chữa tắc sữa sau sinh

Đầu tiên mẹ dùng tay ép chặt bầu ngực, tay còn lại xoa đều theo vòng tròn. Trong quá trình ép vẫn duy trì động tác tay, xoa nhẹ xung quanh để làm tan những cục cứng ứ đọng bên trong. Lưu ý xoa với mức độ vừa phải để tránh làm tổn thương cho cơ quan này. Thực hiện khoảng 30 – 40 lần với tần suất thường xuyên mỗi ngày.

Chi tiết cách massage sau sinh, mẹ có thể tham khảo tại: Massage cho mẹ và bé sau sinh đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho sự phát triển và khôn lớn của trẻ nhỏ, do đó mẹ đừng để mình phải đối mặt với tình trạng tắc sữa sau sinh. Gợi ý cho mẹ trong vòng 24 giờ sau khi sinh nên cho bé bú, nhằm mục đích giúp “con yêu” có thể nhận lấy trọn vẹn nguồn dưỡng chất đầu đời, đồng thời đó cũng là cách kích thích tuyến sữa trong mẹ hoạt động.

Đặc biệt khi thấy tuyến sữa bị tắc từ 2 – 4 ngày, mẹ phải nhanh chóng đến ngay bệnh viện nhằm tránh tình trạng áp se vú.

Mẹ có thể tham khảo

  • 8 nguyên nhân sinh chậm và biện pháp khắc phục hiệu quả
  • Bệnh thường gặp ở mẹ sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
  • Kiêng cữ sau sinh, những vấn đề mẹ cần đặc biệt lưu tâm
  • Tư vấn: Có nên dùng nước xả vải cho quần áo trẻ sơ sinh?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories