So sánh các loại tã bỉm sơ sinh: Hãy là mẹ bỉm thông thái

Tã bỉm sơ sinh có rất nhiều loại, chính vì thế khiến mẹ bỉm đau đầu khi lựa chọn. Cùng tham khảo bảng so…

Từ xưa đến nay, thật không phủ nhận tã bỉm chính là “trợ thủ đắc lực” của nhiều mẹ bầu. Chính vì sự thông dụng đó mà các loại tã bỉm ngày một nâng cấp với rất nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên có nhiều mẹ bầu đắn đo không biết tã dán, tã quần, tã lót cái nào mới thật sự tốt. Hiểu được nỗi lo ấy, các chuyên gia của iPREG sẽ giúp mẹ so sánh từng loại tã bỉm. Mẹ nhớ theo dõi hết bài viết để tìm được loại phù hợp nhé.

Cố vấn nội dung: Dr. Trần Thành Nam

 


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: A-Z các vật dụng chăm bé sơ sinh cần thiết nhất cho mẹ bỉm sữa

Phân biệt các loại bỉm dán, bỉm quần, tã lót cho trẻ sơ sinh

 

Nhìn chung các loại tã đều được thiết kế với công dụng thấm hút nhằm giúp mẹ đỡ mất thời gian trong việc vệ sinh và giặt giũ. Bên cạnh đó còn giữ cho môi trường và cơ thể bé luôn sạch sẽ. Trên thị trường hiện nay tã bỉm được sản xuất chủ yếu có 3 loại chính là tã giấy, tã dán, tã quần.

Tã giấy

Có thể nói tã giấy chính là cải tiến của miếng lót, bởi miếng lót có từ vài chục năm trước. Ban đầu miếng lót chỉ là miếng vải nhỏ không có chất liệu thấm hút, sau mỗi lần bé đi vệ sinh là mẹ bắt buộc phải thay miếng lót khác. Ngày nay miếng lót đã được nâng cấp thành tã giấy với chất liệu thấm hút tốt hơn và thêm miếng dán cố định ở hai bên hông.

Thông thường tã giấy được sử dụng cho trẻ sơ sinh, vì bé đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày. Khả năng thấm hút khoảng 1 – 2 tiếng, trung bình mỗi ngày mẹ phải thay từ 8 – 10 miếng lót.

Vì tã giấy có thiết kế đơn giản nên khả năng thấm hút không cao, đặc biệt không có chức năng chống tràn. Mẹ có thể tham khảo các dòng tã giấy tốt cho bé như: Bamboo Nature, Merries, Goo.N,…

Xem thêm: Bỉm cho mẹ sau sinh loại nào tốt, giá cả ra sao?

Bỉm dán (tã dán)

Bỉm dán được thiết kế như một chiếc quần, có thêm miếng dán hai bên và được mẹ cố định chặt khi sử dụng. Bỉm dán có độ thấm hút tốt hơn tã giấy rất nhiều lần, còn có công dụng chống tràn, ít bị xô lệch hơn tã giấy. Với thiết kế đủ size và độ co giãn nên mẹ có thể điều chỉnh vừa vặn với bé.

Bỉm dán có độ thấm hút cao từ 4 – 6 tiếng, nên mỗi ngày mẹ chỉ cần 3 – 5 miếng bỉm là đủ. Tuy nhiên bỉm dán thường bí bách nên khiến bé dễ bị ửng đỏ. Những bé có làn da nhạy cảm có thể không sử dụng được loại bỉm này. Ngoài ra nếu bé cử động hay chạy nhiều, miếng dán sẽ không còn độ kết dính.

Bamboo Nature, Merries, Goo.N cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng. Vì thế tùy điều kiện kinh tế mẹ có thể chọn mua loại tã dán phù hợp.

Bỉm quần (tã quần)

Bỉm quần là loại ưu việt nhất trong hai loại còn lại và được nhiều mẹ trẻ sử dụng rộng rãi. Bỉm quần mang hình dáng của một chiếc quần con nhỏ với độ thấm hút cực tốt, mẹ không phải lo lắng miếng bỉm rớt khi hết độ dính. Dù bất cứ tư thế nào thì mẹ cũng mặc dễ dàng vào người bé, chứ không bất tiện như bỉm dán.

Vì thiết kế chắc chắn nên bé có thể thoải mái vận động mà không cảm thấy khó chịu, dù vui chơi đến mấy cũng không sợ quần bị lệch. Hơn nữa độ thấm hút cao nên mẹ không phải mất thời gian thay lại nhiều lần.

Tuy nhiên ưu điểm bám chắc của tã quần cũng chính là nhược điểm. Bởi nó có thể khiến bé bị hằn vết đỏ lên vùng nhạy cảm hay nổi mẫn ngứa. Ngoài ra tã quần khá cồng kềnh gây bất lợi khi phải đi ra ngoài, giá thành cũng đắt đỏ khiến nhiều mẹ có phần e ngại.

Huggies, Merries, Bobby là một trong những thương hiệu nổi tiếng. Vì thế tùy điều kiện kinh tế mẹ có thể lựa chọn loại tã phù hợp.

Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh: Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ bầu

So sánh ba loại tã giấy, bỉm dán, bỉm quần – Loại nào tốt?

 

Độ tuổi Độ thấm hút Thời gian thay bỉm Thiết kế Tính tiện lợi Giá thành
Tã giấy Thích hợp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi Không cao, chỉ 2 lần tè là mẹ bắt buộc phải thay tã 1 – 2 giờ Mỏng, đơn giản, dễ bị xô lệch. Tuy nhiên không gây hăm da bé Vì nhỏ gọn, tiện dụng, nên mẹ có thể mang đi xa Giá rẻ phù hợp với mọi gia đình
Bỉm dán Thích hợp cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi Độ thấm ở mức trung bình. 4 – 6 giờ Mặc dù có thiết kế dày nhưng vẫn bị xô lệch khi bé cử động nhiều. Đặc biệt dễ rớt khi keo hết dính. Có thể khiến một số bé bị kích ứng da Giống tã giấy, bỉm dán cũng tương đối nhỏ gọn, thích hợp cho mẹ mang đi xa Tầm giá ở mức trung bình, những mẹ có kinh tế thấp vẫn có thể sử dụng
Bỉm quần Thích hợp cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên Rất tốt, mẹ không phải mất nhiều thời gian thay bỉm Khoảng 8 giờ Thiết kế chắc chắn, mẹ không sợ rơi rớt khi bé vận động mạnh. Tuy nhiên dễ gây hăm da bé. Tương đối cồng kềnh và chiếm diện tích. Khi đi xa mẹ không thể đem với số lượng nhiều. Giá thành đắt đỏ khiến những mẹ có kinh tế thấp khó lựa chọn.

Những lưu ý khi mẹ sử dụng tã giấy, bỉm dán và bỉm quần cho trẻ

 

Tuy khác nhau về một số tính năng nhưng nhìn chung 3 loại tã đều có chung đặc điểm. Vì thế khi sử dụng bất cứ loại nào mẹ cũng nhớ “nằm lòng” những lưu ý này.

Chất liệu

Chất liệu tã là một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng. Tã cho bé phải có chất liệu tự nhiên, thân thiện với làn da nhạy cảm. Thiết kế thoáng khí và không gây kích ứng. Nếu mẹ không nhìn vào chất liệu mà lựa chọn có thể khiến da bé bị kích ứng, xuất hiện các mụn đỏ.

Xem thêm: Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Độ thấm hút

Tùy vào mỗi loại sẽ có độ thấm hút khác nhau, tuy nhiên mẹ nên ưu tiên loại có độ thấm hút cao để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc. Ngoài ra mẹ cũng cần kiểm tra loại tã mình chọn có tính năng hút ngược không. Đối với trẻ sơ sinh thường hay ngủ nhiều, nếu chọn tã không thấm hút tốt có thể khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng. Bởi vậy mẹ nên lưu ý trong vấn đề này.

Thời gian thay

Hăm tã là tình trạng rất nhiều mẹ bầu mắc phải, do đó canh thời gian thay là việc làm mẹ không được quên. Với tã giấy thời gian khuyến cáo của chuyên gia là 1,5 tiếng. Bỉm dán thì mẹ nên thay sau 3 – 5 tiếng. Đối với tã quần, thời gian thay hợp lý là khoảng 6 tiếng. Tuy nhiên khi kiểm tra thấy bỉm hơi nặng thì mẹ cũng nên thay đi nhé.

Kích thước

Khi mua tã dán hoặc tã quần, nếu mẹ lựa chọn sai kích cỡ chắc chắn bé sẽ không cảm thấy thoải mái khi mặc. Vì thế kiểm tra đúng kích thước cũng là lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ.

Giá thành

Dĩ nhiên tã giấy sẽ đứng đầu bảng về mức giá, bỉm quần ở cuối bảng và bỉm giấy nằm giữa bảng. Tuy nhiên tính năng cũng như công dụng sẽ ngược lại từ dưới lên trên. Do đó, tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu mà mẹ lựa chọn cho mình loại tã phù hợp.

Nên sử dụng tã giấy, tã dán hay tã quần?

 

Có thể thấy mỗi loại tã đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt, do đó tùy vào độ tuổi, nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế mà bố mẹ lựa chọn loại thích hợp. Gợi ý cho mẹ trẻ từ 0 – 3 tháng nên sử dụng tã giấy, 4 – 6 tháng sẽ thích hợp tã dán và 7 tháng trở lên mẹ nên sử dụng tã quần.

Ngoài ra mẹ cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng song song hai loại tã. Nếu trẻ còn nhỏ, mẹ cho bé sử dụng tã giấy suốt những tháng đầu. Khi bé bắt đầu lớn, ban ngày mẹ cho bé sử dụng tã quần để bé thoải mái vui chơi, lúc ngủ thì chuyển qua tã dán, vì ban đêm ít vận động nên mẹ không lo rớt tã.

Việc lựa chọn tã thôi cũng đủ làm mẹ “đau đầu, nhức óc”, hi vọng bài viết này có thể giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm loại tã phù hợp. Lưu ý khi sử dụng tã cho bé, mẹ nhớ theo dõi thường xuyên để xem con có bị kích ứng không nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Chuẩn bị đồ đi sinh: Những vật dụng cần thiết nhất mẹ cần mang theo
  • Máy hút sữa: Top 5 máy hút sữa hiệu quả nhất cho mẹ sau sinh
  • Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Phương pháp và những lưu ý
  • Tại sao bé khóc? Hiểu đúng để nuôi con tốt hơn
  • Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories