Tư vấn: Khí hư ra nhiều khi mang thai phải làm sao?

Khí hư là một yếu tố sinh lý hết sức bình thường, tuy nhiên, khi mẹ bị ra khí hư quá nhiều sẽ là…

Việc khí hư ra nhiều khi mang thai không còn là chủ đề gì quá xa lạ với mẹ bầu. Chắc chắn 100 mẹ thì có đến 90 người trong số đó gặp phải tình trạng này. Vậy tại sao khí hư lại ra nhiều như thế? Điều đó có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ hay không? Bài viết dưới đây của iPREG sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Khí hư là gì?

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng, hình thành do nội tiết estrogen trong cơ thể người nữ. Thông thường khí hư có màu trắng đục và xuất hiện cận những ngày hành kinh hoặc ngày thường với số lượng ít.

Khí hư có vai trò giữ ẩm vùng kín, ngoài ra còn giúp bôi trơn lúc quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến trứng.

Đối với mẹ bầu, khí hư cũng xuất hiện khi mang thai, tùy vào cơ địa mỗi người mà ra lượng nhiều hay ít. Tuy nhiên nếu khí hư có màu khác thường, kèm mùi hôi khó chịu thì có lẽ vùng phụ khoa mẹ đang gặp vấn đề.

Tại sao mẹ bầu ra nhiều khí hư khi mang thai?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ ra nhiều khí hư khi mang thai:

Theo các chuyên gia, khi mang thai nội tiết trong cơ thể mẹ nhiều biến đổi. Việc tăng trưởng hormone thai kỳ progesterone cũng là nguyên nhân làm lượng khí hư ra nhiều hơn. Ngoài ra nhu cầu sinh lý khi mang thai cao hơn so với bình thường, do đó khí hư tiết nhiều để giúp quá trình “quan hệ” diễn ra dễ dàng.

Khoảng tam cá nguyệt thứ 3, lúc này thai nhi ngày một lớn và di chuyển xuống vùng xương chậu. Vì thế khí hư ra nhiều và có thể lẫn máu bên trong. Đây cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Mặt khác, việc khí hư xuất hiện nhiều có thể do mẹ không vệ sinh sạch sẽ vùng kín và làm cho khu vực này bị viêm nhiễm. Sử dụng hóa chất thụt rửa và thường xuyên mặc đồ ẩm ướt cũng khiến mẹ đối mặt với tình trạng này.

Nếu trước khi mang thai mẹ có sử dụng thuốc tránh thai hoặc bất kỳ loại thuốc can thiệp nào, thì việc xuất hiện khí hư cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai cũng có thể là nguyên nhân khiến khí hư ra nhiều.

Những dạng khí hư bất thường khi mang thai

Theo tự nhiên, khí hư tiết ra là vấn đề sinh lý rất bình thường. Nhưng nếu khí hư tiết nhiều so với mọi ngày, kèm theo những dấu hiệu sau thì mẹ nên lưu ý:

Khí hư có màu trắng đục, gây ngứa

Khí hư có màu trắng đục được xem là bình thường. Tuy nhiên bỗng một ngày lượng khí tiết ra nhiều hơn, kèm theo đó là mùi hôi và khiến mẹ bị ngứa. Chắc chắn vùng kín đang “lên tiếng” cảnh báo mẹ về tình trạng bất thường.

Khí hư có màu hồng

Khi hư tiết ra có màu hồng thường khiến nhiều mẹ lầm tưởng đó là máu báo. Nhưng đó cũng là một trong những dấu hiệu nói rằng mẹ đã bị nhiễm trùng vùng kín. Mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng và thông báo ngay với chuyên gia y tế để được kiểm tra kịp thời.

Khí hư có màu xanh

Biểu hiện rõ nhất cho mẹ biết rằng mình đang bị viêm nhiễm âm đạo là khí hư có màu xanh, vàng, kèm theo mùi hôi khó chịu. Đây có thể do vi khuẩn Trichomonas gây ra, vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để không ảnh hưởng đến “con yêu”.

Khí hư có màu nâu

Khí hư có màu nâu được xem là tình trạng nguy hiểm. Có thể mẹ đang bị kích ứng cổ tử cung hoặc viêm nhiễm vùng kín. Vấn đề này cần giải quyết càng sớm càng tốt, vì hậu quả xảy ra thật sự khó lường.

Khí hư có màu đỏ

Trường hợp mẹ tiết ra khí hư màu đỏ thật sự rất nguy hiểm. Đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đặc biệt khí hư vón cục, giống như cục máu đông có thể mẹ đã bị sảy thai.

Xem thêm: Sảy thai: Các nguyên nhân sảy thai dễ gặp nhất mẹ cần biết

Khí hư ra nhiều có ảnh hưởng gì?

Nếu khí hư ra bình thường và không kèm mùi khó chịu thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên lượng khí hư nhiều hơn mọi ngày, kèm màu khác lạ như trên thì mẹ nên cẩn trọng.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Việc khí hư ra nhiều tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, chúng tấn công vào âm đạo và di chuyển đến tử cung. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời chúng sẽ ức chế quá trình phát triển của thai nhi, thậm chí có thể khiến mẹ sảy thai hoặc sinh non.

Khiến mẹ không thể sinh con lần nữa

Khi môi trường âm đạo bị vi khuẩn “chiếm ngự”, chúng bắt đầu tấn công vào trứng và các vùng lân cận. Có thể vi khuẩn sẽ làm ảnh hưởng và giảm chất lượng trứng, từ đó khiến mẹ không thể thụ thai lần nữa.

Xem thêm: Dinh dưỡng hợp lý để có nguồn tinh trùng khỏe mạnh

Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Khi khí hư ra nhiều kèm mùi hôi, chắc chắn sẽ tác động đến cuộc sống của mẹ. Bởi điều đó gây ảnh hưởng đến người xung quanh khiến mẹ cảm thấy tự ti. Ngoài ra vùng kín luôn ngứa ngáy, ẩm ướt, làm mẹ sẽ không thể tập trung vào công việc của mình.

Mất cảm xúc khi “chăn gối”

Vùng kín có mùi khó chịu, ít nhiều gì cũng làm nhu cầu “chăn gối” của mẹ giảm sút. Ngoài việc mất tự tin khi gần gũi chồng, mẹ còn không tìm được khoái cảm. Hơn nữa thấy đau rát và tăng nguy cơ lây nhiễm cho người chồng.

Giải quyết tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai

Phương pháp khoa học

Mẹ cần thông báo ngay tình trạng cho bác sĩ, tại đó chuyên giá sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Tránh các loại nước rửa có độ pH quá cao gây khô rát âm đạo. Vệ sinh theo động tác từ trước ra sau và khi lau khô cũng theo nguyên tắc này.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt và thay quần lót mỗi ngày. Kiêng quan hệ vợ chồng vào những ngày viêm nhiễm mục đích tránh sự lây lan. Mẹ có thể ngăn chặn khí hư thấm ra quần bằng cách dùng băng vệ sinh. Lưu ý thay băng thường xuyên để vi khuẩn không xâm nhập ngược lại vào trong.

Chuyên mục: Chăm sóc cuộc sống bà bầu, chúng tôi có tư vấn rất nhiều phương pháp sinh hoạt khoa học. Mẹ có thể tham khảo để có biện pháp phòng tránh khi hư bất thường và các bệnh lý thai kỳ khác.

Xem thêm: Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai, những điều cần lưu ý

Phương pháp dân gian

Dùng lá trầu không

Trong lá trầu không có tính sát khuẩn mạnh, hơn nữa còn giúp vùng kín được khô thoáng và ngăn chặn mùi hôi khó chịu. Bởi thế mà loại lá này được các mẹ ngày xưa thường áp dụng trong việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa.

Cách làm

  • Lá trầu không mua về mẹ rửa thật sạch qua nhiều lần với nước (mỗi lần sử dụng khoảng 5 – 7 lá). Sau đó mẹ cho vào nồi vò nát và nấu cùng với 2 lít nước. Thêm ít muối hột mục đích tăng hiệu quả sát khuẩn.
  • Khi nước sôi mẹ tắt lửa rồi dùng hơi nước để xông vùng kín, lưu ý khoảng cách để tránh bị bỏng. Sau khi nước nguội mẹ cũng có thể dùng dung dịch này để rửa âm đạo. Nhớ lau khô bằng khăn bông sạch mẹ nhé!

Dùng lá chè xanh

Lá chè xanh nổi tiếng với hoạt chất chống oxy hóa mạnh, mức độ sát khuẩn cao. Khả năng này chính là công cụ giúp mẹ tiêu diệt các loại nấm men gây hại cho vùng kín. Đặc biệt là nấm Candida. Ngoài ra trà xanh còn làm tăng độ ẩm và cân bằng pH cho vùng nhạy cảm.

Cách làm

  • Chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi, sau đó rửa qua nhiều lần với nước. Tiếp đến mẹ cho hết chè xanh giã nhuyễn vào cùng 2 lít nước, nhớ thêm muối hột.
  • Bắt lên bếp đun đến khi hỗn hợp sôi. Sau đó đợi nước còn hơi ấm mẹ bắt đầu vệ sinh vùng kín của mình.

Kết luận: Chữa trị khí hư ra nhiều khi mang thai bằng nguyên liệu tự nhiên vô cùng an toàn, hơn nữa còn không gây tác dụng phụ. Vì thế hãy kiên trì phương pháp này khoảng 3 lần/tuần mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Qua bài viết này, hi vọng mẹ đã biết nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi khí hư ra nhiều. Khí hư bất thường tuy không hiếm gặp, nhưng thực tế nó cũng mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, mẹ hãy học cách “nâng niu cô bé” và giữ cho vùng nhạy cảm này luôn được an toàn. Chúc sức khỏe các mẹ và hãy nhớ ghé thăm iPREG thường xuyên để học thêm nhiều bí kiếp hay ho nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Điểm danh những triệu chứng khó chịu mẹ bầu gặp phải ở tháng thứ 8
  • Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả
  • Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?
  • Tiểu són khi mang thai: Bật bí giải pháp xử lý cho mẹ bầu
  • Rỉ nước ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay