Rau cho bà bầu loại nào tốt, loại nào không nên ăn? Mẹ hãy tìm hiểu để lựa chọn đúng loại rau cần thiết…
Như các bạn đã biết, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Rau xanh chứa rất nhiều vitamin, chất sơ, các loại axit amin,… có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi mang thai, rau cho bà bầu sẽ cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng. Trong bài viết này, iPREG sẽ cùng mẹ tìm hiểu các loại rau cho bà bầu. Loại nào dùng được, loại nào cần tránh. Mẹ hãy đọc thật kỹ để có phương pháp bổ sung rau xanh một cách khoa học nhé.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: 9 loại hạt tốt nhất cho bà bầu được chuyên gia khuyến nghị sử dụng
Các loại rau tốt nhất cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ cho mẹ bầu có thể giúp mẹ tránh được các biến chứng gây hại như: tiểu đường thai kỳ, thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Trong rau xanh có chứa nhiều loại vitamin như: Beta Carotene, vitamin C, axit Folic, … ngoài ra rau còn có nhiều chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng giảm được nguy cơ thiếu máu, kiểm soát tốt huyết áp qua đó giúp mẹ tăng cân một cách nhẹ nhàng hợp lý. Đối với bé, khi mẹ bổ sung nhiều rau trong bữa ăn, em bé sẽ phát triển cân nặng và khỏe mạnh sau khi sinh. Dưới đây là danh sách các loại rau bà bầu mẹ nên ăn khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Cải bó xôi (hay có tên gọi khác là rau chân vịt, rau bina)
Đây là loại rau xanh đặc biệt tốt cho bà bầu. Trong cải bó xôi có chứa rất nhiều vitamin B9 (một dạng của axit Folic rất tốt cho sự phát triển của bé), kẽm, sắt,… đều là những thành phần cần thiết cho mẹ khi mang thai. Bên cạnh đó, cải bó xôi còn có hương vị dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món như: luộc, xào, nấu canh, salad,… rất thích hợp cho mẹ đặc biệt là trong những tháng ốm nghén đầu thai kỳ.
Súp lơ xanh
Theo các chuyên gia, súp lơ xanh là một trong những loại rau xanh bà bầu nên ăn đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng như cải bó xôi, súp lơ xanh có chứa rất nhiều vitamin B9, sắt, kẽm,… rất tốt cho mẹ khi mang thai. Súp lơ xanh cũng rất dễ ăn, dễ kết hợp cùng các nguyên liệu khác khi chế biến món ăn. Mẹ hãy ăn thật nhiều súp lơ khi mang thai nhé.
Xem thêm: Rau càng cua: Thông tin dinh dưỡng và sử dụng chi tiết
Các loại rau cải xanh
Mẹ nên ăn các loại rau cải xanh như: cải ngọt, cải xoăn, cải xoong, cải thìa, cải cúc, bắp cải,… Đây đều là những loại rau rất dễ ăn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho mẹ khi mang thai. Mẹ lưu ý, màu sắc các loại rau cải sẽ quyết định hàm lượng dinh dưỡng, do đó nên chọn những bó rau thật xanh khi mua.
Khoai lang và rau khoai lang
Củ khoai lang được chứng minh là rất tốt cho mẹ bầu. Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B và C có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp mẹ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Với rau khoai lang, mẹ cũng nên ăn thật nhiều loại rau này. Ngoài chứa nhiều vitamin có lợi rau khoai lang còn rất dễ ăn, kích thích cảm giác thèm ăn ở bà bầu. Rau khoai lang rất dễ chế biến, chỉ cần rửa thật sạch sau đó luộc chín tới hoặc xào tỏi, bạn đã có thể thưởng thức.
Xem thêm: Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Rau muống
Là một loại rau xanh rất phổ biến trong mâm cơm người Việt. Mẹ có thể mua rau muống ở bất kỳ khu chợ hay siêu thị nào. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là do đặc tính dễ phát triển ở mọi môi trường nên rau muống thường được trồng tràn lan. Hãy lựa những mớ rau muống thật sạch, thật xanh và an toàn cho bữa ăn mẹ nhé.
Rau đay
Là một loại rau đặc biệt tốt cho mùa hè, rau đay có tính thanh lọc giải nhiệt rất cao. Rau đay nấu canh cua là món ăn bổ dưỡng cho mẹ đặc biệt trong những tháng ốm nghén.
Rau dền
Đây là loại rau có tính mát, bổ sung sắt cho cơ thể rất cao mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Một mớ rau dền luộc hoặc nấu canh là một lựa chọn hợp lý khi mẹ muốn thay đổi thực đơn hằng ngày của mình.
Măng tây
Hiện nay, măng tây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam nên việc tìm mua thực phẩm này không còn khó khăn như những thời gian trước. Măng tây rất tốt cho sự phát triển của em bé, trong măng tây chứa nhiều axit Folic, hàm lượng vitamin cao đặc biệt là vitamin D, K rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Măng tây có thể luộc hoặc xào kèm thịt bò, là những món ăn rất ngon miệng cho mẹ bầu.
Đỗ xanh
Đây là loại hạt xanh có từ rất lâu tại Việt Nam. Từ thời xưa ông bà ta đã dùng đỗ xanh nấu cháo, hầm xương để làm các món ăn bổ dưỡng cho người suy nhược cơ thể. Đỗ xanh cũng rất tốt cho phụ nữ khi mang thai, hãy thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn của mình bạn nhé.
Xem thêm: Quả bơ: Thông tin dinh dưỡng, cách chọn mua và sử dụng
Lưu ý khi bà bầu sử dụng rau
Do thời gian mang thai, cơ thể mẹ rất dễ mẫn cảm với các thành phần gây hại, do đó khi sử dụng rau xanh, bạn nên lưu ý:
Việc lựa chọn rau cho bà bầu
Lựa chọn các loại rau bà bầu có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Hiện nông nghiệp sạch hữu cơ đang rất phát triển và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng các hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch để chọn mua rau xanh. Tránh xa các chợ cóc, các loại rau không rõ nguồn gốc, có thể chứa nhiều chất cấm gây hại cho cả mẹ và bé.
Tuyệt đối không dựa vào các kinh nghiệm dân gian chưa được khoa học kiểm chứng khi lựa chọn sử dụng các loại rau xanh. Thói quen này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Điểm danh 10 cái tên nổi bật
Chế biến và sử dụng
Rau xanh cần được nấu chín, bạn tuyệt đối không được ăn sống rau cũng như tất cả các loại thực phẩm khác. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc sử dụng rau xanh qua các món xào nhiều dầu mỡ là không tốt nên bạn cần hạn chế. Hãy sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật với một lượng vừa phải.
Việc chế biến các món ăn từ rau xanh tưởng chừng khá đơn giản tuy nhiên cũng cần phải lưu ý vì thời gian ốm nghén mẹ khá nhạy cảm với các loại mùi khó chịu. Hãy bắt đầu bằng các món luộc để kích thích vị giác sau đó chuyển qua các món xào nấu khác.
Các loại rau có chứa thành phần dinh dưỡng, hàm lượng vitamin khác nhau, bạn cần phải có sự kết hợp với các thực phẩm khác một cách khéo léo để tăng khả năng hấp thu của cơ thể. Mẹ hãy tham khảo thêm bài viết: “Các loại vitamin và cách kết hợp dinh dưỡng cho bà bầu” của chúng tôi.
Không nên sử dụng quá nhiều bất kỳ loại rau nào vì ngoài các yếu tố có lợi, khi ăn nhiều bạn cũng rất dễ mắc phải các biến chứng có hại như: cải bó xôi có chứa axit Oxalic gây giảm khả năng hấp thụ sắt cho bà bầu. Mẹ hãy lên thực đơn cụ thể, phân chia các loại rau theo từng bữa ăn để tăng tính hấp dẫn qua từng ngày.
Các loại rau mẹ cần đặc biệt tránh khi mang thai
Bên cạnh những loại rau được các chuyên gia trong và ngoài nước khuyến nghị sử dụng, khi mang thai bạn cũng cần phải hạn chế hoặc tránh các loại rau dưới đây:
Rau ngót, đu đủ xanh
Đây là hai loại thực phẩm rất phổ biến trong thực đơn của người Việt. Tuy nhiên với mẹ bầu mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ), rau ngót và đu đủ lại mang những nguy cơ gây hại rất lớn. Rau ngót và đu đủ có chứa nhiều Papaverin gây hiện tượng co thắt cổ tử cung, là nguyên nhân chính gây hiện tượng sảy thai.
Xem thêm: Tư vấn: 10 thực phẩm giàu canxi tốt nhất cho bà bầu
Khổ qua (mướp đắng)
Cũng như rau ngót, khổ qua chứa nhiều Quinine, Monodicine,… gây hiện tượng co bóp cổ tử cung. Khi ăn nhiều khổ qua, nguy cơ sảy thai rất cao do vậy mẹ cần tuyệt đối tránh loại thực phẩm này.
Ngải cứu
Là loại rau không tốt cho bà bầu, khi ăn quá nhiều sẽ xuất hiện chảy máu âm đạo, co bóp tử cung quá mức dẫn đến sảy thai.
Rau răm
Ăn nhiều rau răm cũng tăng nguy cơ sảy thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, rau răm cũng khiến mẹ bị hội chứng thiếu máu trầm trọng. Do đó đây là loại rau mẹ cần đặc biệt tránh.
Rau sam
Được coi là loại thảo mộc quý tuy nhiên rau sam lại không tốt cho bà bầu. Ăn nhiều rau sam khiến bạn mắc các biến chứng nguy hiểm như: ngứa cổ họng, sảy thai do co bóp tử cung.
Trên đây là danh sách các loại rau bà bầu nên và không nên sử dụng khi mang thai, chúng tôi hi vọng bạn đã có được những kinh nghiệm hay nhằm đa dạng thực đơn của mình. Chúc bạn có những tháng mang thai khỏe mạnh, hạnh phúc.
Mẹ có thể tham khảo
- Dinh dưỡng cho bà bầu thời kỳ đầu mang thai
- Rau má và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
- Mẹ bầu ăn gì giúp con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?
- Tư vấn: Top 5 loại sữa bà bầu tốt nhất thị trường Việt Nam