Sắt là một khoáng chất quan trọng bậc nhất cho bà bầu, mẹ hãy bổ sung sắt ngay hôm nay để mẹ khỏe, bé…
Sắt cho bà bầu là khoáng chất đặc biệt quan trọng khi mang thai? Tuy nhiên, có trên 50% bà bầu không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Thiếu sắt gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Vậy tầm quan trọng của sắt ra sao? Liều lượng bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Điểm danh 10 cái tên nổi bật
Tầm quan trọng của sắt cho bà bầu khi mang thai
Cơ thể sử dụng sắt để tạo thêm máu (huyết sắc tố) cho mẹ và em bé trong khi mang thai. Sắt cũng giúp tăng khả năng vận chuyển oxy từ phổi đến em bé và phần còn lại của cơ thể.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể bạn mất khá nhiều máu nên việc bổ sung sắt là đặc biệt quan trọng. Khi bà bầu bổ sung đủ lượng sắt cần thiết, tỷ lệ hồng cầu sẽ tăng lên, qua đó giảm đáng kể các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén. Bên cạnh đó, sắt cũng giúp giảm thiểu dấu hiệu sinh non, giúp em em bé phát triển ổn định.
Để biết chính xác lượng sắt phải bổ sung, mẹ cần làm các xét nghiệm máu ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi sinh. Điều này không những giúp cơ thể duy trì lượng sắt phù hợp mà còn tránh những tác dụng phụ không mong muốn mà việc bổ sung sắt cho mẹ bầu quá liều gây nên.
Xem thêm: Các loại xét nghiệm sàng lọc trước và trong khi mang thai
Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
Theo FDA (Food and Drug Administration), bạn nên bổ sung sắt liên tục trước, trong và sau khi sinh. Liều lượng cụ thể được chỉ định bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Số lượng chi tiết như sau:
- Lượng sắt trước khi sinh cần phải bổ sung thêm vào khoảng 30 mg/ngày.
- Trong thời gian thai kỳ, lượng sắt bạn cần ít nhất là 27 mg/ngày.
- Khi cho con bú, hãy bổ sung ít nhất 9 mg/ngày nếu bạn 19 tuổi trở lên và 10 mg/ngày với những mẹ dưới 19 tuổi.
Lưu ý: Đây là số liệu trung bình cho phần lớn bà bầu. Để có con số chính xác cho riêng mình, bạn hãy làm các xét nghiệm và tham vấn ý kiến bác sĩ.
Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm mẹ mới làm quen và bắt nhịp với quá trình mang thai. Cơ thể mẹ lúc này còn khá lạ lẫm trước sự xuất hiện của thai nhi trong bụng. Sự xuất hiện của những dấu hiệu mang thai sớm khiến cơ thể mẹ mệt mỏi. Đặc biệt, tình trạng ốm nghén làm giảm khả năng ăn uống khiến mẹ thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
Dẫu vẫn biết trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa sử dụng dinh dưỡng từ mẹ. Tuy nhiên, nếu không kịp thời bổ sung sắt cho bà bầu cùng các loại dưỡng chất quan trọng khác, mẹ sẽ bị hành nghén kéo dài. Thể trạng suy kiệt sẽ rất khó lấy lại trong những tháng tiếp theo.
Các chuyên gia khuyến nghị, 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung tối thiểu 20 – 30mg sắt/ngày. Giúp phòng tránh thiếu máu hiệu quả, tăng khả năng hô hấp, vận động tuần hoàn. Nếu ốm nghén làm mẹ ngại ăn, có thể sử dụng thuốc sắt cho bà bầu như một phương pháp thay thể phù hợp.
Trong trường hợp mẹ vẫn có thể bổ sung sắt qua các loại thực phẩm tự nhiên. Điều này luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu sắt chúng tôi liệt kê ở phần sau bài viết.
Xem thêm: Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Bổ sung sắt 3 tháng giữa thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ 2 đánh dấu những bước chuyển nhảy vọt của thai nhi. Bé con đang trong quá trình hình thành các bộ phận cơ thể. Bổ sung sắt cho bà bầu trong giai đoạn này cần được đẩy mạnh. Giúp quá trình sinh trưởng của thai nhi được thuận lợi.
Đặc biệt, sắt và Omega 3 cùng DHA và kẽm giúp phát triển trí não thai nhi. Mẹ nên có phương pháp bổ sung đầy đủ và đồng thời các loại khoáng chất này. Nhu cầu bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị ở mức 25 – 30mg sắt/ngày.
Trong giai đoạn này, mẹ hầu như đã thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Do đó, bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm tự nhiên là ưu tiên số một. Thừa hay thiếu sắt đều gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe thai phụ. Đây là nguyên nhân chính mà các chuyên gia luôn khuyên mẹ hãy ăn những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên. Vừa an toàn lại đáp ứng đủ nhu cầu sắt mỗi ngày.
Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Tam cá nguyệt cuối là thời điểm vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho sự chào đời của con. Nhiều mẹ bầu vì bận bịu với công việc cùng những khoản chi phí khi chuẩn bị đồ sơ sinh mà bỏ bê chế độ dinh dưỡng khoa học đã dày công tạo dựng trước đó. Đây là việc làm rất sai lầm, mẹ cần chấn chỉnh ngay.
Theo ghi nhận, có tới trên 70% bà bầu cân nặng vượt ngưỡng cho phép trong 3 tháng cuối thai kỳ. Điều này được lý giải một phần là do nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi trong giai đoạn này rất lớn. Mặt khác cũng là do chế độ ăn của mẹ bị xáo trộn. Ăn nhiều khiến lượng chất tồn dư lớn, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe.
Dư thừa sắt khiến mẹ mắc chứng táo bón, tiêu chảy. Sắc tố da cũng thay đổi theo chiều hướng xấu. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị, nhu cầu bổ sung sắt cho bà bầu mỗi ngày chỉ nên dừng ở mức 30 – 40mg.
Cũng như 3 tháng giữa, mẹ nên sử dụng thực phẩm sạch từ tự nhiên để bổ sung sắt. Tuyệt đối không được dùng các loại thuốc sắt cho bà bầu nếu chưa có ý kiến từ chuyên gia.
Xem thêm: Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu
Bạn có thể tìm thấy sắt trong thịt động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật, cũng như trong các chất bổ sung. Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu hằng ngày thường có hai loại sắt sau:
- Sắt Heme: Đây là loại sắt tốt nhất cho cơ thể, có nhiều trong thịt bò, thịt gà, gà tây và thịt lợn.
- Sắt Nonheme: Thường hay xuất hiện trong các loại cây họ đậu, rau bina, đậu phụ, và các loại ngũ cốc ăn liền.
Một số thực phẩm giàu sắt mẹ bầu có thể sử dụng
- Gan bò (100g): 5,2 mg
- Gan gà (100g): 11mg
- Bột yến mạch ăn liền có bổ sung sắt: 11mg
- Ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt: 18mg
- Nước nho khô (nửa cốc 300ml): 1,6mg
- Các loại đậu như đậu đen, đậu tương, đậu xanh… (1 cốc 300ml): 5,2mg
- Hàu (100g): 5,7mg
- Đậu nành (1 cốc 300ml): 8,8mg
Xem thêm: Lượng calo trong thức ăn, bảng tính nhu cầu calo chi tiết
Cũng giống với axit Folic, việc cung cấp thêm sắt cho bà bầu qua các loại thực phẩm hằng ngày không phải lúc nào cũng thực hiện được. Với các mẹ ăn kiêng, ăn chay thì việc thêm sắt rất khó khăn. Lúc này, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt phù hợp.
Ăn gì và không nên ăn gì khi bổ sung sắt
Hãy thêm vào thực đơn bổ sung sắt của bạn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C giúp khả năng hấp thụ sắt được gia tăng đáng kể, đặc biệt với sắt Nonheme.
Bên cạnh đó, cũng có không ít các loại thực phẩm ngăn cơ thể bạn hấp thụ sắt như: cà phê, trà, sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa, các loại hạt ngũ cốc,… Do đó bạn cần phải có phương pháp ăn uống và bổ sung sắt hợp lý.
Ví dụ: Thay vì uống sữa và ăn kèm các loại ngũ cốc, mẹ hãy chọn cho mình một ly nước cam để uống cùng khi thưởng thức các loại hạt. Cố gắng hạn chế tối thiểu việc sử dụng đồng thời các loại thực phẩm chúng tôi liệt kê.
Các loại thuốc sắt cho bà bầu
Hiện có rất nhiều loại viên uống bổ sung sắt cho bà bầu. Có thể kể đến như: viên ném Ferrovit, thuốc sắt nước Fogyma, thuốc sắt Chela Ferr Forte. Các loại thuốc này đều khá lành tính, mẹ có thể sử dụng.
Xem chi tiết tại: Thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt, tác dụng phụ ra sao?
Như chúng tôi đã phân tích phía trên, mẹ cần nạp sắt trước, trong và sau khi mang thai. Thời gian uống thuốc sắt trong ngày cụ thể như sau:
- Uống viên bổ sung sắt trước khi ăn ít nhất 1 tiếng. Thời điểm bổ sung sắt lý tưởng là vào buổi sáng.
- Uống sắt cách canxi tối thiểu 2 tiếng. Nên sử dụng thêm các loại trái cây giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sắt cho bà bầu
Lượng sắt tối thiểu bạn cần mỗi ngày vào khoảng 27mg, tối đa 45mg. Để có con số chính xác, mẹ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Theo các ghi nhận, tác dụng phụ của việc bổ sung sắt thường là buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Lúc này, uống nhiều nước đồng thời ăn các thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm các triệu chứng nói trên. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Bài viết tổng hợp chi tiết các thông tin về việc bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả. Nếu thai nhi chậm lớn, cơ thể xuất hiện các triệu chứng do thiếu sắt gây nên, mẹ cần có phương án bổ sung sắt ngay hôm nay. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ có thể tham khảo
- Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?
- Thai giáo 3 tháng đầu: Hình thành liên kết giữa mẹ và bé
- DHA cho bà bầu: 5 lợi ích vượt trội mẹ nên biết
- Bổ sung vitamin B2 cho bà bầu, liều lượng, thực phẩm giàu B2
- Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị