Sinh mổ lần 3: Tư vấn chi tiết từ chuyên gia

Sinh mổ lần 3 tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho mẹ và bé. Gia đình cần chuẩn bị ra sao? Tham khảo tư…

Sinh mổ lần thứ 3 ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bà bầu. Khác với hai lần trước, cuộc phẫu thuật lần này mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vậy, mẹ và gia đình cần trang bị những kiến thức gì cho lần sinh đặc biệt này? Cùng theo dõi những tư vấn sinh mổ lần 3 chi tiết nhất từ bác sĩ Trần Thành Nam của iPREG trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Những nguy hiểm gì khi sinh mổ nhiều lần?

Những nguy cơ khi sinh mổ lần 3 mẹ phải đối mặt

Ở lần sinh thứ 3 đầy cam go này, mẹ sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng sau:

Nứt vỡ tử cung

Sau hai lần sinh trước, phần bụng dưới của mẹ luôn có một sẹo do phẫu thuật để lại. Thông thường, thời gian liền sẹo tối ưu cần ít nhất 3 tháng, có thể hơn tùy vào thể trạng. Tuy nhiên, cũng giống như sinh mổ lần 2, vết sẹo này là tác nhân chính gây nên nhiều nguy hiểm ở lần sinh mổ thứ 3.

Nếu khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 6 tháng, nguy cơ bục vết sẹo rất cao. Kéo theo đó là hiện tượng nứt, vỡ tử cung đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.

Bất thường nhau thai

Nhau thai có thể gặp phải những tình trạng như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược,… Đặc biệt, hiện tượng nhau cài răng lược có liên quan đến các cơ quan như bàng quang, ruột,… nguy cơ băng huyết sau sinh hay phải cắt bỏ tử cung rất cao.

Hồi phục chậm sau sinh

Không ngạc nhiên khi khả năng phục hồi lần 3 này của mẹ sẽ yếu hơn 2 lần trước. Sau sinh mẹ còn phải dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, chất lượng sữa cho bé cũng bị giảm sút.

Xem thêm: Mẹ nên ăn gì sau sinh để sữa nhanh về, cải thiện chất lượng sữa?

Nhiễm trùng

Vết mổ sau cuộc phẫu thuật có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn nếu không được chăm sóc và xử lý tốt. Các cơ quan vùng chậu hay tử cung cũng có khả năng bị nhiễm trùng tương tự. Mẹ còn có khả năng mắc các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.

Dính ruột

Dính ruột là biến chứng cực kỳ nguy hiểm khi mẹ sinh mổ lần 3. Sinh mổ nhiều lần chính là nguyên nhân khiến ruột dính vào thành bụng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của cả hai mẹ con.

Tử vong

So với sinh thường, khi sinh mổ mẹ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao gấp 2 – 4 lần. Không chỉ riêng mẹ mà tính mạng của bé cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Ngoài những biến chứng phổ biến ở trên, mẹ còn có thể gặp chấn thương ở các cơ quan khác, mắc các bệnh liên quan đến nội tử cung, thậm chí tăng các biến chứng mang thai lần tiếp theo.

Sinh mổ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu sẽ an toàn?

Cũng giống như lần sinh mổ trước, mẹ không cần chờ chuyển dạ ở lần sinh thứ 3 này. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai ngay khi thấy phù hợp mà không chờ đợi các dấu hiệu khác. Việc tiến hành phẫu thuật sẽ cẩn trọng hơn, luôn theo sát diễn biến sức khỏe của mẹ để đảm bảo an toàn.

Thời điểm thích hợp nhất để mổ lấy thai chính là từ tuần 39 trở đi. Lúc này, thai nhi đã trưởng thành và cứng cáp để ra môi trường bên ngoài. Tốt nhất là từ tuần 37 mẹ nên đi khám sớm để được theo dõi và tư vấn kịp thời.

Xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Thời gian quan hệ lý tưởng

Ngoài việc chủ động mổ lấy thai, làm thế nào để hạn chế những nguy cơ ở trên? Mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau đây.

Những lưu ý khi sinh mổ lần 3 mẹ nên biết

Khoảng cách an toàn giữa hai lần mổ thai liên tiếp nên từ 3 – 5 năm. Lúc này, vết mổ đã khỏi hoàn toàn, sức khỏe của mẹ cũng đã hồi phục để chuẩn bị cho lần sinh tiếp theo.

Không nên chờ vỡ ối mới sinh mổ lần 3 sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Mẹ nên nhờ các bác sĩ can thiệp chủ động mổ lấy thai trước cơn chuyển dạ để giảm nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Không nên đợi phát hiện những dấu hiệu bất thường mới đi khám bác sĩ. Tốt nhất là mẹ bầu nên thăm khám thai sản định kỳ cẩn thận.

Lần mổ thứ 3 này sẽ mất sức hơn hai lần trước nên mẹ nhớ dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Kéo dài thời gian nghỉ sau sinh để cơ thể phục hồi hoàn toàn rồi mới quay trở lại nhịp sống bình thường.

Từ lưu ý cuối có thể thấy rằng giai đoạn sau sinh để mẹ phục hồi sức khỏe vô cùng quan trọng. Khác với mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ cần tuân theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt sau đây.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cho mẹ sinh mổ lần 3

Mẹ sinh mổ lần 3 cần lưu ý đến chế độ ăn uống phù hợp:

  • Sau mổ 1 – 2 ngày nếu mẹ trung tiện được thì bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa. Lúc này, chủ yếu là bù nước và điện giải, cung cấp glucid đảm bảo đủ lượng calo cho cơ thể. Có thể cho mẹ uống một ít nước đường, nước quả, khoảng 50ml cách nhau 1 tiếng.
  • Từ ngày thứ 3 – 5, có thể cho ăn uống nhẹ với sữa bột hay sữa đậu nành. Thức ăn nên ở dạng mềm dễ nuốt. Có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả nhiều vitamin như B, C, như nước cam, chanh.
  • Từ ngày 6 trở đi chính là giai đoạn phục hồi. Lúc này vết mổ đã liền. Cần cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho mẹ mau chóng hồi sức. Vẫn nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tăng cường các món ăn nhiều đạm, vitamin, khoáng chất thiết yếu,… để nhanh lành vết thương, tăng sức đề kháng cho mẹ.

Xem thêm: Tư vấn: 10 loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu cho mẹ sau sinh

Ngoài chế độ ăn uống mẹ cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân để vết thương chóng khỏi. Đồng thời  vận động, nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe tốt hơn

Các bác sĩ không khuyến cáo sinh mổ lần 3 vì quá nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Để hạn chế tối đa khả năng gặp các biến chứng này, mẹ cần mang thai ít nhất 3 năm kể từ đợt sinh trước. Đồng thời, tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của bác sĩ để có một kỳ thai an toàn và khỏe mạnh cho hai mẹ con.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Thực đơn cho mẹ sinh mổ: Mẹ nên và cần tránh những gì?
  • Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
  • Sau sinh mổ nên ăn gì? Tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia
  • Tư vấn: Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp
  • Sinh thường bao lâu thì được quan hệ? Chuyên gia tư vấn
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories