Sốt phát ban ở trẻ là một bệnh lý thường gặp. Cùng iPREG tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị sốt…
Trẻ bị sốt phát ban khiến mẹ cực kỳ lo lắng và muốn con nhanh khỏi bệnh. So với các bệnh lý khác, sốt phát ban ở trẻ không quá nguy hiểm. Nếu mẹ tìm hiểu kỹ nguyên nhân, những triệu chứng và cách xử lý tạm thời, bé có thể khỏi bệnh chỉ sau 2-5 ngày điều trị.
Ghi nhận có một vài trường hợp, vì quá nóng vội mà cách xử lý không chính xác dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho con. Do đó, bác sĩ Nam tại iPREG khuyên mẹ nên thực sự bình tĩnh khi trẻ bị sốt phát ban nói riêng và nhiễm bệnh nói chung.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ
Khi trẻ bị sốt phát ban thì mẹ cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh. Điều này không chỉ giúp mẹ yên tâm hơn mà còn giúp bé mau lành bệnh. Việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ có cách điều trị kịp thời và chính xác nhất.
Virus herpes 6
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ chính là do virus herpes 6. Khi virus xâm nhập vào cơ thể bé sẽ gây ra tình trạng khó chịu. Bé sẽ bị nổi những mẩn đỏ ở tay chân, mặt và từ từ lan rộng ra toàn cơ thể.
Lây bệnh từ người bị sốt phan ban
Bệnh sốt phát ban có nguy cơ lây lan rất nhanh. Chỉ cần bé yêu tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng với người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.
Sức đề kháng của bé yếu
Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Do đó, việc virus tấn công là điều hiển nhiên. Thông thường, bé dễ mắc bệnh sốt phát ban trong khoảng từ 5 – 15 tháng tuổi.
Phát ban do bệnh lý
Trẻ nhỏ bị sốt phát ban có thể là do bệnh lý. Một số bệnh lý gây ra phát ban ở trẻ nhỏ như rubella, sởi,… Khi đã biết rõ những nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban, mẹ nên tìm hiểu những biểu hiện lâm sàng của bệnh ngay dưới đây.
Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Biểu hiện của trẻ sốt phát ban mẹ nên biết
Sốt phát ban ở trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát triển của bệnh bé đều cần được chăm sóc kỹ lưỡng.
Biểu hiện trước phát ban
Trước khi có những ban đỏ thì bé thường quấy khóc. Đây là những ngày đầu khởi phát bệnh nên mẹ đặc biệt lưu ý biểu hiện lạ của bé. Biểu hiện tiếp theo là sốt kèm theo một số triệu chứng như sổ mũi, ho,…
Biểu hiện trong khi phát ban
Giai đoạn tiếp theo của bệnh là hạ sốt và xuất hiện những đốm đỏ trên cơ thể bé. Biểu hiện rõ nhất là những nốt đỏ trên mặt, cổ bụng, tay, chân. Sau đó, bé sẽ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng. Thời gian lưu những vết ban chỉ thường 3 – 5 ngày và có thể khỏi nếu mẹ chăm sóc bé tốt.
Xem thêm: Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Biểu hiện sau khi phát ban
Bé sau khi phát ban sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Một là lành hoàn toàn, không để lại sẹo khi được chăm sóc chu đáo. Hai là có sẹo do trong quá trình điều trị bé bị nhiễm khuẩn.
Hầu hết các mẹ khi thấy trẻ bị sốt phát ban thì sẽ lo lắng và nghĩ ngay đến việc đưa bé đi khám. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé tại nhà. Vậy thì, mẹ nên chăm sóc như thế nào để bé nhanh hết bệnh?
Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà hiệu quả
Khi bé bị phát ban, mẹ hãy bình tĩnh và theo dõi, chăm sóc bé tại nhà. Việc chăm sóc tại nhà sẽ giúp bé thoải mái và nhanh lành bệnh hơn.
- Cho bé nghỉ ngơi: Nhiều mẹ cảm thấy con ít chơi hơn nên rất buồn phiền. Mẹ tìm đủ cách để bé vui vẻ và chơi đùa như ngày thường. Nhưng mẹ lại quên rằng cơ thể bé đang rất mệt mỏi. Tốt hơn hết là mẹ nên để bé nghỉ ngơi nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe.
- Cho trẻ uống nước: Tình trạng sốt phát ban ở trẻ sẽ cải thiện nếu mẹ cho bé uống nhiều nước. Mẹ có thể linh hoạt với nhiều loại nước như cam, súp, nước ép trái cây. Uống nhiều nước có thể giúp giảm tình trạng mất nước ở trẻ.
- Tắm nước ấm: Khi trẻ hạ sốt và chỉ phát ban thì mẹ có thể tắm cho bé. Đừng nghĩ rằng phát ban thì nên kiêng nước. Bởi nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho bé thì bé sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm và tắm nhanh trong vòng 5 – 10 phút.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng: Mẹ vẫn phải nạp đủ năng lượng cho bé hằng ngày. Nếu bé mệt mỏi, không muốn ăn thì mẹ nên nấu thức ăn ở dạng lỏng để bé hợp tác.
Mẹ đã thực hiện những cách chăm sóc cho bé bị sốt phát ban nhưng tình trạng của bé không khả quan và kéo dài. Lúc này, mẹ nên tìm hiểu những trường hợp sốt phát ban cần đưa đến bệnh viện dưới đây.
Xem thêm: Các phương pháp E.A.S.Y 3, 4 cho bé theo từng độ tuổi
Khi nào trẻ sốt phát ban cần được đưa đến bệnh viện?
Thông thường, trẻ bị sốt phát ban có thể tự khỏi tại nhà. Nhưng nếu bé của mẹ nằm trong số những trường hợp sau thì nên đưa bé đi khám ngay.
- Bé sốt cao liên tục: Mặc dù mẹ đã cho bé uống hạ sốt. Nhưng thân nhiệt của bé luôn ở tình trạng trên 39°C. Lúc này, mẹ đừng chần chờ mà hãy đưa bé đi thăm khám để có hướng giải quyết tốt nhất.
- Phát ban trên 3 ngày không giảm: Nếu bé bị sốt phát ban nhiều hơn 3 ngày thì mẹ đừng chủ quan nhé. Cơ thể bé đã rất mệt mỏi và không thể chống lại virus gây bệnh. Mẹ cần đưa bé đến cơ sở Y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
- Sức đề kháng bé yếu: Những bé sinh non, sức đề kháng yếu thì khi bị sốt phát ban mẹ cần lưu ý nhiều hơn. Mẹ không nên chăm sóc bé tại nhà như bình thường mà nên xin ý kiến của bác sĩ để bé nhanh lành bệnh.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trường hợp này mẹ nên thăm khám sớm bởi bé còn quá nhỏ và dễ gặp nhiều biến chứng khi bị sốt phát ban.
- Trẻ bị mất nước: Nếu bé bị tiêu chảy và mất nước khi sốt phát ban. Mẹ nên tìm hướng giải quyết phù hợp để bù nước cho bé. Hoặc hãy đưa trẻ đến cơ sở Y tế để bác sĩ điều trị cho bé đúng cách nhất.
Đã có một số trường hợp trẻ bị sốt phát ban và gặp những biến chứng khó lường. Đó là lý do mẹ nên tìm hiểu và biết rõ những biến chứng mà bé sẽ gặp phải.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ
Trẻ sốt phát ban có thể gặp một số biến chứng không mong muốn như:
Co giật do sốt phát ban
Trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh mà sức đề kháng của bé lại yếu. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ co giật ở trẻ nhỏ rất cao. Khi co giật, bé sẽ mất kiểm soát và nếu mẹ không biết cách xử lý thì rất nguy hiểm.
Viêm phổi, viêm màng não
Biến chứng không ai mong muốn khi bé bị sốt phát ban là viêm phổi, viêm màng não. Với những bé có hệ miễn dịch kém, cơ thể không chống lại được virus gây bệnh thì nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khác.
Để tránh những biến chứng khó lường và bảo vệ bé tốt nhất thì mẹ nên kiêng cữ đúng cách. Vậy, bé bị sốt phát ban nên kiêng gì, mẹ đã biết chưa?
Xem thêm: Hiểu đúng tiếng khóc của bé để nuôi con tốt hơn
Trẻ sốt phát ban nên kiêng gì để bệnh nhanh lành?
Hầu hết những bé bị sốt phát ban sẽ tự lành và hồi phục nhanh. Tuy nhiên, mẹ cũng nên kiêng một số vấn đề sau để bé nhanh khỏi bệnh.
Tránh ở nơi kín đáo, chật hẹp
Theo quan niệm của nhiều mẹ, trẻ bị sốt phát ban thì phải kiêng gió, kiêng nước. Và thế là mẹ bảo vệ bé bằng cách giữ bé trong phòng kín, ẩm thấp và tù túng. Đây là quan niệm sai lầm khiến bé khó chịu hơn.
Tránh dùng tay gãi lên nốt đỏ
Trong thời gian phát ban thì bé sẽ bị ngứa. Trẻ nhỏ sẽ không kiểm soát được và dùng tay để gãi. Mẹ nên hạn chế tối đa và không cho bé gãi lên những nốt đỏ này. Bé càng gãi, vết thương càng khó lành và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Tránh đến nơi đông người
Khi bé bị phát ban, cơ thể bé sẽ yếu nên mẹ không nên cho bé đến chỗ đông người. Tiếp xúc với nhiều người sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn và khó lành.
Tránh tiếp xúc với hóa chất
Mẹ nên tắm cho bé thường xuyên để cơ thể bé sạch sẽ. Nhưng không có nghĩa là mẹ tắm với sữa tắm, tắm lá hay bất kỳ sản phẩm nào khác. Những hóa chất, thành phần kích thích trong sữa tắm có thể làm hại làn da của bé.
Tránh mặc quần áo bó sát
Bé bị sốt phát ban thì cơ thể rất khó chịu, ngứa và bí bách. Vậy nên, mặc đồ bó sát lúc này là điều không nên. Mẹ cần cân nhắc kỹ khi chọn quần áo cho bé để bé thoải mái nhất.
Tránh một số thực phẩm có hại
Khi bé sốt phát ban thì mẹ không nên cho bé ăn trứng, ăn thực phẩm cay nóng. Đặc biệt là những thực phẩm nhiều dầu mỡ thì mẹ nên tránh xa. Những thực phẩm này sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé khó chịu hơn và bệnh khó lành.
Ngoài ra, nước đá, nước ngọt công nghiệp cũng là thực phẩm cấm trong thời gian này. Bé chỉ nên uống nước lọc, nước ép trái cây khi bị phát ban mà thôi.
Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ là điều mà không bất kỳ bà mẹ nào mong muốn. Vậy thì, để phòng ngừa căn bệnh này mẹ nên làm gì?
Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường: Mẹ cần lưu ý những gì?
Những biện pháp phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ nhỏ mẹ nên biết
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị khi bé yêu của mẹ bị sốt phát ban thì mẹ cũng cần tìm cách phòng ngừa căn bệnh này để bảo vệ bé tốt nhất.
Không cho bé tiếp xúc với trẻ bị bệnh
Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ lây lan cực nhanh. Vậy nên, mẹ không nên để bé tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Đặc biệt, trong gia đình có người bị phát ban thì nên tránh xa trẻ nhỏ để bảo vệ bé.
Ăn uống lành mạnh
Bệnh sốt phát ban là do virus gây nên. Do đó, mẹ nên cho bé ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi. Điều này sẽ tăng sức đề kháng cho bé và giúp bé chống lại bệnh hiệu quả.
Giữ vệ sinh hằng ngày
Trước khi cho bé ăn uống thì mẹ nên vệ sinh tay, chân của bé thật sạch sẽ. Không để trẻ chơi ở những khu vực ẩm thấp, có nhiều nguồn dễ lây bệnh. Tắm sạch sẽ cho bé mỗi ngày và thường xuyên để ý đến biểu hiện lạ trên cơ thể bé.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề trẻ bị sốt phát ban mà iPREG tổng hợp để mẹ tham khảo. Hi vọng, mẹ sẽ có cách điều trị, phòng ngừa và bảo vệ bé yêu của mình tốt nhất. Hãy chọn cho con yêu những điều tuyệt nhất để bé có tuổi thơ khỏe mạnh nhất mẹ nhé.
Mẹ có thể tham khảo thêm
- Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Tư vấn liều lượng, cách dùng hiệu quả
- Mẹ bị ốm sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết
- Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ
- Thuốc kháng sinh cho trẻ: Tư vấn cách dùng và liều lượng