Sinh mổ lần 2 tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Cùng iPREG tìm hiểu thời điểm, số tuần thai, cách giảm đau và những lưu…
Sinh mổ lần 2 là cuộc phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé. Nếu không tìm hiểu kỹ, gia đình có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng không mong muốn. Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho lần sinh mổ đặc biệt này, mẹ hãy tham khảo thật kỹ những chia sẻ của bác sĩ Trần Thành Nam tại iPREG đề cập trong nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Có thể mẹ quan tâm: Sinh mổ: Những thông tin về sinh mổ mẹ bầu cần biết
Thời điểm sinh mổ lần 2 an toàn nhất
Theo bác sĩ Nam, vết sẹo ở lần sinh trước rất dễ bị ảnh hưởng trong lần sinh kế tiếp. Chính vì vậy, thời điểm sinh mổ lần 2 an toàn nhất là 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu tiên. Lúc này, vết sẹo đã bình phục hoàn toàn, sức khỏe của mẹ cũng đã phục hồi ổn định, quá trình mang thai sẽ an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tùy thể trạng của mẹ mà con số này có thể là 3 năm hoặc hơn.
Nếu khoảng cách giữa hai lần sinh mổ nhỏ hơn 2 năm sẽ làm tổn thương vết mổ trước đó. Đồng thời, anh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần của cả mẹ và bé. Trong trường hợp này, nếu vẫn có ý định mang thai và sinh con, bác sĩ sẽ đề xuất phương án sinh thường để đảm bảo an toàn cho thai phụ.
Bên cạnh thời điểm an toàn, câu hỏi được mẹ thắc mắc nhiều nhất chính là: Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Chờ chuyển dạ có cần thiết cho mẹ sinh mổ lần 2?
Nếu mẹ đã lựa chọn mổ đẻ lần đầu thì sẽ có xu hướng sinh mổ lần 2. Nhưng vì nhiều lý do mà khoảng cách an toàn 2 năm thường không được tuân thủ. Trong trường hợp này, bạn cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch sinh nở phù hợp. Nếu thể trạng cho phép, bạn vẫn có thể sinh mổ lần 2. Nhưng phần lớn, các chuyên gia khuyến nghị mẹ chỉ nên sinh thường.
Khi sinh mổ lần 2, thông thường mẹ không cần chờ chuyển dạ. Bác sĩ có thể chủ động mổ lấy thai vào thời điểm phù hợp. Trước đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình hình thông qua kiểm tra độ dày mỏng của thành tử cung cũng như tình trạng vết mổ cũ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, sẽ chỉ định mổ lấy thai để hạn chế những biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ.
Vậy nếu không cần chuyển dạ, mẹ có thể sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?
Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ để đảm bảo an toàn?
Tùy vào thể trạng mẹ hiện tại và thông tin về lần sinh trước mà bác sĩ sẽ xác định thời gian sinh phù hợp nhất.
Thông thường, nếu sức khỏe của mẹ và bé đề ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ lần 2 từ tuần 39 trở đi. Mục đích là để hạn chế những ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy đến của cơn đau chuyển dạ.
Đây là khoảng thời gian hợp lý nhất vì lúc này thai nhi đã hoàn thiện đầy đủ và có thể phát triển ổn định trong môi trường ngoài cơ thể mẹ. Các cơ quan của bé đã phát triển gần như toàn bộ, lớp mỡ dưới da đã có thể giúp bé duy trì thân nhiệt ổn định. Ngoài ra, bé cũng ít gặp các vấn đề về sức khỏe hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 chính xác nhất mẹ cần nằm lòng
Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào?
Thời gian các chuyên gia khuyến nghị đảm bảo sinh mổ lần 2 an toàn cho cả mẹ và bé là từ tuần 39 trở đi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chưa đến tuần 39 mẹ bầu đã phải nhập viện. Nguyên nhân là gì? Khi mẹ xuất hiện những triệu chứng bất thường sau đây, gia đình nên đưa mẹ nhập viện ngay:
Âm đạo ra máu
Ra máu âm đạo là một biểu hiện bất thường của thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai, chửa ngoài dạ con hay sinh non. Nên dù lượng máu ra ít hay nhiều mẹ cần nhập viện ngay để được thăm khám.
Âm đạo ra nước ối
Ra khí hư âm đạo là dấu hiệu bình thường của mẹ bầu. Nhưng nếu dịch âm đạo tiết nhiều hơn, mùi tanh nồng thì đích thị là dấu hiệu mẹ bị vỡ ối sớm. Hiện tượng này tăng nguy cơ sinh non, sa dây rau hoặc nhiễm trùng cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng này cần đến bệnh ngay mẹ nhé.
Vùng tử cung và bụng dưới đau bất thường
Cảm thấy đau lưng và đau bụng dưới là những biểu hiện bình thường của mẹ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau đột ngột dữ dội hoặc liên tục không dứt thì nên nhập viện ngay. Đây có thể là do tử cung xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc có tín hiệu sinh sớm.
Thai nhi không cử động hoặc ít cử động
Thai nhi sẽ bắt đầu cử động ở giai đoạn giữa thai kỳ. Sự tương tác này sẽ tăng dần chứng tỏ bé ngày càng lớn và đang khỏe mạnh. Theo bác sĩ Nam, mẹ nên đếm số cử động thai trong 1 giờ, tránh chu kỳ ngủ của thai. Đến 3 tháng cuối thai kỳ nếu cử động thai giảm dần có thể là dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viện ngay.
Theo dõi thai máy là việc đặc biệt quan trọng mẹ cần thực hiện thường xuyên từ tháng thứ 4 trở đi. Thai máy giúp mẹ kiểm soát tình trạng phát triển của con một cách dễ dàng. Các yếu tố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm gồm: tần xuất hoạt động, thời gian cử động, thời gian nghỉ, khả năng giao tiếp,…
Các dấu hiệu khác xuất hiện đột ngột
Sốt cao trên 38°C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, co giật,… xảy ra bất ngờ ở mẹ đang mang thai thì nên đưa mẹ đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời. Nếu phải nhập viện, mẹ cần chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Những nguy hiểm gì khi sinh mổ nhiều lần?
Những điều cần chuẩn bị khi sinh mổ lần 2
Có lẽ lần sinh này mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ như lần đầu nữa. Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt của quá trình sinh mổ lần 2, mẹ cần lưu tâm 3 điều sau đây:
Kiểm tra tình trạng vết mổ cũ khi sinh mổ lần 2
Lần này, siêu âm khi mang thai lần 2 bác sĩ sẽ quan tâm nhiều hơn đến tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu. Trong khi đi khám, trước khi sinh mổ lấy thai, mẹ sẽ cung cấp những thông tin về lần sinh trước cho bác sĩ như thời gian mổ, biến chứng sau sinh, thời gian phục hồi,…
Tình trạng vết mổ của lần sinh trước ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh mổ lần 2 ở mẹ. Vết sẹo có thể bị bục rách gây nguy hại tới sức khỏe của mẹ.
Theo dõi những triệu chứng bất thường
Dù có chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần sinh thứ 2 như thế nào đi nữa, vẫn sẽ có những tình huống không mong muốn xảy ra. Không chỉ thường xuyên kiểm tra vết mổ cũ, mẹ cần lắng nghe cơ thể, phát hiện những yếu tố bất thường để kịp thời xử lý.
Nên lựa chọn bác sĩ có chuyên môn tốt
Sinh mổ lần 2 bao giờ cũng nguy hiểm hơn lần 1 rất nhiều. Vì vậy, lựa chọn bác sĩ chuyên môn giỏi để tiến hành ca phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Không chỉ có kỹ năng giỏi, bác sĩ còn phải nhanh trí xử lý các vấn đề bất thường xảy ra trên bàn mổ.
Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2
Sinh mổ lần 2 hay sinh mổ nói chung, mẹ đều được gây mẹ trước khi tiến hành giải phẫu lấy thai nhi. Cảm giác đau chỉ xuất hiện sau sinh, trong thời gian mẹ phục hồi. Dưới đây là các biện pháp giảm đau sau sinh mổ lần 2 được các chuyên gia khuyến nghị:
- Hạn chế vận động: vận động nhiều, cường độ mạnh sau sinh là điều cấm kỵ. Mẹ cần tối thiểu 1 tháng sinh hoạt nhẹ nhàng sau sinh để đảm bảo an toàn, tránh làm tổn hại tới vết thương.
- Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau: Nếu vết thương đau âm ỉ sau sinh, kéo dài lâu,… mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị. Không tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ phụ trách. Dùng thuốc sai cách có thể khiến mẹ mất sữa, nghiêm trọng hơn là ngộ độc cho cả mẹ và bé.
- Vệ sinh đúng cách: Vết mổ cũng như các loại vết thương khác, cần thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, vết mổ rộng hơn, sâu hơn nên thời gian bình phục vì thế mà dài hơn rất nhiều. Trong quá trình này, mẹ và gia đình cần có phương pháp vệ sinh vết khâu đúng cách, tránh làm nhiễm trùng ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Ăn uống khoa học: Tuyệt đối tránh những loại thực phẩm gây kích ứng vết mổ. Ăn uống đủ chất theo chỉ định của chuyên gia là cách giúp vết thương mau lành, mẹ nhanh về sữa.
Xem thêm: Tư vấn: 10 cách gọi sữa về nhanh nhất, hiệu quả tối đa
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ lần 2
Với mẹ sinh mổ lần 2, công việc chuẩn bị đồ đi sinh không còn khiến mẹ quá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, iPREG cũng có một vài lưu ý quan trọng sau:
- Chuẩn bị thật tốt tâm lý: Sinh mổ lần 2 là cuộc đại giải phẫu quan trọng thứ 2 của mẹ. Những nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều vì thế mà việc chuẩn bị tâm lý là rất quan trọng. Hãy thật thoải mái và tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ mẹ nhé.
- Lựa chọn bệnh viện uy tín: Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy lựa chọn những bệnh viện phụ sản uy tín. Có thể kể đến như: bệnh viện phụ sản Hà Nội, thành phồ Hồ Chí Minh, phụ sản Trung Ương,…
- Giấy tờ, thủ tục phải đầy đủ: Để tránh những phiền hà không đáng có thường xảy ra tại những bệnh viên công lập, mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cá nhân cần thiết lúc đi sinh.
- Đừng mang quá nhiều đồ: Các vật dụng cần thiết nhất gồm: sữa và bình sữa cho con, bỉm cho mẹ và bé, vài bộ quần áo mẹ mặc, quần áo cho con.
Xem thêm: Thủ tục đi sinh, ra viện hữu ích cho mẹ bầu tiết kiệm chi phí
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về quá trình sinh mổ lần 2. Đến với lần sinh này, thể trạng cũng như sức chịu đựng của mẹ đã giảm đi trông thấy. Vì vậy, gia đình cần lưu ý những thông tin trên đây để yêu thương và chăm sóc mẹ nhiều hơn. Làm sao để cuộc sinh nở diễn ra thuận lợi, mẹ khỏe, bé chào đời thành công.
Mẹ có thể tham khảo thêm
- Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng
- Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Thời gian quan hệ lý tưởng
- Thực đơn cho mẹ sinh mổ: Mẹ nên và cần tránh những gì?
- Sau sinh mổ nên ăn gì? Tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia
- Kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường: Mẹ cần lưu ý những gì?