Siêu âm khi mang thai rất cần thiết giúp mẹ kiểm soát tình trạng phát triển của thai nhi. Siêu âm nhiều có ảnh…
Siêu âm thai hết sức cần thiết để mẹ biết được thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Đặc biệt khi thực hiện siêu âm thai, những dấu hiệu thai nhi bất thường sẽ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh siêu âm. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp xử lý kịp thời.
Tuy nhiên không phải chị em nào cũng có kiến thức chính xác về kỹ thuật siêu âm thai. Đây là lý do iPREG chia sẻ bài viết này, chúng tôi rất mong bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhất, giúp quá trình mang thai được an toàn, trọn vẹn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Tư vấn: Cách đọc kết quả siêu âm thai chính xác
Siêu âm thai là gì? Kéo dài trong bao lâu?
Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong quy trình thăm khám thai, siêu âm đã trở thành chỉ định thường quy. Phương pháp này cho phép bác sĩ phụ sản thu thập thông tin để kiểm tra tình trạng sức khỏe mẹ và bé.
Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cầm tay có sóng siêu âm để nghe nhịp tim của trẻ. Trong quá trình kiểm tra, máy siêu âm truyền các sóng âm qua tử cung và cơ thể thai nhi. Sau đó, máy tính sẽ dịch sóng âm thanh, tái tạo lại hình ảnh hiển thị hình dạng, vị trí và các cử động thai máy của em bé.
Thông thường, quá trình siêu âm kéo dài khoảng 15-30 phút. Đối với một số trường hợp bất thường, thời gian siêu âm thai sẽ kéo dài lâu hơn. Giúp bác sĩ có một góc nhìn tốt để đánh giá sức khỏe thai nhi.
Mục đích của siêu âm thai
Siêu âm thai là phương pháp an toàn để phát hiện dị tật thai nhi từ những tuần đầu thai kỳ. Phương pháp này cho phép chuẩn đoán độ với chính xác lên tới 85-90%. Những mẹ lần đầu mang thai thường gặp phải tình trạng bỡ ngỡ khi đi siêu âm.
Trước khi thực hiện phương pháp này yêu cầu mẹ bầu phải uống nhiều nước và nhịn tiểu. Khi bạn cảm thấy muốn tiểu tiện chính là thời điểm siêu âm tốt nhất. Khi đó bàng quang sẽ căng ra, việc siêu âm giúp bác sĩ nhìn rõ được em bé.
Xem thêm: Các loại xét nghiệm sàng lọc trước và trong khi mang thai
Các phương pháp siêu âm thai phổ biến
Siêu âm khi mang thai hiện nay được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào điều kiện kinh tế, nhu cầu mà mẹ có thể lựa chọn siêu âm 2D, 3D, 4D. Trong đó, hai loại phổ biến nhất đó là siêu âm 2D và 4D.
- Siêu âm 2D: Hình thức siêu âm 2 chiều. Hình ảnh thai nhi màu đen, trắng. Đây là phương pháp để kiểm tra về cân nặng, chỉ số thai nhi như: vòng đầu, chiều dài xương đùi, chỉ số nước ối,…
- Siêu âm 3D: So với 2D, siêu âm 3D rõ nét hơn, cho thấy hình ảnh 3 chiều của em bé trong bụng mẹ. Nhờ kỹ thuật 3D giúp bác sĩ phát hiện các dị tật bất thường ở thai nhi như hội chứng Down, sứt môi, hở hàm ếch, bệnh lý tim bẩm sinh,…
- Siêu âm 4D: Không chỉ nhìn thấy hình ảnh rõ nét của em bé trong bụng mà mẹ bầu còn có thể thấy các chuyển động của trẻ như đang xem băng ghi hình.
Xem thêm: Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Bác sĩ tư vấn
Mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần nhớ
Nhiều mẹ bầu, nhất là lần đầu mang thai thường không biết các mốc siêu âm thai cụ thể. Để giải đáp thắc mắc, giảm đi nỗi lo cho mẹ, dưới đây sẽ là các mốc siêu âm quan trọng nhất mẹ cần nhớ kỹ.
Siêu âm thai lần đầu tiên (tuần thứ 5-8)
Khi mẹ có thai khoảng 5-8 tuần, đi khám thai lần đầu để bác sĩ kiểm tra cân nặng, chiều cao. Nếu có dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ tìm cách để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Trong các trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai, hoặc biểu hiện bất thường, bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để do lượng hormone hCG. Đồng thời kiểm tra thai phụ có bị cao huyết áp hay không. Tìm hiểu vị trí phôi hai, tuổi thai để tính ngày dự sinh em bé. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này.
Xem thêm: Khám thai tháng đầu: Phát hiện sớm thai ngoài tử cung
Siêu âm lần 2 (từ tuần 11-13)
Trong lần khám thai thứ 2, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các chỉ số về cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm,… Qua đó, có những đánh giá tổng quan sức khỏe mẹ và thai nhi. Siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện trẻ có nguy cơ mắc bệnh Down hay không.
Xem thêm: Nhịp tim thai 12 tuần biết trai hay gái có thực sự chính xác?
Siêu âm lần thứ 3 (từ tuần 16-22)
Cũng giống như lần thứ 2, siêu âm khi thai lần thứ 3 này, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra thường quy các chỉ số để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5. Nếu các xét nghiệm đợt trước cho thấy thai nhi có khả năng mắc các dị tật bẩm sinh thì ở giai đoạn này bác sĩ tiến hành chọc ối.
Siêu âm lần thứ 4 (từ tuần 22-28)
Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá về cân nặng, huyết áp, đo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ. Đồng thời làm các xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra xem mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?
Trong giai đoạn này, thai nhi đã tương đối lớn, do đó bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 4D. Biện pháp này cho phép kiểm tra tim, bụng, xương, chân, tay, cột sống, thận, vị trí bám nhau thai và nước ối. Đây cũng là thời điểm bà bầu tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất
Siêu âm lần thứ 5 (từ tuần 28-32)
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra tim thai, kích thước thai nhi, nhiễm trùng bào thai, giãn não thất, tắc ruột,… Đồng thời, thai phụ sẽ được tiêm vắc xin VAT mũi thứ hai.
Xem thêm: Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
Siêu âm thai lần thứ 6 (từ tuần 32-34)
Cũng như lần thứ 5, lần thứ 6 bác sĩ kiểm tra thai nhi, kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, nước tiểu. Đồng thời xét nghiệm non-stress để đo tim thai, so sánh nhip tim thai phản ứng và cử động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Điều này đảm bảo bé có hoạt động tốt và nhận đủ lượng oxy hay không.
Siêu âm lần thứ 7 (từ tuần 34-36)
Cũng giống như lần thứ 6, siêu âm khi mang thai lần thứ 7 bác sĩ cũng thực hiện tương tự đánh giá sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu.
Siêu âm thai lần thứ 8, 9, 10 (từ tuần 36-39)
Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt thai phụ sắp chuyển sang quá trình chuyển dạ. Mỗi tuần thai phụ sẽ đi khám thai 1 lần, số lần khám tăng dần ở những tuần cuối. Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện theo quy trình như sau:
- Siêu âm
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Thực hiện Non-stress test
- Kiểm tra cổ tử cung
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đánh giá khung xương chậu từ đó quyết định sinh thường hay sinh mổ. Đây là việc làm hết sức quan trọng, nếu muốn sinh thường để con khỏe mạnh nhưng cơ địa không cho phép thì cũng đừng quá ép buộc mẹ nhé!
Siêu âm sau 39 tuần
Thời điểm này mẹ được bác sĩ khám về huyết áp, cử động thai nhi, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, nước ối, xét nghiệm máu, xác định ngôi thai,… Giai đoạn này rất nhạy cảm đối với thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái để tự tin chào đón con yêu chào đời.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 chính xác nhất mẹ cần nằm lòng
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Siêu âm khi mang thai được thực hiện theo từng giai đoạn của thai kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời kỳ mang thai, siêu âm đều đặn từ 9-10 lần. Tuy nhiên có nhiều người lại siêu âm rất nhiều lần, thận chí lên tới 35 lần. Vậy khi mang thai cần siêu âm bao nhiêu lần, siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
Trên thực tế chưa có chứng minh rằng siêu âm nhiều lần có hại. Tuy nhiên mẹ bầu đừng lạm dụng siêu âm nhiều lần. Đây cũng là nguyên nhân gây hại cho tâm lý của mẹ khi chờ đợi kết quả cũng như lãng phí cả thời gian lẫn tiền bạc.
Một số lưu ý khi mẹ đi siêu âm thai
Bà bầu trước khi đi siêu âm cần tham khảo cơ sở, bệnh viện thực hiện siêu âm. Như đã đề cập ở trên, mẹ bầu nên uống nhiều nước để bàng quang trở nên căng, từ đó hình ảnh thai nhi thu về rõ nét và dễ quan sát.
Mẹ nên mặc áo quần rộng rãi, thoải mái khi đi siêu âm. Đồng thời bên cạnh siêu âm, bạn cũng nên yêu cầu bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kịp thời phát hiện các biến chứng xảy ra.
Để sức khỏe của mẹ và bé được đảm bảo, mẹ bầu cũng lưu ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Đừng căng thẳng, hãy giữ tình thần lạc quan, thoải mái để mẹ và con được khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.
Xem thêm: Những việc quan trọng nhất mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
Trên đây là các kiến thức hữu ích về siêu âm thai. Hi vọng qua các thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn có quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ, dễ dàng. Hãy thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng phát triển của thai nhi được khỏe mạnh, sẵn sàng chào đón con yêu chào đời.
Mẹ có thể tham khảo
- Xem rốn đoán sinh con trai hay con gái chính xác
- Sử dụng que thử thai đúng cách, có thể mẹ chưa biết?
- Lịch khám thai 3 tháng giữa thai kỳ: A-Z những gì mẹ cần biết
- Thủ tục đi sinh, ra viện hữu ích cho mẹ bầu tiết kiệm chi phí
- Yoga cho bà bầu: Những lợi ích kinh ngạc mẹ nên thử