Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rau tiền đạo hay nhau tiền đạo là bệnh lý thường gặp ở thai phụ. Nhau tiền đạo ở thể nặng rất nguy hiểm…

Rau tiền đạo (hay nhau tiền đạo) – Placenta Praevia, là biến chứng thai kỳ thường gặp ở mẹ mang thai. Nếu không phát hiện sớm để kịp thời chữa trị có thể gây nguy hại cho sức khỏe mẹ và bé. Nặng nhất là tai biến sản khoa gây nguy hiểm đến tính mang hai mẹ con. Nguy hiểm là vậy nhưng mẹ đã biết tường tận về nhau tiền đạo chưa? Hãy cùng iPREG tìm hiểu ngay qua bài viết tổng hợp sau đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Khái quát về rau tiền đạo

Rau tiền đạo hay còn gọi là nhau tiền đạo về bản chất là một loại bệnh lý của bánh rau. Bình thường, bánh rau sẽ là hàng rào bảo vệ thai nhi không bị xâm lấn bởi máu của mẹ. Bức tường phòng vệ này sẽ tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Đồng thời, chúng còn truyền kháng thể từ mẹ sang thai nhi để bảo vệ bé khi chào đời.

Trong một thai kỳ khỏe mạnh, bánh rau sẽ bám ở đáy tử cung tại mặt trước hoặc sau. Khi bị rau tiền đạo, bánh rau sẽ bám bất thường trên thành tử cung. Từ sau tuần thai 28, có thể xác định bánh rau bám một phần hay toàn bộ đoạn dưới tử cung và cổ tử cung.

Theo vị trí bám, rau tiền đạo được chia thành các loại sau:

  • Rau bám thấp là khi rau bám vào đoạn dưới tử cung, chưa đến đoạn lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau bám mép là khi bờ bánh rau đã đến lỗ trong tử cung nhưng chưa che kín.
  • Rau tiền đạo bán trung tâm là khi bánh rau che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo trung tâm là khi bánh rau che kín lỗ trong cổ tử cung.

Khi đã hiểu rau tiền đạo là gì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở phần tiếp theo.

Xem thêm: Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các trường hợp thường mắc rau tiền đạo

Bánh rau bám vào phần dưới tử cung mà không dịch chuyển lên phía trên là nguyên nhân chính gây ra rau tiền đạo. Tuy nhiên, tác nhân khiến bánh rau bám bất thường ở tử cung vẫn chưa được hiểu rõ. Tổng hợp từ những ca mắc bệnh, có thể rút ra được một số trường hợp thường mắc nhau tiền đạo như sau:

  • Có sẹo ở niêm mạc tử cung do từng phẫu thuật, sinh mổ hay phá thai.
  • Nhau thai lớn có thể là vì mẹ mang đa thai.
  • Quá lớn tuổi mới mang thai (thường là từ 35 tuổi trở lên).
  • Mang thai rất nhiều lần trước đó.
  • Tử cung có thể mang hình dạng bất thường.
  • Mẹ có tiền sử mắc rau tiền đạo trước đó.
  • Mắc u xơ tử cung cũng tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Xem thêm: Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Dù thuộc hay không thuộc các trường hợp trên, mẹ vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Tuy nhiên, có cách nào để nhận biết mình đã mắc bệnh hay không? Hãy ghi nhớ những triệu chứng được liệt kê sau đây.

Triệu chứng rau tiền đạo mẹ nên nắm rõ

Chảy máu âm đạo là triệu chứng thấy rõ nhất của bệnh lý này. Máu âm đạo sẽ chảy bất thường ở 3 tháng cuối thai kỳ rồi tự dừng đột ngột. Hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên, tái phát nhiều lần. Thông thường, máu sẽ có màu đỏ tươi, có lẫn máu vón cục. Đi kèm với chảy máu âm đạo có thể là những cơn đau bụng do co thắt tử cung.

Biểu hiện bên ngoài dễ thấy nếu mẹ mất máu nhiều là choáng váng. Da trở nên xanh tái, thở nhanh, tay chân lạnh hơn bình thường, có thể hạ huyết áp. Ngoài ra, người bệnh còn trở nên hốt hoảng, lo sợ. Còn trường hợp mẹ mất máu ít thì biểu hiện thường gặp là cơ thể mệt mỏi.

Nếu khám kỹ lưỡng, sẽ thấy ngôi thai bất thường, có thể sờ thấy bánh rau qua cổ tử cung. Đặt mỏ vịt sẽ thấy máu chảy từ cổ tử cung. Tim thai lúc này sẽ biến đổi bất thường tùy từng trường hợp cụ thể.

Nếu nhận ra mình mắc phải bệnh qua những biểu hiện trên, mẹ sẽ rất lo lắng về biến chứng của nó. Cụ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hai mẹ con, hãy cùng tìm hiểu tiếp sau đây.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhau tiền đạo có thể gây ra biến chứng gì?

 

Biến chứng với thai phụ

  • Mẹ mất nhiều máu có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Nếu rau thai không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung thì buộc phải cắt bỏ tử cung. Cuộc phẫu thuật có thể gây tổn thương hệ niệu.
  • Tăng khả năng nhiễm trùng ở mẹ, gây rối loạn đông máu.
  • Mẹ không thể sinh thường, buộc phải sinh mổ để cứu thai nhi.

Biến chứng với thai nhi

  • Đa số các thai nhi sẽ chuyển dạ với ngôi chỏm. Khi đó đầu trẻ cúi thật tốt, sẽ dễ dàng đi ra ngoài. Nhưng khi mẹ bị rau tiền đạo, ngôi thai sẽ bất thường (thường là ngôi mông hoặc ngôi nằm ngang).
  • Tăng nguy cơ suy thai, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sinh non có nguy cơ suy hô hấp thậm chí tử vong.

Nếu phát hiện sớm các biến chứng trên, vẫn có cách để điều trị căn bệnh này. Tùy vào tuổi thai, mức độ xuất huyết và khả năng nuôi dưỡng sơ sinh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Cụ thể:

Điều trị nhau tiền đạo hiệu quả

Điều trị nhau tiền đạo khi chưa chuyển dạ

 

Ở trường hợp này, mẹ cần nghỉ ngơi điều độ, tránh vận động. Bên cạnh đó, bồi bổ cơ thể với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.

Thông thường, bác sĩ sẽ dùng thuốc spasmaverine 40mg, salbutamol hay progesterone có tác dụng giảm co. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ cho sử dụng corticoid để thúc đẩy phổi thai nhi phát triển sớm.

Trường hợp rau tiền đạo trung tâm, nếu trẻ đủ tháng bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai. Những trường hợp khác có thể xem xét chờ đến lúc lâm bồn. Trường hợp xuất huyết nhiều nguy hiểm cho tính mạng của mẹ thì mổ lấy thai ngay (không phụ thuộc tuổi thai).

Xem thêm: 9 dấu hiệu chuyển dạ thường gặp và những lưu ý cho mẹ bầu

Điều trị rau tiền đạo khi chuyển dạ

Khi rau bám thấp chỉ mổ lấy thai nếu mẹ ra nhiều máu. Trường hợp không ra máu hoặc xuất huyết ít thì có thể cân nhắc đến khi chuyển dạ.

Khi rau bám mép sẽ chia ra các trường hợp khác rau. Thứ nhất, nếu mẹ ra nhiều máu âm đạo, mổ lấy thai gấp. Thứ hai, nếu ra ít máu, cổ tử cung thuận lợi, ngôi thế thì bấm ối, xé màng ối về phía không có bánh rau để cầm máu. Sau đó tiếp tục theo dõi đường âm đạo. Còn nếu máu vẫn chảy ra thì mổ lấy thai ngay.

Khi rau tiền đạo bán trung tâm hoặc trung tâm thì tiến hành mổ lấy thai ngay.

Điều trị trong trường hợp biến chứng rau cài răng lược

Nhau cài răng lược là biến chứng nặng nhất của rau tiền đạo. Lúc này, mạch máu tăng sinh nhiều dưới tử cung, đam xuyên vào bàng quang. Tiến hành phẫu thuật cũng sẽ rất khó khăn, không chỉ mất nhiều máu còn tổn thương đến bàng quang.

Nếu thai đủ tháng nên mổ lấy thai. Bác sĩ thường không bóc rau thai và cắt tử cung để hạn chế sự mất nhiều máu.

Qua những thông tin trên,có thể thấy rằng, điều trị rau tiền đạo cực kỳ phức tạp. Tốt nhất là mẹ nên nắm rõ các cách phòng ngừa sau đây để hạn chế mắc phải căn bệnh này.

Nhau tiền đạo có nguy hiểm không?

 

Như các bạn đã thấy, việc điều trị nhau tiền đạo rất phức tạp. Đặc biệt trường hợp nhau cài răng lược bắt buộc thai phụ phải cắt bỏ tử cung. Đồng nghĩa mẹ sẽ không thể mang thai và sinh con được nữa.

Dẫu vẫn biết tỉ lệ biến chứng nguy hiểm của rau tiền đạo rất thấp những một khi đã gặp, nhau tiền đạo thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên, đa phần các biến chứng ở thể nhẹ đều có thể chữa trị hiệu quả nếu phát hiện kịp thời.

Việc quan trọng mẹ cần làm là phải chú ý theo dõi những triệu chứng như chúng tôi phân tích phía trên. Kịp thời thông báo cho bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm một cách hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa rau tiền đạo tốt nhất được nhiều chị em áp dụng.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và chế độ ăn khoa học

Làm thế nào để phòng ngừa rau tiền đạo tốt nhất

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh rau tiền đạo, nữ giới cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên mang thai khi đã qua tuổi 35.
  • Để tránh mang sẹo tử cung nên tuân thủ các chỉ định mổ lấy thai của bác sĩ.
  • Mẹ mang thai tuyệt đối không hút thuốc. Gia đình cũng tránh để mẹ phải ngửi mùi thuốc lá thụ động.
  • Phát hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo hay đau bụng dưới khi mang thai thì đến ngay bác sĩ để thăm khám.
  • Khi được chẩn đoán mắc nhau tiền đạo ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ cần nhập viện để theo dõi.

Rau tiền đạo là một biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn có thể chữa trị nếu phát hiện sớm. Vì vậy, mẹ và gia đình cần đặc biệt lưu ý những triệu chứng trên đây để được chẩn đoán kịp thời. Chẳng may mắc phải bệnh này, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì khoa học ngày nay rất phát triển. Sẽ luôn có cách để mẹ vượt qua, bé khỏe mạnh chào đời.

Mẹ có thể tham khảo

  • Các triệu chứng khó chịu tháng thứ 9 mẹ nên cẩn trọng
  • 5 dạng bất thường của dây rốn nguy hiểm mẹ phải ghi nhớ
  • Tiểu són khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp xử lý cho mẹ bầu
  • Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
  • Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì? Cách phòng tránh ra sao?
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories