Sinh thường: Phương pháp sinh nở lý tưởng nhất cho bà bầu

Sinh thường là lựa chọn sinh nở lý tưởng nhất cho mẹ. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều vấn đề có thể gặp khi…

Sau những ngày tháng mang thai vất vả, giây phút chào đón con yêu luôn là khoảnh khắc thiêng liêng nhất cuộc đời người mẹ. Với những mẹ lựa chọn phương pháp sinh thường lại cần đến sự chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết. Vậy mẹ cần lưu ý chuẩn bị những gì khi phát hiện những dấu hiệu sắp sinh? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của iPREG.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

 


ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Sinh thường bao lâu thì được quan hệ? Chuyên gia tư vấn

Sinh thường và những điều mẹ cần biết

 

Sinh thường được báo hiệu bởi các cơn gò chuyển dạ. Đây là các cơn co thắt vùng bụng dưới, lưng dưới khi tử cung thắt chặt lại. Các cơn co gây đau nhức, khiến sản phụ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn. Đối với các mẹ sinh con so (con đầu lòng), thời gian chuyển dạ kéo dài từ 6 – 24 tiếng, thời gian này rút ngắn xuống còn 8-16 tiếng khi bạn sinh lần hai.

Xem thêm: Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ

Quá trình chuyển dạ thường bao gồm trong 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Giai đoạn xóa mở tử cung

Đây là khi mẹ xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ theo từng cơn, thường thì trong thời gian này, cổ tử cung sẽ mở khoang 3cm. Lúc này, điều mẹ nên làm là nhanh chóng nhập viện để làm thủ tục đi sinh và theo dõi sức khỏe, phản ứng của mẹ.

Dần dần, mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau bụng xuất hiện càng lúc càng nhiều với cường độ dày hơn. Đây là lúc cổ tử cung bắt đầu mở trong khoảng 4-9cm, bắt đầu vào giai đoạn mở trọn.

Giai đoạn 2: Cơn đau bụng đến từng hồi, cổ tử cung đã mở được 10 cm

Đây là giai đoạn sổ thai. Lúc này, bác sĩ sẽ gắn thiết bị để theo dõi nhịp tim thai nhi và cơn gò tử cung của mẹ. Tùy thuộc vào từng cơn gò, các bác sĩ sẽ có biện pháp điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất khi sinh cho mẹ và bé.

Hiện nay, phương pháp đẻ thường truyền thống vẫn được rất nhiều bà mẹ chọn lựa. Khi khám sức khỏe sinh sản cho mẹ bầu, nếu tình trạng sức khỏe mẹ ổn định, bác sĩ luôn khuyên mẹ nên sử dụng phương pháp đẻ thường. Đây là cách sinh nở an toàn, mang lại nhiều lợi ích nhất cho quá trình phục hồi cũng như sức khỏe mẹ và bé.

Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 tuyệt chiêu giúp cổ tử cung nhanh mở

Mẹ cần chuẩn bị những gì khi sinh thường?

 

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trước khi sinh thường luôn là tiêu chí hàng đầu cho mẹ. Chỉ khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, mẹ mới có sức để chào đón bé yêu ra đời. Mẹ nên xây dựng thực đơn phù hợp, ưu tiên các thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Mẹ cũng cần quan sát biểu hiện của cơ thể trước khi sử dụng bất kỳ món ăn lạ nào nhé.

Sau sinh thường, mẹ nên sử dụng những món ăn kích thích sự phục hồi của cơ thể và gò tử cung. Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất để có sức khỏe ổn định và nguồn sữa tốt nhất cho trẻ.

Xem thêm: Thực đơn cho mẹ sinh thường: Mẹ nhanh về sữa, bé khỏe mạnh

Vận động trước khi sinh

Khi lựa chọn phương pháp sinh thường, mẹ nên kết hợp tập các bài tập nhẹ nhàng để thư giãn bản thân, cải thiện sức khỏe. Mẹ hãy chọn các bài tập các bài tập cho vùng xương chậu để hỗ trợ quá trình sinh sản dễ dàng hơn.

Duy trì các bài tập nhẹ nhàng giúp giữ cho cân nặng của mẹ luôn ổn định, không bị béo phì. Thường các mẹ bầu thừa cân dễ gặp nhiều biến chứng hơn khi sinh nên phải lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Mẹ có thể lựa chọn tập yoga, đi bộ hay bất kỳ bài tập nào khác. Những bài tập tuyệt vời để hỗ trợ trong quá trình vượt cạn nên tập trung vào giảm bớt áp lực ở vùng lưng, ngực, vai và hông.

Xem thêm: Infographic: 10 tư thế vận động giúp mẹ dễ sinh

 

Giữ tâm lý thoải mái trước khi sinh thường

Căng thẳng, lo lắng luôn khiến quá trình vượt cạn trở nên khó khăn hơn. Các cơn đau kéo dài, thể trạng mệt mỏi, thiếu ngủ làm mẹ dễ cáu gắt. Thời gian này, mẹ nên tâm sự với những người xung quanh, nói ra những khó khăn của bản thân để giữ được bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình thật tốt.

Chia sẻ lo lắng với bác sĩ, những người mẹ có kinh nghiệm sinh thường đi trước. Hoặc đơn giản là ngồi thiền và nghe một vài bản nhạc cũng là cách giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, giảm bớt âu lo trước kỳ vượt cạn.

Mẹ cũng không nên nghe những lời truyền miệng tiêu cực về sinh đẻ. Các lời nói đồn đoán tạo nên nỗi sợ vô hình. Hãy luôn nhớ rằng làm mẹ là thiên chức đặc biệt, và bạn là người phụ nữ tuyệt vời khi vượt quá quá trình mang thai vất vả để đưa một sinh linh đến với thế giới này.

Xem thêm: Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh: Giúp mẹ vượt cạn thành công

Tập hít thở, rặn sinh đúng cách

Những cơn đau đẻ kéo dài luôn là nỗi ám ảnh của sản phụ. Tìm hiểu và tập luyện các rặn, hít thở đúng cách khi sinh con cũng là một trong những cách giảm đau hiệu quả cho mẹ đẻ.

Mẹ có thể tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ và y tá hộ sinh. Hít thở và rặn sinh rất quan trọng với quá trình vượt cạn, nếu thực hiện đúng cách, bé sẽ được cung cấp đủ oxi, thời gian sinh nở rút ngắn, tránh được những hệ lụy xấu cho mẹ và bé.

Chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng khi sinh cho mẹ và bé

Lựa chọn liệu pháp sinh mổ đồng nghĩa với việc bạn không thể chủ động hoàn toàn thời gian như sinh mổ. Hãy chuẩn bị những vật dụng cá nhân của mẹ và bé, các giấy tờ nhập viện… cùng những đồ dùng khác từ trước để luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.

Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh: Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ bầu

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Tắm nước ấm, gội đầu hay ngâm mình trong bồn tắm cũng là cách làm giảm sự đau đớn, khó chịu khi chuyển dạ. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cạo lông vùng kín là những điều bạn nên làm, cơ thể sẽ thoải mái hơn, tâm lý của mẹ sẽ được xoa dịu trước khi vào phòng mổ.

Lưu ý khi sinh thường

 

Hãy cố gắng nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe bản thân nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bản thân phải thật khỏe mạnh, bạn mới có đủ sức lực hoàn thiện quá trình vượt cạn. Chăm sóc cơ thể, chăm sóc sức khỏe để có nguồn năng lượng dồi dào nhất nhé.

Lựa chọn dịch vụ sinh con tại các bệnh viện uy tín. Tìm hiểu trước về các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và cơ sở vật chất của nơi mình lựa chọn để đảm bảo điều kiện phục hồi cơ thể tốt nhất cho mẹ và chăm sóc bé sau sinh.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau sinh thường. Khi bớt đau, mẹ nên đứng dậy đi lại, kích thích các cơ quan hoạt động để hỗ trợ phục hồi cơ thể sau này.

Lên kế hoạch chuẩn bị tài chính, tinh thần và sắp xếp gia đình công việc hợp lý. Trước những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên sắp xếp công việc ổn thỏa nhờ đến sự chăm sóc của gia đình để quá trình sinh và sau sinh thêm thuận lợi, đừng làm việc lại quá sớm, hãy dành thời gian để cơ thể giảm bớt áp lực.

Nếu đã lựa chọn hình thức sinh thường nhưng trong lúc sinh, tình trạng thai nhi không tốt, hãy luôn giữ bình tĩnh, sẵn sàng và tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ.

Luôn chú tâm đến chế độ ăn uống

Thực phẩm sau sinh mổ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của mẹ và chất lượng sữa cho bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh thường, tránh hoàn toàn những thực phẩm có hại cho cơ thể và dinh dưỡng sữa mẹ.

Mẹ có thể tham khảo: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Sinh thường là biện pháp sinh nở truyền thống được rất nhiều người mẹ lựa chọn. Mong rằng qua những chia sẻ trên, mẹ có thể tự tin, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi sinh thường. Chúc mẹ vượt cạn thuận lợi, mẹ tròn con vuông.

Mẹ có thể tham khảo

  • Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
  • Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày cực chính xác mẹ cần lưu ý
  • Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
  • Kiêng cữ sau sinh, những vấn đề mẹ cần đặc biệt lưu tâm
  • Sinh non: Những nguy hiểm, dấu hiệu và biện pháp phòng tránh
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories