Sau sinh bao lâu thì có kinh lại? Chuyên gia giải đáp

Sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại? là câu hỏi được rất nhiều mẹ thắc mắc. Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết…

Từ khi mang thai tới lúc lâm bồn, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, một trong những điểm dễ nhận thấy nhất đó chính là kinh nguyệt. Chỉ dấu của phái nữ sẽ không xuất hiện suốt 9 tháng 10 ngày, thậm chí kéo dài hàng năm sau khi sinh. Rất nhiều chị em thắc mắc: Sau sinh bao lâu thì có kinh lại? Kinh nguyệt lúc này có bị ảnh hưởng gì không?… Hãy cùng bác sĩ Trần Thành Nam tại iPREG tìm lời giải thấu đáo trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện chính xác thường gặp

Sau sinh bao lâu thì có kinh lại?

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về vấn đề này, bởi thời gian có kinh lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để trả lời câu hỏi: Sau sinh bao lâu thì có kinh lại?, các chuyên gia phần lớn dựa vào cách mẹ chăm con nhỏ, cụ thể là việc nuôi con bằng sữa mẹ. Chi tiết như sau:

  • Nếu mẹ bầu cho con bú sau sinh, thì thời gian kinh nguyệt quay lại sẽ kéo dài từ khoảng 9 đến 12 tháng. Do quá trình tiết sữa làm hormone trong cơ thể biến đổi nên cơ chế hành kinh chậm trễ.
  • Nếu mẹ chỉ cho con bú trong vài tháng đầu, kết hợp sữa công thức thì thời gian hành kinh có thể đến sớm hơn từ 4 đến 6 tháng.
  • Nếu mẹ không cho con bú sau khi sinh thì kinh nguyệt sẽ quay lại từ 1 đến 2 tháng. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ không bị tác động nhiều bởi việc sản xuất sữa, nên kích thích kinh nguyệt đến sớm hơn những mẹ nuôi con bằng sữa.

Kết luận

Quá trình sản xuất sữa làm gián đoạn hormone sinh dục của mẹ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Thông thường, sữa mẹ sẽ ít dần và hết hẳn sau từ 6 tháng tới 2 năm, đây cũng là thời gian có kinh trở lại của mẹ. Ngoài ra, các yếu tố khác như: nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, quan hệ vợ chồng sau sinh, sinh thường hay sinh mổ,… cũng đều ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

Việc có kinh lại sau sinh sớm hay muộn hoàn toàn không đáng lo ngại như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Nếu sau sinh quá lâu (ngoài khoảng thời gian chúng tôi đề cập phía trên) mà vẫn chưa có kinh, mẹ nên thăm khám để được chuẩn đoán kịp thời.

Phân biệt kinh nguyệt và sản dịch sau sinh

Có nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa kinh nguyệt và sản dịch sau sinh. Chính vì vậy, phân biệt rõ 2 yếu tố này giúp mẹ chủ động hơn trong cuộc sống và công việc. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản mẹ cần nắm rõ:

Sản dịch

Có thể là máu cục hoặc máu loãng, xuất phát từ niêm mạc tử cung chảy ra ngoài âm đạo. Sau khi được tống hết ra khỏi cơ thể, cổ tử cung sẽ đóng lại và ngăn lượng máu chảy. Thông thường khoảng 3 ngày đầu sau khi sinh, sản dịch có màu đỏ thẫm như máu, kèm theo máu cục. Đến vài ngày tiếp theo sản dịch có màu nhạt hơn máu, có thể màu hồng hoặc giống máu cá.

Vào khoảng 10 ngày kế tiếp, lượng sản dịch trở nên trong suốt và kéo dài khoảng 1 tháng sau. Đối với những mẹ sinh mổ thời gian tiết sản dịch sẽ ngắn hơn vì lớp nội mạc tử cung đã được bác sĩ lấy ra hết trong lúc sinh.

Kinh nguyệt

Có màu đỏ thẫm như máu. Xuất hiện sau vài tháng đối với mẹ không nuôi con bằng sữa và sau khoảng 1 năm khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Chậm kinh sau sinh bao lâu thì nên đi gặp chuyên gia y tế?

Mẹ sẽ dựa vào thông tin trên bài viết để kiểm tra thời gian có kinh, tuy nhiên nếu sau hơn 1 năm vẫn chưa hành kinh trở lại mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra. Một số trường hợp mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Bụng co thắt kèm theo những cục máu đông to và kéo suốt thời gian dài.
  • Bình thường máu kinh có mùi tanh, nhưng nếu đó là mùi hôi gắt thì mẹ cũng nên lưu ý.
  • Mẹ ra máu kinh đỏ thẫm nhưng vài ngày sau đó lại thấy máu có màu hồng nhạt hoăc màu nâu.

Xem thêm: Đau bụng dưới: Những dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị

Kinh trở lại sớm có ảnh hưởng tới chất lượng sữa?

Bỗng dưng đang trong thời kỳ cho con bú mẹ bất chợt thấy mình có kinh trở lại, điều này làm mẹ không khỏi hoang mang, lo lắng. Nhưng mẹ cứ yên tâm, vì đó là hiện tượng bình thường và sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa.

Tuy nhiên có thể mùi vị sữa bắt đầu thay đổi một ít, nguyên do lúc hành kinh lượng Natri Clorua tăng hơn so với lượng Lactose trong sữa mẹ. Lúc này vị sữa sẽ mặn hơn so với ban đầu và em bé có tình trạng bỏ bú.

Ngoài ra việc hành kinh trở lại còn làm ngực mẹ căng tức, bởi nồng độ estrogen và progesterone lên cao. Vì nguyên do này khiến mẹ gặp trở ngại trong việc cho con bú. Nhưng điều cần làm là mẹ hãy cố gắng duy trì cho bé bú thường xuyên, nhằm giúp “con yêu” quen với mùi vị sữa mới. Tuy mẹ sẽ hơi khó chịu vì đau, nhưng hãy cố gắng hướng đến mục đích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Dấu hiệu mẹ có kinh lại sau sinh

Kinh nguyệt có lại sau sinh hoàn toàn giống với những khoảng thời gian mẹ có kinh trước đó. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lại có những thay đổi nhỏ do sinh lý. Dưới đây là các biểu hiện có kinh sau sinh thường gặp:

Cơ thể mệt mỏi

Bỗng dưng đang bình thường lại mệt mỏi bất chợt, có thể đó là dấu hiệu thông báo rằng mẹ sắp có kinh trở lại. Lúc này mẹ đừng dùng bất cứ loại thuốc nào nhé, triệu chứng sẽ kết thúc vào vài ngày nữa thôi!

Tâm trạng dễ cáu gắt

Cứ ngỡ tính tình “sáng nắng chiều mưa” của mẹ sẽ kết thúc sau khi sinh xong, nhưng bất chợt quay lại vào khoảng thời gian này. Điều đó làm mẹ khá hoang mang, đôi khi lầm tưởng mình sắp mang thai lần nữa. Tuy nhiên khả năng có kinh trở lại sau sinh không ngoại trừ dấu hiệu này đâu mẹ nhé!

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?

Màu da thay đổi, mặt nhiều mụn hơn

Sau thời gian ám ảnh về làn da khi mang thai, mẹ tưởng rằng da dẻ sẽ phục hồi khi thai kỳ kết thúc. Bỗng một ngày đẹp trời, tự nhiên trên mặt mọc rất nhiều mụn, kèm theo sự đen sạm của làn da, tất cả khiến mẹ hoảng hốt. Nhưng mẹ đừng lo lắng quá, đó chỉ là tình trạng nội tiết gia tăng và báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt sắp quay lại.

Ngực căng tức, lượng sữa tiết ra khác với bình thường

Một trong những dấu hiệu cho mẹ biết mình sắp có kinh trở lại là ngực căng tức, núm vú đau và lượng sữa thay đổi. Lúc này sữa tiết ra sẽ loãng, ít hơn và có mùi vị mặn khác với thường ngày. Vì sự thay đổi đó “bé cưng” của mẹ có hiện tượng lười bú, đồng thời xuất hiện tình trạng chán sữa mẹ.

Xuất hiện huyết trắng

Sự quay lại và tăng dần của nội tiết estrogen và progesterone làm âm đạo tiết nhiều dịch hơn so với thường ngày. Đây là dấu hiệu mẹ nên chú ý, vì có thể “chị Nguyệt” sẽ trở lại sau những tháng ngày “vắng bóng”. Việc xuất hiện huyết trắng không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, mà nó chỉ giúp vùng âm đạo được giữ ẩm và chống lại vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương “vùng nhạy cảm”.

Đau bụng hoặc đau lưng

Dấu hiệu đau bụng hoặc đau nhức xương khớp thường xảy ra trong thai kỳ của mẹ, nhưng sau sinh điều này xảy đến khiến mẹ hết sức ngạc nhiên. Mẹ cần lưu ý, vì có thể thời kỳ hành kinh sắp quay lại nên làm xuất hiện những dấu hiệu này. Tốt nhất mẹ cần theo dõi vài ngày, nếu có kinh thì sẽ hết sau đó. Còn tình trạng vẫn kéo dài thì mẹ nhanh chân đến bệnh viện để kiểm tra.

Một số lưu ý khi kinh nguyệt quay lại sau sinh

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt thay băng vệ sinh thường xuyên nhằm tránh gây viêm nhiễm cho “cô bé”.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế đồ chiên, cay nóng, vì có thể khiến nguồn sữa mẹ giảm chất lượng và kéo dài thời kỳ hành kinh.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, đừng cố lao động quá sức. Việc mẹ có tâm trạng thoải mái sẽ giúp kinh nguyệt ổn định, đồng thời kích thích lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.
  • Thực hiện thường xuyên những động tác thể dục hoặc bài tập yoga, mục đích giúp máu huyết lưu thông và hỗ trợ hoạt động đào thải những chất dư thừa ra ngoài.

Xem thêm: Thiếu máu sau sinh: Nguyên nhân và cách bổ sung sắt hiệu quả

Sau sinh bao lâu thì có kinh? đã được iPREG giúp mẹ giải đáp qua toàn bộ bài viết trên. Mẹ nhớ theo dõi thể trạng của mình, từ đó kiểm tra thời gian hành kinh có trở lại đúng chuẩn bình thường. Nếu xảy ra bất thường mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra. Đồng thời khám phụ khoa 6 tháng một lần để chắc chắn cơ quan sinh sản của mẹ vẫn phát triển khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Thời gian quan hệ lý tưởng
  • Sinh thường bao lâu thì được quan hệ? Chuyên gia tư vấn
  • Tư vấn: 10 loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu cho mẹ sau sinh
  • Bệnh thường gặp ở mẹ sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Tắc tia sữa sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories