Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường

Phù chân khi mang thai là bệnh lý thường gặp. Nguyên nhân do đâu? Cách giảm phù chân khi mang thai như thế nào?…

Phù chân khi mang thai là một bệnh lý thai kỳ khá phổ biến. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng này vô hại hoặc có thể là cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách giảm phù chân khi mang thai như thế nào? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Bà bầu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng hiệu quả

Hiện tượng phù chân khi mang thai là gì?

Phù nề khi mang thai là hiện tượng cơ thể mẹ tích quá nhiều nước ở một vị trí nhất định. Thông thường, bộ phận bị phù thường là bàn chân, mắt cá. Nhiều trường hợp ghi nhận mẹ bị phù nề bắp chân, bắp đùi thậm chí là vùng bẹn.

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở những phụ nữ mang thai. Đặc biệt vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng này khiến chân và mắt thai phụ sưng to. Gây khó khăn trong việc di chuyển cũng như bất tiện lúc sinh hoạt thường ngày.

Phù chân khi mang thai diễn ra ở nhiều thời điểm. Đặc biệt, khi nhiệt độ tăng cao là lúc chân mẹ bầu phù to hơn bao giờ hết. Đây là nguyên nhân khiến 25% trọng lượng cơ thể tăng lên [*].

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù nề ở thai phụ. Thường tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thai nghén hoặc do cơ địa của từng người. Theo đa số, phù chân khi mang thai sẽ gây ra bởi những nguyên nhân sau:

Thai phụ thiếu chất trong quá trình mang thai

Trong lúc “bầu bí”, việc không bổ sung đủ kali cũng khiến mẹ bầu mắc triệu chứng này. Bởi khi có mang, cơ thể cần sản xuất thêm 50% lượng máu để duy trì sự sống cho cả mẹ và bé. Do vậy lượng máu tăng, bắt buộc chất điện giải cũng phải tăng để duy trì mức ổn định.

Xem thêm: Sắt cho bà bầu: Liều lượng bổ sung hiệu quả từ chuyên gia

Quá trình lưu thông máu bị hạn chế

Vào những tháng cuối thai kỳ, lúc này em bé đã lớn gây chèn ép các mạch máu trong bụng mẹ. Việc chèn ép các tĩnh mạch, cản trở quá trình lưu thông máu về tim. Từ đó quá trình trao đổi chất kém, những độc tố tích tụ ở chân gây ra hiện tượng phù nề.

Trọng lượng cơ thể tăng

Những thai phụ có cân nặng tăng đột ngột và quá mức trong quá trình mang thai rất dễ bị phù chân. Do áp lực về cân nặng đè lên đôi chân, khiến chân mẹ bầu trở nên sưng phù. Cân nặng luôn là vấn đề nhức nhối ở mọi thai phụ.

Sau khi hết nghén, niềm vui ăn uống luôn thôi thúc mẹ sử dụng rất nhiều các loại thực phẩm. Điều này là nguyên căn chính khiến mẹ tăng cân nhanh chóng. Tăng cân nhanh không những khiến bệnh phù nề thêm nghiêm trọng mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

Do tiền sử bệnh lý

Những thai phụ có tiền sử về bệnh lý như các bệnh về thần kinh hay tai biến mạch máu não là những người có nguy cơ phù nề cao nhất. Hiện tượng này làm máu ứ đọng trong tĩnh mạch ở chân, gây nên hiện tượng phù nề. Những thai phụ bị sưng phù do tiền sử bệnh lí cần thăm khám ý kiến bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Xem thêm: 10 loại bệnh cần được chữa trị kịp thời trước khi mang thai

Dấu hiệu mẹ bị phù chân khi mang thai

Cũng như đái tháo đường, phù chân khi mang thai không có biểu hiện rõ ràng. Điều này càng khiến tỉ lệ mắc bệnh ở mẹ bầu tăng cao. Dưới đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh sau tháng thứ 4. Trong tháng thứ 5, giới hạn gia tăng cân nặng thai phụ ở mức khuyến cáo là khoảng 1-2kg. Nếu trọng lượng cơ thể mẹ tăng vượt mức này, đây là dấu hiệu có thể mẹ sẽ bị phù nề trong những tháng tiếp theo.
  • Chân tay thường xuyên bị tê bì. Trước khi xuất hiện chứng phù chân, các chi của mẹ sẽ có cảm giác tê mỏi liên tục. Tuy nhiên, triệu chứng này lại thường bị chị em lảng tránh bởi bản chất không quá nguy hiểm.
  • Đi tiểu nhiều lần, thậm chí tiểu són. Nguyên nhân chính của phù nề là tình trạng cơ thể tích nước quá mức ở một vị trí nhất định. Lượng nước nhiều khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên.
  • Thường xuyên có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Quá trình lưu thông máu bị hạn chế do sự chèn ép của thai nhi lên tĩnh mạch gây ra hiện tượng đau đầu, hoa mặt chóng mặt. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm các chất độc tích tụ gây phù nề.

Khi gặp những triệu chứng sau, mẹ cần khám ngay

  • Đã có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nhưng dấu hiệu phù chân không thuyên giảm. Chẳng những thế mặt, mắt cũng sưng to.
  • Đau lưng dữ dội, mắt mờ không nhìn rõ.
  • Tăng huyết áp, chóng mặt, đau đầu, bụng cũng đau. Nên gặp bác sĩ ngay!

Xem thêm: Huyết áp tăng, giảm khi mang thai ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu?

Cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

Mẹ bầu có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai của mình.

Vận động khoa học

  • Không nên đứng quá lâu: Việc đứng một chỗ quá lâu khiến trọng lượng cơ thể mẹ bầu gây áp lực ở chân, khiến tình trạng phù chân càng nghiêm trọng hơn. Ngồi lâu cũng không được khuyến khích, khoảng 30 phút mẹ bầu cần di chuyển hoặc khua nhẹ tay chân để máu được lưu thông.
  • Đi bộ, massage nhẹ nhàng: Khoảng thời gian thường gặp nhất của bệnh phù chân là giai đoạn cuối thai kỳ. Vì thế những cuộc đi bộ không những giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, xương chậu nở đều để bổ trợ cho quá trình “vượt cạn” sau này, mà còn giúp mẹ bầu hạn chế tích nước, đau lưng, mỏi gối làm giảm sưng phù ở chân. Đồng thời những bài tập matxa là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, giảm đi triệu chứng sưng phù do phù chân gây ra.

Xem thêm: Massage bầu: Cách bài tập hiệu quả từ chuyên gia

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

  • Giảm lượng natri tiêu thụ: Trong quá trình thai nghén, các mẹ bầu hạn chế ăn mặn, không các thực phẩm nhiều muối để giảm tối thiếu quá trình tích nước gây sưng phù ở mẹ bầu.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể, thông qua đó nên bổ sung những loại thực phẩm nhiều kali như chuối, cam, sữa chua, các loại đậu,… Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm chất sắt để góp phần tăng thêm chất điện giải, giải phóng quá trình tích nước trong cơ thể mẹ bầu.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước khoảng 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu thanh lọc cơ thể. Hỗ trợ thận lọc máu dễ dàng loại bỏ những độc tố gây hại, làm tăng tình trạng phù chân.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm chứa caffein: Những loại thực phẩm chứa chất này góp phần vào quá trình tích nước của cơ thể. Gây ra hiện tượng phù chân ở mẹ bầu.

Xem thêm: Dinh dưỡng tháng thứ 5: Ăn gì để kiểm soát cân nặng hiệu quả?

Sinh hoạt lành mạnh

  • Không mặc quần áo hay giày dép quá chật: Thường xuyên sử dụng những bộ quần áo, giày dép quá chật hay mang giày cao gót trong quá trình mang thai sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu. Gây khó chịu, bức bối, rủi ro trong quá trình di chuyển. Cần lựa chọn những loại trang phục và giày dép chuyên dụng dành cho bà bầu.
  • Không nhịn tiểu: Thận lọc nước tiểu để bài tiết những chất độc hại ra ngoài, mẹ bầu nhịn tiểu khiến chất độc không được bài tiết sẽ lưu trữ ở chân và gây ra tình trạng sưng phù.
  • Không ngồi chéo chân: Tuyệt đối cấm kỵ tư thế này. Mẹ bầu ngồi bắt chéo chân sẽ ngăn cản máu lưu thông đến chân, gây ra hiện tượng tê chân và tình trạng sưng phù càng biến chuyển nặng hơn.
  • Tư thế nằm: Áp dụng tư thế nằm nghiêng khi ngủ sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp thai phụ giảm bớt áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. Nên bổ sung thêm một gối mềm dưới chân để cơ thể thoải mái hơn.

Xem thêm: Bà bầu ngủ ngáy: Đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Các loại thực phẩm giảm phù chân khi mang thai tốt nhất

  • Ớt chuông, bông cải xanh: Là những chất chống oxy hóa, chống lại những gốc tự do có hại. Mẹ bầu cần thêm những loại thực phẩm này vào thực đơn. Ngoài khả năng chống oxy hóa mà nó còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng sưng phù, hạn chế những dị tật có khả năng xảy ra ở thai nhi.
  • Trái cây chứa nhiều vitamin: Dâu tây, cam, cà chua, táo nho chứa một lượng vitamin dồi dào có vai trò trong việc loại bỏ các độc tố có hại. Hỗ trợ vào việc chuyển hóa dinh dưỡng có lợi, chống nguy cơ tiền sản giật và làm giảm sưng phù do phù chân gây ra.
  • Khoai lang, bí đỏ, chuối, các loại đậu: Những chất kể trên chứa một lượng kali ổn định giúp cân bằng điện giải để làm giảm triệu chứng phù chân. Ngoài ra còn phòng ngừa suy nhược cơ thể, mệt mỏi, táo bón. Kali là một khoáng chất khá quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Do đó, các mẹ cần bổ sung khoảng 4800 mg/ngày [*], đáp ứng đủ lượng kali cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh sản.

Lưu ý

Phù chân cũng là dấu hiệu sắp sinh thường gặp. Vì thế, cần theo dõi đặc biệt những dấu hiệu bất thường mà phù chân gây ra. Nếu không biến chứng nguy hiểm nhất khi mang thai là tiền sản giật rất có thể xảy ra khiến mẹ và bé có nguy cơ tử vong.

Thông qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã bổ sung thêm một kiến thức mới về sức khỏe sinh sản hữu ích. Qua đó, mẹ sẽ có giải pháp hạn chế quá trình phù chân của mình. Nhớ lựa chọn chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để hai mẹ con luôn khỏe mạnh nhé!

Mẹ có thể tham khảo

  • Chăm sóc vận động toàn diện cho bà bầu tháng thứ 6
  • Vận động tháng thứ 5: Cách massage giúp mẹ thoát khỏi mệt mỏi
  • Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì? Cách phòng tránh ra sao?
  • Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
  • Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories