Rỉ ối khi mang thai là tình trạng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, khi phát hiện bị rỉ nước ối, mẹ…
Nước ối đóng vai trò đặc biệt bởi mang nhiệm vụ duy trì sự sống của “bé yêu” trong bụng mẹ. Tuy nhiên bỗng một ngày nước ối cứ rỉ ra liên tục khiến mẹ không khỏi hoang mang, lo sợ. Vậy tại sao mẹ bị rỉ ối? Cách giải quyết hiện tượng rỉ nước ối khi mang thai như thế nào? Bài viết dưới đây của iPREG sẽ giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Tư vấn: Khí hư ra nhiều khi mang thai phải làm sao?
Nước ối có vai trò gì?
Sau khoảng 12 ngày thụ thai, cơ thể mẹ bắt đầu hình thành túi ối. Túi này chứa dịch lỏng bao bọc toàn bộ thai nhi và như lớp màng bảo bệ bé tránh khỏi tác nhân gây hại. Dịch lỏng trong túi còn gọi là nước ối, được hình thành từ máu của mẹ, thai nhi và màng ối.
Nước ối đảm nhận trọng trách quan trọng trong việc nuôi dưỡng bào thai, duy trì sự sống và giúp bé phát triển bình thường. Ngoài ra túi ối còn bảo vệ thai nhi chống các tác nhân va đập, đảm bảo bé có môi trường sống an toàn.
Chỉ số nước ối bao nhiêu được xem là bình thường?
Lượng nước ối không cố định từ lúc thụ thai đến khi sinh, mà sẽ thay đổi theo từng mốc thời gian. Cụ thể:
- Khoảng tuần thai thứ 20: Lượng nước ối nằm ở mức 350ml [*] và tăng gấp đôi vào 5 – 7 tuần kế tiếp.
- Đến tuần 32 – 36: Lượng nước ối tiếp tục tăng khoảng 800ml.
- Khi cận kề sinh nở: Llúc này nước ối giảm còn khoảng 550 – 600ml.
Lưu ý: Vì đóng vai trò đặc biệt quan trọng nên dư hoặc thừa nước ối đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm: Infographic: Chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tháng
Nguyên nhân mẹ bị rỉ ối khi mang thai
Cổ tử cung hẹp
Nếu trước kia mẹ đã từng nạo phá thai thì khả năng khiến nước ối rò rỉ là rất cao. Phẫu thuật làm cổ tử cung hẹp hoặc hở eo tử cung. Do đó, trước khi mang thai mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về trường hợp này để có hướng xử lý tốt nhất.
Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết
Màng ối mẹ gặp bất thường
Theo tự nhiên, màng ối chính là lớp bao bọc quanh túi ối và bảo vệ cho bộ phận này khỏi tác động từ xung quanh. Nhưng vì nguyên do nào đó mà màng ối gặp sự cố hoặc mỏng thì rất dễ làm nước ối rò rỉ ra ngoài.
Viêm nhiễm phụ khoa
Khi vùng kín mẹ bị viêm nhiễm, lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào âm đạo và tiến dần đến túi ối. Chúng bắt đầu xâm nhập và khiến nước ối bị rỉ. Ngoài ra viêm nhiễm phụ khoa còn gây cho mẹ nhiều bất lợi khác như ung thư cổ tử cung, u xơ, thậm chí sảy thai.
Nhau thai bám sai vị trí
Nhau thai bám gần tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị rỉ ối. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời tình trạng này thì nước ối ngày càng rò rỉ nhiều hơn. Có trường hợp mẹ bầu vỡ ối sớm do nhau thai bám sai vị trí.
Thực hiện xét nghiệm chọc ối
Một số trường hợp rỉ ối khi mang thai cũng xuất phát từ nguyên nhân mẹ bầu chọc ối lúc xét nghiệm. Bởi cây kim được đưa thẳng vào túi ối của mẹ và lấy ra một lượng nước ối, nhưng vô tình hành động này làm nước ối rò rỉ khỏi bọc ối và không có dấu hiệu ngưng.
Nếu trước đó mẹ đã từng thực hiện xét nghiệm này, sau đó bị rỉ ối. Mẹ nên đến ngay bệnh viện để thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình.
Xem thêm: Các loại xét nghiệm sàng lọc trước và trong khi mang thai
So sánh nước ối và dịch âm đạo
Thông thường rất nhiều mẹ bầu hay nhầm lẫn giữa hiện tượng rỉ ối và tiết dịch âm đạo, cho nên không để ý và khiến lượng nước ối rỉ đến khi cạn dần. Trước tiên mẹ cần phân biệt giữa 2 loại chất lỏng này:
- Nước ối: Có màu trong suốt, không cảm nhận được mùi, nước ối sẽ chảy ướt quần lót.
- Dịch âm đạo: Có màu trắng đục hoặc vàng, xanh kèm mùi tanh, đôi lúc không mùi. Dịch nhầy và đặc hơn nước ối, có thể ướt quần lót nhưng không nhiều bằng nước ối.
Sau khi đã biết cách phân biệt được nước ối, mẹ cần xem xét nước ối của mình có đang bình thường không. Bởi một số trường hợp màu sắc khác thường của nước ối cũng là hiện tượng cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Các dạng bất thường nước ối
- Nước ối có màu xanh: Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể mẹ đang bị suy thai và cần đến ngay bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
- Nước ối có màu đỏ: cảnh báo thai nhi đã chết lưu trong bụng hoặc mẹ bị sảy thai.
- Nước ối có màu xanh đục kèm mùi hôi khó chịu: Dấu hiệu của nhiễm trùng ối và đang đe dọa đến tính mạng của trẻ. Mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ, nếu chậm trễ thai nhi có nguy có nhiễm trùng.
- Nước ối có màu vàng: Nước ối chuyển sang vàng chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng, dẫn đến quá trình phát triển bị trì trệ. Đồng thời mẹ bầu có thể bị tán huyết.
- Nước ối có màu hồng hoặc nâu: Nếu mẹ rỉ ối cận kề ngày dự sinh thì màu sắc này báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ. Lúc này cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện vì không lâu nữa mẹ sẽ bị vỡ ối.
Lưu ý: Khi bị rỉ ối mẹ cần xác định chính xác màu sắc của nước ối, từ đó có giải pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: Mang thai tháng thứ 8: Cẩn trọng khi mẹ bị rỉ ối liên tục
Mẹ bầu rỉ ối có ảnh hưởng gì?
Rỉ ối thời gian dài khiến lượng ối cạn dần và thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Chính điều này khiến thai nhi không nhận được nguồn dinh dưỡng, đồng thời quá trình lấy oxy từ mẹ cũng bị cản trở. Nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài bé sẽ ngạt thở, suy thai, thậm chí chết lưu trong bụng mẹ.
Hiện tượng rỉ ối làm vùng kín mẹ lúc nào cũng ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm men xập nhập gây viêm nhiễm âm đạo. Mẹ bầu bị viêm âm đạo vô cùng nguy hiểm, bởi vi khuẩn tấn công vào trong và tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra khi nước ối rò rỉ liên tục làm lớp màng xung quanh túi ối ngày càng mỏng đi. Mặt khác, màng ối chính là “lớp áo” bảo vệ thai nhi khỏi các va chạm từ môi trường ngoài.
Rỉ ối trong tam ca nguyệt cuối sẽ khiến mẹ gặp nhiều bất lợi. Do dây rốn lúc này bị chèn ép nên mẹ có thể không được sinh thường mà phải chuyển sang biện pháp mổ.
Khi bị rỉ ối mẹ phải làm sao?
Khi bị rỉ ối mẹ cần kiểm tra màu sắc của nước ối và theo dõi tình trạng. Nếu nước ối cứ tiếp tục rỉ trong thời gian dài, lúc này mẹ nên đến ngay bệnh viện để nhờ chuyên gia xử lý. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ cho mẹ sử dụng kháng sinh mục đích ngừa nguy cơ nhiễm trùng, có thể truyền dịch nhằm chống tử cung co thắt.
Tuy nhiên nếu nước ối rỉ ít khoảng 2 – 3 ngày ngưng chảy thì đó là hiện tượng bình thường. Mặt khác mẹ bị rỉ ối gần ngày dự sinh, có thể dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày chính xác nhất
Biện pháp phòng tránh rỉ ối khi mang thai
Khám thai đúng hẹn
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ là cách tối ưu giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tại đó bác sĩ kiểm tra tình hình phát triển của bé, song song với những thay đổi của mẹ. Nếu phát hiện bất thường, chuyên gia sẽ có biện pháp xử lý nhanh nhất đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.
Xem thêm: Lịch khám thai đầy đủ ba tháng giữa thai kỳ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Để “cô bé” viêm nhiễm chính là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm mẹ bị rỉ ối. Vì thế suốt thai kỳ mẹ nên “chăm sóc” vùng kín kỹ lưỡng, thay quần lót đều đặn mỗi ngày. Khi đi đại tiện mẹ nhớ dùng khăn lau sạch từ trước ra sau và không làm ngược lại. Ưu tiên giữ vùng kín luôn trong trạng thái khô thoáng.
Theo dõi cơ thể
Phụ nữ khi mang thai thường luôn cảm giác vùng kín ẩm ướt. Do sự xuất hiện liên tục của dịch âm đạo, tiểu són hoặc nước ối. Vì vậy mỗi lần vệ sinh mẹ phải kiểm tra dịch lỏng đó là gì, mục đích theo dõi và có phương án xử lý kịp thời.
Ăn uống đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là phương pháp hàng đầu cho thai kỳ khỏe mạnh. Vì thế mẹ cần tuân thủ thực đơn đúng 4 nhóm dinh dưỡng khuyến cáo. Đồng thời, bổ sung nhiều vitamin để cơ thể tăng cường đề kháng. Một hệ miễn dịch tốt sẽ giúp mẹ chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài vào trong.
Tuy rỉ ối khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhưng nếu mẹ không biết xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bởi vậy sau khi đọc xong bài viết, mong rằng mẹ đã biết phân biệt màu sắc nước ối và biện pháp giải quyết khi đối mặt với tình trạng.
Nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề mẹ hãy để lại bình luận tại đây. Chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất. Đừng quên ghé thăm iPREG mỗi ngày để biết thêm nhiều bài học bổ ích mẹ nhé.
[*] Số liệu dựa theo báo cáo của Women’s Health – Pregnancy
Mẹ có thể tham khảo thêm
- Sinh mổ: Những thông tin về sinh mổ mẹ bầu cần biết
- Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái chính xác
- 5 dạng bất thường của dây rốn nguy hiểm mẹ phải ghi nhớ
- Xem rốn biết sinh con trai hay con gái: Mẹ đã thử?
- Các triệu chứng khó chịu tháng thứ 9 mẹ nên cẩn trọng