Cây rau má được biết đến lá THẦN DƯỢC giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Rau má có tác dụng gì? Cách dùng…
Từ xa xưa, rau má đã được biết đến là một loại thực phẩm lành tính với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rau má chứa trên 30 vitamin và khoáng chất, phù hợp cho mọi độ tuổi sử dụng. Rau má rất dễ chế biến, 1 cốc nước ép, 1 đĩa salad hay đơn giản là ăn sống đều giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
Không những vậy, loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh cực kỳ tốt. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều cũng gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn đọc hãy cùng iPREG tìm hiểu kỹ hơn về rau má qua những chia sẻ của bác sĩ Đặng Thanh Tâm trong nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Rau càng cua: Thông tin dinh dưỡng và sử dụng chi tiết
Tìm hiểu chung về cây rau má
Tổng quan
Rau má là cây thân thảo, có nguồn gốc từ Úc, Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malaysia và một số nước thuộc khu vực châu Á. Hình dáng của rau má nhìn giống những đồng tiền tròn, xếp đều lên nhau rất đẹp mắt.
Loại rau này có thân nhỏ, mọc bò ở những vùng đất trống và xanh tốt ở những chỗ ẩm ướt. Thân cây mảnh, lá mọc so le nhau, một mấu sẽ có khoảng 2 đến 5 lá xen kẽ. Hoa rau má có màu trắng, mọc thành từng nụ vươn lên khỏi tầm của cây; quả có màu nâu đen.
Tại Việt Nam, rau má thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp như các bờ mương, thung lũng. Nhìn chung, đây là loại rau mọc dại nên không khó để tìm kiếm. Hiện nay, tại TP.Hồ Chí Minh và Tiền Giang, rau má được chọn lọc giống và trồng ở những vùng rau chuyên canh, rau sạch để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng.
Tên gọi khác
Rau má có tên gọi khác là tích tuyết thảo, lôi công thảo, liên tiền thảo. Mỗi vùng miền sẽ gọi với một cái tên khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cái tên rau má. Tên khoa học của liên tiền thảo là Centella asiatica, Urban, Hydrocotyle asiatica. Nhưng nhìn chung, ít ai gọi với tên khó nhớ và mang tính chất hàn lâm như vậy.
Thành phần
Lôi công thảo thuộc họ hoa tán có chứa nhiều hợp chất như: mangan, phốt pho, kali, kẽm, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magie, beta carotene, sterol, saponin, alkaloid và một số vitamin B1, B2, B3, C, K,…
Thành phần dinh dưỡng của rau má sẽ thay đổi tùy vào từng khu vực và thời điểm thu hoạch. Theo nghiên cứu của NCBI Hoa Kỳ – Centella asiatica, cứ 100g từ liên tiền thảo sẽ chứa 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho, 4,5g cellulose; 3,7 mg vitamin C; 3,1 mg sắt; 1,3mg beta carotene, 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột.
Qua đó cũng có thể thấy được việc sử dụng rau má thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe và cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp thải độc, kháng viêm và tốt cho hệ tiêu hóa.
Những phần nào của rau má có thể dùng được?
Tất cả các bộ phận của rau má từ rễ, thân cây, lá đều có thể sử dụng được. Loại rau này có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô và chế biến ra nhiều món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn trong ngày hè nắng nóng.
Dùng rau má ở những dạng nào?
Liên tiền thảo mang đến nhiều công dụng tuyệt vời và rất tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng. Rau má có thể được dùng với nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ cho một mùi vị, cách thưởng thức và đặc trưng riêng biệt. Cụ thể:
Ăn rau má sống
Ở Việt Nam thường dùng lôi công thảo theo dạng ăn sống với các loại rau như: diếp cá, xà lách, dấp tanh,… Khi ăn sống, rau có mùi thơm, vị đắng, nhiều nước và có tác dụng giải nhiệt cực hiệu quả.
Nước ép rau má
Lôi công thảo xay nhuyễn dùng làm nước uống dạng tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể vào mùa hè. Ngoài ra, bạn cũng có thế nấu nước uống thay cho nước lọc hằng ngày để giúp cơ thể thanh mát hơn.
Viên nang mềm
Liên tiền thảo được bào chế theo dạng viên nang mềm giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ợ nóng, tiêu hóa kém, táo bón,…
Trà rau má
Rau phơi khô, bảo quản trong hũ thủy tinh và sử dụng để hãm trà với nước sôi. Uống trà liên tiền thảo vào mỗi sáng và trước khi đi ngủ để giúp cơ thể thư giãn, dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon hơn.
Tác dụng tuyệt vời của rau má
Rau má giúp chữa bệnh
Liên tiền thảo có vị đắng, tính hàn và là liều thuốc chữa bệnh cực kỳ tốt. Rau má mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời mà ít ai ngờ đến. Vậy rau má chữa bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Chữa bệnh về tĩnh mạch
Rau má giúp giảm sưng, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Ngoài ra, liên tiền thảo còn làm giảm các triệu chứng chuột rút, đau nhức, sưng tấy, mệt mỏi các chi rõ rệt.
Phục hồi vết thương
Trong lôi công thảo có chứa triterpenoids giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng chất chống oxy hóa và tái tạo vùng da bị tổn thương một cách nhanh chóng. Ngoài ra, rau má còn lưu thông máu huyết đến vùng da tổn thương, cung cấp các dưỡng chất cần thiết, kháng viêm giúp làn da phục hồi hiệu quả.
Cải thiện khả năng nhận thức
Chiết xấu liên tiền thảo có tác dụng tích cực đối với hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, giúp oxy hóa trong não được đẩy mạnh và tăng cường khả năng nhận thức. Chất chống oxy hóa ở trong rau má còn có tác dụng loại bỏ mảng bám, các gốc tự do trong não và giúp kích thích dây dẫn thần kinh một cách tích cực.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Lôi công thảo là thần dược giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày và hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Với khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, loại rau này rất tốt cho đường ruột và trực tràng.
Hỗ trợ hệ tuần hoàn
Trong liên tiền thảo có chứa nhiều dưỡng chất giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn chặn xuất huyết và tăng chức năng tuần hoàn trong cơ thể. Ngoài ra, sử dụng rau má đúng cách còn kích thích lưu thông máu, tăng cường oxy hóa và đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Trị bệnh phong, lao
Hoạt chất asiaticoside có trong liên tiền thảo có tác dụng phá vỡ lớp màng sáp bọc vi khuẩn lao, phong, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất.
Tốt cho hệ tim mạch
Trong liên tiền thảo có chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tim mạch. Ngoài ra, hoạt chất Bracoside A của rau má có tác dụng làm giãn nở vi động mạch, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu và giảm nhanh cơn đau tim đột ngột.
Điều trị ung thư
Một trong những công dụng của liên tiền thảo không thể bỏ qua đó chính là điều trị ung thư. Các thành phần hóa học của lôi công thảo có tác dụng ổn định ADN, ngăn chặn tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Xem thêm: Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
Trị mệt mỏi, căng thẳng, giảm lo âu
Hoạt chất Bracoside B được chiết xuất từ liên tiền thảo tác dụng tích cực lên hệ thần kinh trung ương, tăng cường chất trung gian chuyển hóa, thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Điều này giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và giảm tình trạng đau đầu, mệt mỏi khi làm việc quá sức.
Ngoài ra, Triterpenoids có trong rau má còn tăng cường chức năng thần kinh, giảm lo lắng, trầm cảm, căng thẳng. Đặc biệt, với những người hay gặp chứng giật mình khi ngủ và có cảm giác lo sợ thì nên sử dụng rau má thường xuyên để cải thiện tình trạng trên.
Thanh lọc cơ thể
Từ lâu, rau má được biết đến là phương thuốc lợi tiểu cực kỳ tốt. Uống nước rau má có công dụng thải độc tố, thanh lọc cơ thể, đào thải chất béo dư thừa thông qua nước tiểu. Quá trình bài tiết sẽ giảm áp lực đối với thận và giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng các dưỡng chất, phục hồi chức năng của các cơ quan nội tạng hiệu quả.
Rau má giúp tránh thai
Rau má có tính mát nên được rất nhiều chị em sử dụng để tránh thai. Trong những ngày quan hệ an toàn, kết hợp với việc sử dụng liên tiền thảo sau khi giao hợp sẽ đạt hiệu quả tránh thai như mong đợi. Lưu ý, với những chị em có thai 3 tháng đầu, không nên sử dụng rau má để tránh tình trạng sảy thai, thai lưu.
Xem thêm: Ăn gì để tránh thai sau khi quan hệ? Tư vấn từ chuyên gia
Chữa các bệnh về da
Rau má được xem là thần dược cho làn da của chị em phụ nữ. Loại rau này không chỉ có tác dụng điều trị một số bệnh như chàm, vẩy nến, ghẻ tay mà còn mang lại hiệu quả tuyệt vời trong vấn đề chăm sóc da, xóa mờ nếp nhăn.
Theo nghiên cứu, dịch chiết ra từ rau má mang đến công dụng kích hoạt quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy tổng hợp collagen tại các mô liên kết. Điều này tăng cường hình thành tế bào da mới, hỗ trợ tái tạo da, làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, chị em có thể dùng lôi công thảo để xóa mờ nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa da và sở hữu làn da căng mịn, sáng bóng.
Dùng nhiều rau má có tốt không?
Rau má có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là có. Nhưng không phải ai cũng có thể dùng và cần dùng với liều lượng phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Đối tượng nên sử dụng
Những người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, gặp vấn đề về tiêu hóa, tắc nghẽn mạch máu cần lưu thông khí huyết, giảm áp lực nên sử dụng rau má để cải thiện tình hình. Ngoài ra, người muốn thải độc tố, thanh lọc cơ thể cũng không nên bỏ qua thần dược tự nhiên này.
Đối tượng không nên sử dụng
Đối tượng không nên sử dụng rau má gồm người có tiền sử mắc bệnh gan, tổn thương da, ung thư,… Phụ nữ có thai và cho con bú cũng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng để tránh những hệ lụy không mong muốn.
Lượng dùng rau má
Mỗi ngày, bạn không nên dùng qua 40g rau má. Với những người bị suy tĩnh mạch, nên uống từ 60 đến 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh và lưu thông máu hiệu quả. Lưu ý, không nên dùng rau má quá 6 tuần và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn uống lâu dài.
Các bài thuốc dân gian từ rau má
Theo dân gian, liên tiền thảo được bào chế và là thành phần không thể thiếu trong một số bài thuốc dưới đây:
Các bệnh tiêu hóa
- Đau bụng, tiêu chảy: Lấy 30 đến 40g rau má, rửa sạch, thêm một ít muối và sắc nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc chung với nước vo gạo để tăng hiệu quả cao hơn.
- Chữa táo bón: Chọn 30g liên tiền thảo rửa sạch, giã nát và đắp lên rốn khoảng 15 tới 20 phút, tình trạng táo bón sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Rau má chữa đau bụng kinh
Nỗi lo đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ tan biến nếu như bạn biết cách dùng rau má tốt nhất. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 2 muỗng cà phê rau má khô (nên hái lúc rau ra hoa, phơi khô, tán nhỏ và bảo quản trong hũ thủy tinh). Hãm rau má khô với nước sôi trong vòng 15 phút, uống vào sáng sớm để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện chính xác thường gặp
Bệnh ngoài da
- Chữa vàng da: Sử dụng 30 đến 40g rau má rửa sạch, sắc chung cùng 30g đường phèn trong vòng 15 tới 20 phút. Lọc lấy nước và uống vào mỗi buổi sáng.
- Mụn nhọt: 40g lôi công thảo, rửa sạch và giã nát rồi đắp lên vết nhọt để kháng viêm, làm khô nhân và giảm sưng tấy.
- Rôm sảy, giải nhiệt: Dùng 30 đến 100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và điều trị rôm sảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhuyễn, cho thêm một ít đường cho dễ uống và sử dụng như nước thanh nhiệt mùa hè.
- Chữa lở loét: Sử dụng 30g lôi công thảo, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Sau đó, hòa chung với bột nếp thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vết lở loét. Phương pháp này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả như mong đợi.
Chữa viêm họng, ngộ độc, tiểu ra máu
- Liên tiền thảo 60g, rửa sạch, giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt. Hòa thêm một ít nước ấm, một ít muối và uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.
- Giã nát 40g rau má tươi, chắt lấy nước cốt, thêm một ít đường phèn và uống trong ngày.
- Rau má kết hợp với ích mẫu thảo, mỗi loại 1 nắm nhỏ. Đem đi rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước uống đến khi tình trạng thuyên giảm thì dừng lại.
Trị sẹo bằng rau má
Rau má điều trị sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo thâm vô cùng hiệu quả. Với sẹo lõm, bạn dùng 30g cây tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút, chia làm 2 phần, 1 cho thêm đường và uống, 1 giã nát đắp lên vết sẹo 15 tới 20 phút. Với sẹo lồi, dùng 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, hòa với mật ong.
Sau đó, bôi hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo lồi và massage khoảng 30 phút. Với sẹo thâm, rau má rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt ra, nghiền thành dạng mịn. Rửa sạch vùng da bị sẹo, dùng hỗn hợp liên tiền thảo đắp lên mỗi ngày 2 lần để xóa mờ vết thâm, trả lại làn da trắng sáng, mịn màng.
Trẻ biếng ăn, đi ngoài phân sống
Rửa sạch 1 nắm rễ cây, để cho thật ráo nước. Sau đó tán bột, cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo để giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống hiệu quả.
Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?
Tác dụng phụ khi dùng quá liều
Mặc dù uống nước rau má rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu dùng quá liều thì loại rau này cũng cực độc.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Vì rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy. Chưa kể, trong quá trình chế biến, rau không được rửa sạch cũng là nguyên nhân gây rối loạn đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Giảm khả năng thụ thai
Phụ nữ nếu thường xuyên sử dụng liên tiền thảo quá liều sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, nếu sử dụng rau má không đúng cách còn gia tăng nguy cơ sảy thai.
Tổn thương gan
Những người bị các bệnh về gan nên tránh sử dụng lôi công thảo để không làm bệnh ngày càng nặng hơn.
Làm tăng cholesterol và đường trong máu
Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao và người bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng rau má để tránh những hệ lụy không mong muốn. Ngoài ra, liên tiền thảo còn làm giảm hiệu quả của insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao đáng kể.
Những lưu ý khi sử dụng rau má
Để rau má mang lại hiệu quả tốt như mong đợi thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Không sử dụng với thuốc. Liên tiền thảo có chứa một số thành phần tác dụng với thuốc, làm giảm hiệu quả mà thuốc mang lại. Đồng thời, rau má khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn và khó điều trị hơn nếu dùng chung với các loại thuốc như: tiểu đường, thuốc điều trị mỡ máu,…
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nên sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể chế biến rau má thành một số món ngon bổ dưỡng như: canh rau má nấu hến, canh rau má thịt bằm, canh rau má với tôm khô,… để thay đổi khẩu vị và kích thích vị giác. Ngưng sử dụng nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn sau khi uống liên tiền thảo.
Rau má mang lại vô vàn công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng và biết cách sử dụng rau má để mang lại hiệu quả điều trị bệnh, thanh lọc cơ thể, giải độc tố,… hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm
- Quả bơ: Thông tin dinh dưỡng, cách chọn mua và sử dụng
- Rau dền: Những lợi ích, cách chọn mua và sử dụng từ chuyên gia
- Cải bó xôi là rau gì? Thành phần dinh dưỡng và cách chế biến
- 10 tác dụng vượt trội và những món canh ngon từ rau đay
- Rau cho bà bầu: Loại rau nào tốt nhất khi mang thai?