Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn mang thai

Bài viết tổng hợp quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần, mẹ nên xem để có phương pháp dinh dưỡng hiệu…

Trong chương trình phỏng vấn mới đây chị Mai 26 tuổi, ở Long An cho biết: “Đây là lần đầu tiên mang thai của mình, thai được hơn 5 tuần rồi chắc cũng to lắm rồi đây”. Nhưng mới 5 tuần thì bé chỉ bằng hạt đậu thôi chị nhé.

Mang thai chín tháng mười ngày, trông con lớn lên là điều hạnh phúc hơn bao giờ hết của những bậc cha mẹ. Không biết “con yêu” đã hình thành ra sao? Đã phát triển thế nào? Là rất nhiều thắc mắc của các mẹ bầu? Vậy quá trình phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn sẽ có những thay đổi gì? Mời các mẹ theo dõi đến cuối bài viết của iPREG để hiểu rõ hơn nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất

Đã có gì ở tuần thứ nhất và tuần thứ 2? (thụ thai)

Tuổi thai được tính là tuần đầu tiên khi ngày rụng trứng cuối cùng của mẹ kết thúc. Ở tuần đầu và tuần thứ 2 thai kỳ, trứng vừa mới rụng và bắt đầu thụ tinh trong vòng 24 giờ. Dường như chưa có gì bất thường xảy ra. Hầu hết các mẹ bầu vẫn chưa biết là mình đã mang thai ở 2 tuần này. Do đó, hoạt động cuộc sống của thai phụ vẫn diễn ra bình thường và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào.

Tuần thứ 3 ( di chuyển xuống tử cung)

Sau quá trình thụ tinh “vất vả” của “bố” tinh trùng và “mẹ” trứng đã tạo thành “con” hợp tử. Hợp tử hình thành từ 23 nhiễm sắc thể của bố và 23 nhiễm sắc thể của mẹ. Giới tính cũng như tính cách của trẻ sau này sẽ được các nhiễm sắc thể này quy định.

Sau quá trình thụ tinh, các tế bào thai phân chia mạnh mẽ từng ngày để tạo các cơ quan. Tiếp tục vài ngày sau, chúng di chuyển xuống ống dẫn trứng và quyết định “trú ngụ” ở lớp niêm mạc tử cung đến hết thai kỳ.

Quá trình ở tuần thứ 4 (làm tổ)

Sau khi đã “dọn nhà” thành công vào trong tử cung. Phôi thai lúc này tiếp tục gắn chặt vào niêm mạc tử cung để chuẩn bị làm tổ. Những tế bào bên ngoài hình thành nhau thai, chịu trách nhiệm làm “vệ sĩ” cho bào thai suốt giai đoạn thai kỳ.

Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng đầu mang thai

Tuần thứ 5 (dương tính với que thử thai)

Lúc này mẹ bầu đã có những dấu hiệu mang thai như: có máu báo, ngực bắt đầu căng và có cảm giác đau. Nồng đô hCG tăng lên rõ rệt, nhằm kích thích các hoocmone progestonrone và ostrogen sản sinh.

Nếu như mẹ bầu cảm nhận mình có dấu hiệu khác thường và tiến hành thử thai thì que thử sẽ xuất hiện 2 vạch. Phôi thai lúc này đã hình thành ba lớp ,đang phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tạo ra thai nhi hoàn chỉnh.

Xem thêm: Sử dụng que thử thai đúng cách, có thể mẹ chưa biết?

Tuần thứ 6 có sự thay đổi gì? (có tim thai)

Ở tuần này phôi thai giống như con nòng nọc và chỉ có kích thước khoảng 5 đến 7 mm. Đã có tim thai và hình thành mắt mũi miệng, não và tủy sống cũng đang phát triển dần.

Tuần thứ 7 có gì mới? (hình thành tay chân)

Khi được 7 tuần tuổi, kích thước thai đã tăng gấp đôi tuần 6 khoảng 1,3 cm. Các chồi nhỏ bắt đầu hình thành tay, chân mặc dù chưa rõ rệt. Nhưng khi siêu âm mẹ bầu sẽ thấy những chồi nhỏ này. Mũi và võng mạc cũng đã hình thành dần.

Tuần thứ 8 như thế nào? (khuôn mặt đã hình thành đủ bộ phận)

Những cơ quan bên trong cơ thể đã được hình thành như tim, gan, ruột. Các bộ phận trên khuôn mặt đã dần xuất hiện khá đầy đủ nhưng cằm vẫn chưa rõ nét. Cái đuôi phía sau vẫn còn và sẽ biến mất ở vài tuần tới. Rốn quấn chặt với ruột của mẹ để nhận lấy chất dinh dưỡng.

Giai đoạn này mẹ bầu sẽ bị ốm nghén “ghé thăm” thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ cần ăn uống đủ chất để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng. Vì lúc này, em bé lớn nhanh hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Thai nhi đã phát triển ra sao ở tháng thứ hai thai kỳ?

Tuần thứ 9 ra sao (mất đuôi và biết cử động)

Đầu bé đã nhìn thấy rõ hơn, chiếc đuôi bé xíu đã biến mất. Lúc này, thai nhi có thể cử động nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu!

Tuần thứ 10 có gì khác? (đang tăng cân nhanh)

“Bé yêu” của mẹ lúc này đã nặng được 5g rồi đấy! Thai nhi vẫn còn rất nhẹ nhưng vẫn đang tiếp thục phát triển và tăng cân liên tục.

Vào tuần 11 có gì mới? (thấy rõ bộ phận sinh dục)

Lúc này đã hình thành rõ thai nhi. Không còn là “bé” nòng nọc như những tuần đầu nữa. Em đã dài được 4cm và nặng được 8g rồi nè mẹ bầu! Cơ quan sinh dục đã hình thành và nhìn cũng rõ hơn. Tuy nhiên, vẫn chỉ thấy được hình ảnh nhô lên chứ chưa thể xác định rõ ràng giới tính.

Bé thay đổi gì ở tuần 12? (hoàn thiện)

Kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất là tuần 12 thai kỳ. Có thể nói thai nhi đã dẫn hoàn thiện. Cơ quan tiêu hóa đã được hình thành.

Mẹ có thể tham khảo: Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3 thai kì

Tam cá nguyệt thứ hai

Qua tuần 13 ( tay chân xòe ra và cử động)

Tay chân thai nhi đã biết xòe ra hay cử động nhẹ. Vân tay đã hình thành và có lông tơ giúp bé giữ ấm cơ thể.

Tuần 14 và tuần 15 ra sao? (xác định giới tính)

“Con yêu” đã lớn bằng quả táo rồi các mẹ ạ! Đã biết mút ngón tay và trông rất đáng yêu! Kết quả siêu âm sẽ cho mẹ thấy hình ảnh này cùng với giới tính của bé.

Mẹ có thể xem chi tiết: Thai nhi đã phát triển ra sao ở tháng thứ 4 thai kỳ?

Tuần 16 và 17 (biết đạp mẹ)

Ở tuần này bé dù mắt bé chưa mở ra nhưng đã cảm nhận được ánh sáng. Lúc này con hay cử động chân, mẹ có thể phát hiện qua những cú đạp của bé. Mẹ cần bổ sung canxi trong giai đoạn này vì xương bé đang phát triển nhanh chóng.

Những thay đổi từ tuần 18 đến tuần 20 (nghe được âm thanh)

Kích thước lúc này gần 20cm và nặng được khoảng 300g. Các giác quan đã dần được hoàn thiện và bé có thể nghe được bố mẹ trò chuyện. Mẹ bầu nên đọc sách hoặc cho con nghe nhạc lúc này để con được phát triển toàn diện hơn.

Xem chi tiết tại: Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 5 thai kỳ

Tuần 21 phát triển gì? (hệ tiêu hóa hoạt động)

Lông tơ đã mọc kín khắp cơ thể. Hệ tiêu hóa đi vào hoạt động, bằng chứng là bé hay nuốt nước bọt và hình thành phân su màu đen mà sẽ được thải ra khi ra đời sau này.

Từ tuần 22 đến tuần 24 (thai nhi hoàn chỉnh)

Khoảng giai đoạn này, bé đã là một thai nhi hoàn chỉnh. Đã lớn được 28cm và nặng gần 500g. Các đường nét trên khuôn mặt rõ ràng hơn, thường xuyên đạp mẹ và xoay người. Mẹ bầu lúc này sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn những cú vui đùa của con. Đừng quên đọc sách và luôn trò chuyện với con nhé! Lúc này bé cảm nhận rất rõ âm thanh đấy!

Tam cá nguyệt thứ ba

Sự phát triển tuần 25 đến tuần 27 (đã biết mở mắt)

Bé phát triển nhanh chóng vào những tuần này, cân nặng tăng liên tục. Mắt đã biết mở ra và nhìn thấy ánh sáng. Thở đều hơn, tóc cũng bắt đầu mọc. Mẹ cần uống nhiều nước vào lúc này để tăng lượng nước ối hỗ trợ quá trình hô hấp của bé.

Con yêu đã lớn từ tuần 28 đến 30 (cân nặng tăng nhanh)

Bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, “bé yêu” đang tăng cân nhanh chóng các mẹ ạ! Các cơ quan dần hoàn thiện, hay chớp và mở mắt để cảm nhận ánh sáng. Lúc này, bé nấc cụt nhiều hơn và trông rất bụ bẫm đáng yêu.

Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng vừa đủ để con hấp thụ. Những mẹ bầu nào tăng cân quá nhiều cần tiết chế lại chế độ dinh dưỡng của mình. Tránh trường hợp bé tăng cân quá mức sau này sẽ khó sinh. Ngoài ra, nếu thai quá to sẽ rất dễ mắc các bệnh lý khác.

Giai đoạn từ tuần 31 đến tuần 33 (biết xoay đầu xuống)

Kích thước lúc này đã lớn bằng quả quả dừa, phổi đã hình thành hoàn chỉnh và nếu như mẹ có sinh non lúc này bé vẫn tự hô hấp được. Đã dần xoay đầu xuống để chuẩn bị ra đời.

Kết quả từ tuần 34 đến tuần 36 (cơ thể hoàn chỉnh)

Các cơ quan của thai nhi đã được hình thành hoàn chỉnh, trọng lượng bé lúc này khoảng 2,4kg và cảm thấy chật chội trong tử cung của mẹ. Hệ tiêu hóa có thể bài tiết những chất cặn bã, não và hộp sọ vẫn còn mềm. Tuy nhiên lúc sinh, bé sẽ dễ dàng chui ra từ đường âm đạo của mẹ.

Giai đoạn này mẹ bầu cũng cần lưu ý, nếu có hiện tượng xuất huyết cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra. Có thể đó là dấu hiệu sắp sinh con.

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 9 – Con sắp chào đời

Những tuần cuối cùng tuần 37 đến tuần 40 (chuẩn bị chào đời)

Ở những tuần cuối cùng này âm đạo mẹ tiết dịch nhiều hơn. Có thể sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào, mẹ cần chuẩn bị tâm lý và đầy đủ đồ đạc đi sinh. Đầu bé đã hoàn toàn quay xuống và chuẩn bị cùng mẹ “vượt cạn”.

Nếu quá tuần 40 mà mẹ vẫn chưa sinh, cũng đừng nên lo lắng. Nếu không có dấu hiệu gì bất thường, bé sẽ sớm ra đời với mẹ thôi! Nhưng nếu mẹ bầu vẫn còn lo có thể nhờ đến lời khuyên của bác sĩ.

Lưu ý: Hầu hết hơn 70% các mẹ bầu sẽ không hoàn toàn chuyển dạ đúng ngày dự sinh của mình, thường sinh sớm hoặc muộn hơn. Vì thế, các mẹ cần chuẩn bị tâm lý và ăn uống đầy đủ để “con yêu” chào đời khỏe mạnh.

Quá trình phát triển của thai nhi qua các giai đoạn mang thai đã được thể hiện khá đầy đủ qua bài viết hôm nay. Hi vọng các mẹ sẽ biết được “bé cưng” của mình đã phát triển những gì qua từng tuần thai. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe và hạ sinh được một “thiên thần” đáng yêu.

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết

  • Tai nghe cho bà bầu, lợi ích khi nghe nhạc trong thai kì
  • Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu
  • Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 chính xác nhất mẹ cần nằm lòng
  • Lịch khám thai ưu việt nhất cho mẹ bầu trong suốt thai kì
  • Mang thai tháng thứ 6: Theo dõi sự phát triển của con yêu
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories