Sảy thai: Các nguyên nhân sảy thai dễ gặp nhất mẹ cần biết

Sảy thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kì, có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai mẹ cần đặc biệt lưu…

Sảy thai là một hiện tượng không hiếm, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai. Một thống kê cho thấy, cứ 100 phụ nữ mang thai sẽ có 10-15 người bị sảy thai trong suốt thai kỳ. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này lên tới 80% trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mang thai, thậm chí nhiều bố mẹ còn mua sắm sẵn những vật dụng cần thiết cho con,… tuy nhiên do một chút bất cẩn mà mẹ bị sảy thai. Các bạn cũng phần nào hiểu được tâm lý khi rơi vào trường này phải không? Do vậy, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức về hiện tượng sảy thai iPREG trình bày phía dưới, nó sẽ rất có ích giúp bạn phòng tránh sau này.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Sinh non: Dấu hiệu sinh non và biện pháp phòng tránh hiệu quả

Tìm hiểu chi tiết về sảy thai

Sảy thai có hai dạng:

  • Sảy thai không điều kiện: Bạn chịu tác động từ những yếu tố không lường trước như: tiền sử bệnh lý, tai nạn, tinh thần,… Những tác động này sẽ ảnh hưởng tức thời hoặc gián tiếp qua thời gian. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu tới trường hợp sảy thai không điều kiện.
  • Sảy thai có điều kiện: Là khi bạn chủ động không mang thai, hoặc khi bạn có thai ngoài ý muốn. Có nhiều phương pháp sảy thai có điều kiện như: sử dụng thuốc tránh thai, nạo thai,… Trong trường hợp này, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức về thai sản phù hợp. Bởi nếu sảy thai có điều kiện quá nhiều lần thì nguy cơ bạn bị vô sinh sẽ rất lớn trong tương lai gần.

Một vài nguyên nhân sảy thai thường gặp

Bất thường về nhiễm sắc thể

Hiện tượng bất thường nhiễm sắc thể rất phức tạp và chỉ được xử lý khi bố mẹ thực hiện các kiểm tra tiền thai sản. Nguyên nhân hiện vẫn chưa được kiểm chứng tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng liên quan tới sự thiếu hụt các loại vitamin ở mẹ như B11, Hyaluronidase ở giai đoạn đầu thai kì. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của hợp tử.

Theo thống kê, sự bất thường nhiễm sắc thể chiếm tới 50-60% tỷ lệ sảy thai ở sản phụ. Bên cạnh đó lối sống, chế độ ăn uống của bố mẹ trước khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng trứng, tinh trùng và hợp tử sau khi thụ tinh. Ngoài ra, yếu tố di truyền dòng họ cũng trực tiếp ảnh hưởng tới sự bất thường nhiễm sắc thể.

Mẹ bị mất cân bằng nội tiết tố

Sự mất cân bằng nội tiết tố thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kì. Sảy thai rất hay gặp khi mẹ bị bệnh lý này, phần lớn phụ nữ có thể trạng yếu trước khi mang thai sẽ gặp các vấn đề như: dư thừa estrogen, thiếu hụt progesterone, đây là nguyên nhân chính gây sảy thai.

Một chế độ ăn uống hợp lý bên cạnh giúp cho mẹ khỏe mạnh, còn giảm thiểu tỷ lệ sảy thai do mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ chỉ có tác dụng sau tối thiểu 6 tháng. Nếu bố mẹ đang muốn có con, hãy dành tối thiểu một tháng tẩm bổ cho cơ thể trước khi mang thai.

Bất thường nhau thai

Giai đoạn đầu thai kì, viêm mạng rụng có thể khiến màng đáy xuất huyết hoặc tăng sản. Tế bào da trên màng đệm hoặc tế bào mạng rụng bị hòa tan, mạch máu của nhau thai bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, khiến trứng rời khỏi thành tử cung, xuất huyết, từ đó dẫn đến sảy thai.

Diện tích của nhau thai bất thường, sẽ làm giảm chức năng của nhau thai, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của thai nhi, gây sảy thai. Ngoài ra, nhau thai tiền đạo, phù nhau thai cũng có thể gây sảy thai.

Xem thêm: 5 dạng bất thường của dây rốn nguy hiểm mẹ phải ghi nhớ

Không tương thích nhóm máu

Do trước khi mang thai hoặc truyền máu khiến nhân tố RH, nhóm máu ABO không tương thích sản sinh kháng thể trong cơ thể người mẹ. Lần mang thai này kháng thể được truyền qua nhau thai vào cơ thể thai nhi, khiến hồng cầu ngưng kết, gây ra hiện tượng tan máu, dẫn đến sảy thai.

Để tránh tình trạng này, mẹ hãy xác định rõ nhóm máu của mình. Tuyệt đối không được truyền máu hay hiến máu trước khi mang thai. Nếu đã truyền máu, hãy cách ly tối thiểu 6 tháng trước khi có ý định có con.

Mắc các bệnh về cơ quan sinh sản

Khi bạn mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh sản, môi trường phát triển của hợp tử bị ảnh hưởng sẽ rất dễ sảy thai. Các bệnh dễ sảy thai như: tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn,…

Ngoài ra các chứng u xơ tử cung, đặc biệt là u xơ dưới niêm mạc sẽ dẫn tới u nang buồng trứng ở vùng khung chậu, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi và gây sảy thai. Cổ tử cung co thắt cũng dẫn đến sảy thai quen dạ.

Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp

Mẹ cần làm gì?

Việc cần làm của bạn trước khi mang thai là cần khám phụ khoa để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị hiệu quả. Không chỉ mẹ khám, bố cũng cần phải khám để đảm bảo không mắc các bệnh nam khoa lây nhiễm nguy hiểm. Nếu mẹ gặp các vấn đề khó giải quyết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp mang thai an toàn.

Hiện tượng cổ tử cung co thắt cũng có thể do bạn vận động mạnh, sử dụng các loại thực phẩm gây co bóp mạnh cổ tử cung như: rau ngót, rau sam, đủ đủ xanh, nhãn,… Hãy thận trọng khi dùng những loại thực phẩm này, tốt nhất nên tránh tuyệt đối trong khi mang thai.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Tinh thần và thể trạng không đảm bảo

Tinh thần của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đã có những ghi nhận sảy thai do tâm lý mẹ bầu quá căng thẳng, stress trong công việc, trong cuộc sống hôn nhân gia đình,…

Điều cần làm của bố mẹ là phải chuẩn bị thật kỹ các vấn đề này. Giải quyết ổn thỏa công việc, mẹ nên đổi hoặc dừng hẳn những công việc áp lực cao, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, giúp tinh thần luôn thoải mái khi mang thai.

Thể trạng không đảm bảo cũng khiến nhiều phụ nữ bị sảy thai. Một chế độ dinh dưỡng, vận động tốt sẽ giúp mẹ có một thể trạng hoàn hảo trước khi mang thai. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin (đặc biệt là vitamin E), sắt, axit folic, canxi, omega-3,… qua khẩu phần ăn hằng ngày hoặc các loại thuốc dưới sự tư vấn chi tiết của chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu

Phòng tránh sảy thai không điều kiện

Trên đây là 6 nguyên nhân mang tính chất y khoa thường gặp gây sảy thai, ngoài ra còn có rất nhiều các nguyên nhân khác như: mẹ bị ốm sốt khi mang thai, nhiễm các loại virus khiến hệ miễn dịch gặp nguy hiểm, hút thuốc, uống rượu, lối sống không lành mạnh,…

  • Nếu mẹ bị ốm sốt hoặc nhiễm virus tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc nào mà không được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Loại bỏ những thói quen độc hại như uống rượu, hút thuốc,… thay đổi lối sống tích cực sẽ giảm nguy cơ sảy thai xuống mức thấp nhất, qua đó giúp mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh trong những tháng thai kì.

Nếu gặp các dấu hiệu sảy thai, bạn cần phải nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi kiểm tra tiền sử bệnh lý của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên và hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, thai phụ cần phải có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng sảy thai. Có con thì cả bố và mẹ đều muốn, nhưng vì một lý do nào đó mà lần mang thai này vợ chồng bạn chưa đạt được nguyện vọng, hãy tìm hiểu lại kiến thức thai sản thật kỹ lưỡng để chuẩn bị cho những lần mang thai sau này.

Vợ chồng bạn còn rất trẻ mà phải không? Hãy tin tưởng rằng mình cũng sẽ như mọi gia đình khác, sẽ chắc chắn có những thành viên mới trong tương lai.

Xem thêm: Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu

Mẹ có thể tham khảo

  • Thời điểm tốt nhất để thụ thai mẹ cần biết
  • Sinh con trai, bé gái mẹ cần ăn gì, chuẩn bị ra sao?
  • Tư vấn: 9 thời điểm đừng vội vàng mang thai mẹ cần biết
  • Bệnh thường gặp ở mẹ sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Biến chứng tháng thứ 2 nguy hiểm mẹ cần đặc biệt quan tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay